Tại sao nên chọn trường THPT Hoàng Long – Hà Nội Tokyo?
Trường THPT Hoàng Long là trường chuyên ngoại ngữ Anh – Nhật – Hàn – Trung, giáo dục đạo đức theo phong cách Nhật Bản, học tập kết hợp trải nghiệm sáng tạo và định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10.
5 điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt
1. Chương trình đào tạo toàn diện:
Với triết lý giáo dục toàn diện hướng đến đào tạo học sinh trở thành những công dân toàn cầu, trường THPT Hoàng Long – Hà Nội Tokyo không chỉ tập trung đào tạo các môn ngoại ngữ chuyên, mà còn chú trọng giảng dạy các môn văn hóa bậc THPT đảm bảo chất lượng cho kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt kết quả cao.
Bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế, nhà trường đã phối hợp cùng các tổ chức giáo dục quốc tế như IIG để đào tạo chứng chỉ tin học quốc tế MOS cho học sinh. Ngoài ra, học sinh còn được tham gia chương trình trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng sống, câu lạc bộ khoa học STEM, CLB hùng biện, tranh biện, thể thao, nghệ thuật, giáo dục hướng nghiệp và trải nghiệm thực tế tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Song song việc đào tạo cho học sinh theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT, nhà trường còn tăng cường các môn ngoại ngữ Nhật – Anh- Hàn- Trung với 3 hệ đào tạo chính. Hệ Cơ bản Anh: Học sinh học theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hệ Song ngữ Anh – Nhật/Hàn/Trung: ngoại ngữ chính là Tiếng Anh, ngoại ngữ 2 ( Nhật /Hàn/Trung học 3 tiết/tuần). Hệ Song ngữ CLC Anh – Nhật/Hàn/Trung: ngoại ngữ chính là Tiếng Anh, ngoại ngữ 2: Nhật/ Hàn/Trung.
Lớp song ngữ CLC Nhật- Anh: ngoại ngữ chính là Tiếng Nhật, ngoại ngữ 2: Tiếng Anh. Học sinh được học ngoại ngữ chính 12 tiết/tuần trong đó 3-5 tiết học cùng giáo viên bản xứ, ngoại ngữ 2 học 3 tiết/tuần. Học sinh có thể đạt được chứng chỉ quốc tế tiếng Anh IELTS 5.5-6.5, chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N4-N3, chứng chỉ tiếng Trung HSK2-HSK3, chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2- TOPIK 3.
Ngoài ra, nhà trường liên kết với các tổ chức GD quốc tế xây dựng 2 chương trình tăng cường tiếng Anh.
Chương trình ĐT song bằng quốc tế Cambridge: Học sinh học chương trình Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn đầu ra Cambridge, tham dự kỳ thi quốc tế lấy chứng chỉ A-Level 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học và môn tự chọn Kinh tế.
Video đang HOT
Chương trình ĐT song bằng Việt – Mỹ: Học sinh học chương trình khung của Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình giảng dạy 6 môn: Lịch sử Mỹ 1 2, Chính phủ Mỹ, Toán kinh tế, Nghiên cứu văn hóa đa quốc gia, Tài chính cá nhân và Kinh tế học.
2.Tăng cường các tiết học ngoại ngữ
Hiện nay, các môn ngoại ngữ chuyên Nhật, Anh, Trung, Hàn được giảng dạy 9 tiết/tuần đối với khối 10, khối 11, 12 (trong đó 2 tiết học tăng cường với giáo viên bản xứ). Đối với lớp chuyên ngoại ngữ CLC Tiếng Anh và tiếng Nhật được giảng dạy 12 tiết/tuần (trong đó 3-5 tiết học tăng cường với giáo viên bản xứ) theo định hướng kỳ thi năng lực Tiếng Anh quốc tế IELTS, tiếng Nhật quốc tế JLPT, NAS-TEST…
Nắm bắt xu thế “toàn cầu hóa” trường THPT Hoàng Long – Hà Nội Tokyo tổ chức cho học sinh ngoài việc học ngoại ngữ chuyên còn được học thêm một ngoại ngữ 2 với thời lượng 3 tiết/ tuần. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ kết hợp với học viện IIG và các giảng viên thỉnh giảng của các trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Hà Nội – Khoa ngoại ngữ, Đại học Hà Nội và Đại học Ngoại thương.
3.Phân hóa học ngoại ngữ theo trình độ của học sinh
Năm học 2020- 2021, các lớp môn học chuyên Ngoại ngữ khối 10, 11, 12 được tổ chức học chuyên ngoại ngữ tăng cường vào các buổi chiều dựa trên trình độ ngoại ngữ đầu vào của học sinh, với sĩ số 25 – 30 học sinh/lớp. Với việc tổ chức dạy học các lớp môn học ngoại ngữ như vậy, học sinh được tiếp cận các chương trình học theo các nhóm trình độ phù hợp với trình độ đầu vào của mình và có thể được chuyển tới các lớp học trình độ cao hơn sau 1 năm học.
4.Học tập kết hợp trải nghiệm sáng tạo
Các em học sinh được học các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tích hợp trải nghiệm sáng tạo ứng dụng môn học và tích hợp liên môn. Điều này nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức môn học gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn, phát huy tính sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu của học sinh đối với các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trường THPT Hoàng Long – Hà Nội Tokyo định hướng và khuyến khích học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi thêm các tri thức ở ngoài sách giáo khoa thông qua các hoạt động câu lạc bộ được tổ chức quy mô và đều đặn.
Năm 2020-2021, nhà trường thực hiện đổi mới hình thức hoạt động theo câu lạc bộ như CLB tiếng Nhật, CLB tiếng Anh, CLB tiếng Trung, CLB phóng viên truyền hình, báo chí, CLB nghệ thuật, CLB Thể thao, CLB STEM…
5.Tham gia các chương trình thăm quan, học tập, trao đổi học sinh tại nước ngoài
Hàng năm trường THPT Hoàng Long triển khai các hoạt động giao lưu với đối tác từ khắp nơi trên thế giới, tiêu biểu là trường ĐH Việt Nhật – ĐHQG, tại Nhật Bản (trường Học viện IGL, trường Đại học Osaka, Kobe, THPT Sanyo), trường ĐH Đài Loan…
Cùng con chọn ngành nghề: Hãy tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương!
'Cha mẹ cần giúp con định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề bằng cách tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương, thay vì ra lệnh, áp đặt sẽ gây căng thẳng, không cần thiết cho con em mình...'.
Phụ huynh dõi theo con tham gia kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 - LÊ THANH
Thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), chia sẻ như thế với các bậc phụ huynh có con đang trong giai giai đoạn lựa chọn ngành nghề.
Mỗi người sẽ phù hợp với ngành nghề khác nhau
Theo thạc sĩ Trần Minh Hải, mỗi ngành nghề sẽ phù hợp với những kiểu người khác nhau. Chính vì lẽ đó, thay vì ép buộc con cái học theo ngành nghề mà cha mẹ muốn thì phụ huynh nên nói chuyện gợi mở, phân tích cho con trẻ hiểu làm nghề này thì cần phải có tố chất gì, làm nghề kia thì phải có sở trường ra sao.
"Ví dụ như con bạn khéo léo chân tay và thích làm việc theo kiểu con người giao tiếp với công cụ sẽ phù hợp với nghề sửa chữa, vận hành máy móc, bảo hành bảo trì, cơ khí, lái tàu, lái xe, điện lạnh. Nếu con bạn thích giao tiếp, tiếp xúc với mọi người sẽ phù hợp với những ngành nghề như: kinh doanh, tiếp viên, thông dịch, giáo viên, nghệ sĩ, phóng viên... Còn những em có trí tưởng tượng tốt, thích làm điều mới thì phù hợp với những ngành nghề như: thiết kế mỹ thuật, nội thất, tạo mẫu...", thạc sĩ Hải chia sẻ.
Phụ huynh đồng hành cùng con trong một kỳ thi do ĐH Quốc gia ở TP.HCM tổ chức - LÊ THANH
Cũng theo thạc sĩ Trần Minh Hải, nếu có thời gian và điều kiện, cha mẹ nên cho con được trải nghiệm ngành nghề thật ngoài đời thay vì chỉ nghe nói. "Nếu con bạn đã xác định được ngành nghề yêu thích thì cha mẹ nên tạo điều kiện để con được tiếp cận trải nghiệm với người thật việc thật sẽ tốt hơn là chỉ nghe nói hoặc đọc được ở đâu đó. Thông thường giữa nghĩ mình làm được, nghĩ mình yêu thích nghề nào đó và thực tế làm được việc hay không phải qua trải nghiệm công việc thực tế mới biết được", thạc sĩ Trần Minh Hải khuyên.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cha mẹ trong vấn đề chọn ngành nghề của con cái, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam), cho rằng: "Cha mẹ cần giữ vai trò đồng hành trong quá trình học tập của con, hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác, từ đó giúp con mình có định hướng tốt hơn về ngành nghề chứ không thể thay con quyết định. Đặc biệt, cha mẹ nên định hướng và khơi dậy những sở thích, tiềm năng để con có thể phát triển năng khiếu của mình".
Hỗ trợ con khám phá, phát triển bản thân
Anh Lê Văn Sâm, ngụ tại số 89 Lạc Long Quân, ấp Kim Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là phụ huynh có 2 con đang học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ: "Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ con trong việc xây dựng thái độ sống tích cực để khám phá, phát triển bản thân chứ không nên áp đặt thay con trong việc chọn ngành nghề".
Theo anh Sâm, hầu hết cha mẹ đều mong muốn con cái sẽ học hành thật tốt để sau này có nghề nghiệp ổn định, tương lai tươi sáng. "Tuy nhiên, những điều mong muốn của cha mẹ chưa chắc đã trùng hợp với sở thích, ước mơ và đam mê của con. Bởi vì tư duy, góc nhìn của cha mẹ nhiều khi mang tính áp đặt, chủ quan", anh Sâm nói.
Rồi anh Sâm dẫn chứng: "Những năm trước khi 2 con tôi chưa vào ĐH, tôi mong muốn con trai sẽ vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và con gái vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để sau này trở thành cô giáo. Tuy nhiên khi quyết định chọn nguyện vọng thì 2 con có mong muốn hoàn toàn khác với tôi. Mới đầu tôi cũng không vui nhưng cuối cùng phải tôn trọng quyết định của con, vì suy cho cùng mình không học thay con. Và nghề nghiệp, tương lai của con phải do con lựa chọn và quyết định".
Tăng tốc để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt kết quả cao Để giúp học sinh ổn định tâm lý, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 , các nhà trường đang triển khai nhiều giải pháp dạy học phù hợp nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Đồng thời đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp giúp các em lựa chọn nghề phù hợp năng lực, sở trường cũng như...