Tại sao nam giới nên ăn tỏi thường xuyên?
Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong căn bếp, tuy có mùi hơi nồng nhưng lại tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách.
Loại củ này được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt với nam giới. Những nam giới thích ăn tỏi sẽ nhận được những lợi ích dưới đây.
Ăn tỏi thường xuyên có lợi cho sức khỏe của bạn. (Nguồn: Sohu)
Tăng sức hấp dẫn, bổ thận tráng dương
Trang Sohu đưa tin, ăn tỏi giúp bổ thận tráng dương. Tỏi giúp thúc đẩy quá trình bài tiết nội tiết tố nam ở nam giới, thúc đẩy sản xuất, tăng hoạt động và số lượng tinh trùng.
Ngoài ra tỏi còn giúp kéo dài thời gian cương cứng, phòng ngừa hiệu quả chứng liệt dương.
Một công trình nghiên cứu chung được thực hiện bởi Đại học Stirling ở Scotland (University of Stirling) và Đại học Charles ở Cộng hòa Séc (Charles University), đã tìm kiếm 42 người đàn ông, lần lượt chia họ thành nhóm ăn tỏi với liều lượng khác nhau và nhóm không ăn tỏi.
Nhóm nghiên cứu thu thập dịch tiết mồ hôi dưới nách của những người tham gia nghiên cứu trong 12 giờ, và đưa cho 82 người phụ nữ ngửi.
Kết quả, đàn ông ăn tỏi có mùi cơ thể được ưa chuộng hơn những người không ăn tỏi. Đàn ông càng ăn nhiều tỏi thì dịch tiết dưới nách càng nam tính và phụ nữ càng thích.
Video đang HOT
Tỏi có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi vi khuẩn hoặc virus. Trong tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, allicin, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, lưu huỳnh, kẽm, phốt pho, kali, selen, vitamin B và C nên tỏi còn được mệnh danh là vua phòng chống ung thư.
Ổn định huyết áp
Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy thử thêm một ít tỏi vào chế độ ăn uống của mình. Tỏi làm giãn mạch máu và giảm huyết áp. Tỏi có thể làm giảm 10-15% hàm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ gấp 2 lần.
Mặc dù tỏi có thể ổn định huyết áp, nhưng thể chất của mỗi người khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn tỏi để hỗ trợ ổn định huyết áp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Cải thiện vấn đề liên quan tới da, tóc
Tỏi tác dụng giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc. Ăn tỏi mỗi ngày có thể sản sinh collagen và elastin tự nhiên, giúp da đàn hồi hơn. Các chất dinh dưỡng trong tỏi giúp chống lại quá trình lão hóa, tia nắng mặt trời sẽ không làm da bạn bị khô được.
Cải thiện trí nhớ
Nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng não cá vàng, hãy thử ăn nhiều tỏi hơn. Tỏi có thể ngăn ngừa lão hóa não. Người già ăn tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ ở người trẻ tuổi.
Giảm căng thẳng, tăng hiệu quả làm việc
Bạn có thể bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của mình để giảm mệt mỏi, tăng năng suất làm việc của cơ thể. Tỏi có thể giúp cho tim, cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn.
5 bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau
Trong Đông y sâm cau được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, thường dùng chữa liệt dương, ho, đi ngoài lỏng, đau bụng...
1. Đặc điểm của sâm cau
Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao. Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Tỏi Hypoxidaceae.
Sâm cau là một loại cỏ cao 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau.
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Ngoài ra, còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines...
Bộ phận dùng rễ rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.
Cây sâm cau.
2. Công dụng và liều dùng của sâm cau
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ.
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa...
Ngoài ra, người ta còn dùng sâm cau chữa ho, trĩ, vàng da, đi ngoài lỏng, đau bụng... Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.
Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Vị thuốc sâm cau ôn bổ thận khí.
3. Bài thuốc có sâm cau
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc có sâm cau như sau:
- Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 100g, thiên niên kiện 10g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong vòng 7 ngày hay hơn. Mỗi ngày uống hai lần, vào trước bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25-30ml.
- Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ, câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích, phá cố chỉ mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả làm 1 thang cho 1 lít nước vào sắc còn 300ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.
Thiên niên kiện cùng với sâm cau và các vị thuốc khác chữa phong thấp.
- Chữa hen, tiêu chảy:Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng. Dùng 20g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc 20g sâm cau hãm nước uống trong ngày.
- Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm thảo, mỗi thứ 20g, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 - 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).
- Trĩ nội chảy máu: Sâm cau 20g, đẳng sâm 8g, huyền sâm 20g, trắc bách thán sao 15g, cỏ nhọ nồi 20g, cát căn 15g, thăng ma 8g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều, sau ăn.
Lưu ý: Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng sâm cau.
Điều gì xảy ra khi thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày? Thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ngừa cảm lạnh và ho, hỗ trợ giảm cân, có lợi cho sức khỏe của tim,... Tỏi đã là một phần của nhà bếp trong nhiều thế kỷ. Loại thảo dược này có đặc tính chữa bệnh vì tính chất kháng khuẩn và sát trùng. Các đặc tính có lợi của...