Tại sao Mỹ không “phản pháo” được Nga?
Tại hội nghị Geneva hôm 17/4, Mỹ và EU gần như không thể đáp trả lại lý lẽ của Nga khi mà thực sự họ cũng đã vi phạm những nguyên tắc tương tự.
Mỹ và EU “mở nắp bình”
Có thể thấy rằng, trong suốt những năm gần đây, Mỹ và EU đã liên tục tiến hành những hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của mình, bất chấp việc không có sự cho phép từ một Nghị quyết của Hội đồng bảo an hay sự ủng hộ của Liên hiệp quốc. Việc này đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, cụ thể là điều 2(4) về việc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập của một quốc gia khác.
Năm 1999, Mỹ và đồng minh tiến hành đánh bom Serbia. Nghị quyết 1244 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc cho phép các quốc gia thành viên “sử dụng các biện pháp cần thiết” để giải quyết tình hình bất ổn tại đây. Tuy nhiên, hành động của Mỹ và đồng minh đã bị đa số các thành viên trong Đại hội đồng lên án với lý do chúng vi phạm tính “cấp thiết và cân đối” (necessity and proportionality) trong việc sử dụng vũ lực.
Năm 2001, với lý do chống khủng bố, NATO đưa quân vào Afghanistan. Năm 2003 Mỹ tiếp tục cùng các đồng minh châu Âu của mình (điển hình nhất là Anh) đã tiến hành tấn công Iraq. Hai hành động trên đều được thực hiện dựa trên sự giải thích rất mù mờ về các điều khoản được nêu trong Nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Năm 2011, thế giới lại tiếp tục chứng kiến Mỹ và đồng minh đổ quân vào Lybia với danh nghĩa bảo vệ các quyền con người cơ bản của người dân Lybia trước nhà độc tài Muammar el-Qaddafi. Tương tự, năm 2013 với lý do bảo vệ người dân Syria và trừng phạt chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ đã lên kế hoạch cho quân vào đây. Lúc này, gần như Mỹ cùng đồng minh đã lờ đi vai trò của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.
Bên cạnh đó, sự kiện Mỹ và đồng minh châu Âu thả bom Serbia, ủng hộ và công nhận Kosovo tách ra khỏi Serbia trở thành một quốc gia độc lập được xem là một minh chứng điển hình cho việc phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác.
Đối với các hành động trên, Nga từng liên tục lên tiếng phản đối rất quyết liệt và lên án Mỹ cùng đồng minh vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, tạo ra tiền lệ xấu kéo theo các vi phạm pháp luật quốc tế về sau.
Từ các trường hợp trên có thể thấy, hai trong số những nguyên tắc pháp lý bị vi phạm thường xuyên và nghiêm trọng nhất là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Hệ quả dẫn đến luật quốc tế bị tổn hại nghiêm trọng, phá vỡ những trật tự và ổn định mà hệ thống pháp luật này xây dựng nên. Trong bài phát biểu của mình, nghị sỹ Guci của Đảng cánh tả Đức đã ẩn dụ việc vi phạm này của Mỹ và EU đã mở nắp cho chiếc bình Pandora. Và chiếc bình mở ra câu chuyện Ukraina và Nga.
Video đang HOT
Những người biểu tình thân Nga tại Donetsk. Ảnh: Reuters
Trước và sau Genava
Một cuộc hội nghị 4 bên giữa Nga, Ukriane, Mỹ và EU với nỗ lực tìm giải pháp cho tình hình khủng hoảng tại nước Đông Âu này vừa diễn ra tại Geneva (17/4). Nhưng, theo nhận định chung, các nước này khó có thể tìm được tiếng nói chung, nhất là về mặt luật pháp quốc tế.
Bình thản trước những đe dọa và trừng phạt từ phía Mỹ và EU, Nga vẫn giữ nguyên lập luận bảo vệ cho hành động của mình tại Crưm bằng cách xoáy sâu vào các vi phạm pháp luật quốc tế trong thời gian gần đây của các nước này, đặc biệt là về vấn đề Kosovo.
Một sự vi phạm pháp luật quốc tế được viện dẫn như một lý lẽ để biện minh cho một sự vi phạm pháp luật quốc tế khác. Và tại hội nghị Geneva này Mỹ và các đồng minh EU gần như không thể đáp trả lại lý lẽ đó của Nga khi mà thực sự họ cũng đã vi phạm những nguyên tắc tương tự. Theo các giới qian sát, rất nhiều khả năng hội nghị Geneva sẽ thất bại trong việc tìm một giải pháp mang tính pháp lý cho khủng hoảng tại Ukraina khi mà tại đây những nguyên tắc cơ bản nhất của luật quốc tế đã không được các bên tôn trọng.
Trước hội nghị Genava là sự trỗi dậy của xu hướng sức mạnh và tiền lệ xem luật quốc tế như trò chơi bỏ ra, rút vào trong túi áo. Hệ quả của nó là một sự vi phạm pháp luật quốc tế được viện dẫn như một lý lẽ để biện minh cho một sự vi phạm pháp luật quốc tế khác. Trên cơ bản, không thể giải quyết một vấn đề mà ở đó là một chuỗi kéo dài những hành vi vi phạm pháp luật. Dù dưới bất cứ lý lẽ nào đi nữa thì vi phạm pháp luật là sai căn bản về mặt pháp lý.
Việc 4 bên Nga, Ukraina, Hoa Ky va Liên minh châu Âu cho hay đa thông nhât tại Genava vê cac bươc khăc phuc khung hoang ơ miên Đông Ukraina đang là một giải pháp tình thế để ngăn chặn cho cả hai bên “lưỡng bại câu thương”. Như vậy, để tìm ra giải pháp về mặt pháp lý cho tình hình tại Ukraina phải dựa trên một góc nhìn dài hạn, mà trên hết phải tìm trong những biện pháp pháp luật đúng đắn, được hệ thống pháp luật này thừa nhận và sự đồng thuận từ các chủ thể khác của nó.
Trong bối cảnh đó, vai trò của Liên hiệp quốc là tối quan trọng. Thứ nhất, Liên hiệp quốc có thể phát huy tác dụng của Đại hội đồng khi hoạt động của Hội đồng bảo an rơi vào bế tắc. Một nghị quyết được thông qua bởi Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuy về mặt giá trị pháp lý là yếu hơn so với một nghị quyết được ban hành bởi Hội đồng bảo an, nhưng nó sẽ phản ánh được ý kiến của đại đa số các quốc gia thành viên, và tiếng nói của số đông đôi khi có thể có một trọng lượng nhất định ảnh hưởng đến hành vi của các quốc gia đơn phương khác.
Thứ hai, vận dụng triệt để chương XIV của Hiến chương Liên hiệp quốc và nâng cao vai trò pháp lý của Tòa án công lý quốc tế, Đại hội đồng Liên hiệp quốc có thể trình sự việc lên Tòa án và xin ý kiến của Tòa về vấn đề đang gây tranh cãi này. Phán quyết của Tòa án quốc tế sẽ là một bằng chứng pháp lý hữu hiệu cho việc giải thích hành vi của các quốc gia trong sự kiện trên dưới góc độ pháp luật, và là cơ sở pháp lý để soi chiếu các hành vi tương tự có thể được lặp lại bởi các quốc gia khác trong tương lai.
Theo Trang Phạm
Vietnamnet
Đấu trí ở Ukraine, ai khôn ngoan hơn Putin?
"Tổng thống Nga có thể không cần dùng vũ lực để có được những gì ông muốn. Putin hiểu rằng, nếu ông không hành động quân sự thì mọi người đều nói câu cảm ơn".
Hãy nhìn vào thỏa thuận ngoại giao mà các bên đạt được tuần trước đưa Ukraine ra khỏi bờ vực chiến tranh và bắt đầu chứng kiến sự thỏa hiệp giữa Nga - phương Tây.
Thỏa thuận kêu gọi lực lượng thân Nga chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà chính phủ - có lẽ là "vật cản" duy nhất trên con đường khiến Ukraine hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của Moscow.
Tổng thống Nga V.Putin. Ảnh: Minh Thăng
Nhiều người coi đây là một chiến thắng ngoại giao của Tổng thống Mỹ Obama, nhưng dường như người ta nhận thẩy không hề có chút hân hoan, hay thậm chí lạc quan, trong mô tả của ông về bản thỏa thuận cuối tuần. "Tôi không nghĩ chúng ta có thể chắc chắn điều gì", ông nói với báo giới. "Có khả năng, có triển vọng rằng, ngoại giao có thể làm dịu tình hình... Nhưng tôi không nghĩ, với các diễn biến đã xảy ra, chúng ta có thể dựa vào đó".
Trong khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có mặt ở Geneva, soạn thảo thỏa thuận chung về Ukraine, thì ông Putin đang có bài phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow. Và tuyên bố của ông không hề giống như người muốn dịu giọng cho những thỏa thiệp. "Kharkiv, Lugansk, Donetsk, Odessa từng không thuộc về Ukraine. Chúng được chuyển giao vào năm 1920, chỉ có Chúa mới biết tại sao".
Trên thực tế, mọi sử gia Nga đều biết, đường biên giới được vẽ ra trong quá khứ đều nhằm đảm bảo rằng, dân số Ukraine sẽ gồm khá nhiều người Nga.
Putin khẳng định, những thông tin cho rằng lực lượng Nga nằm trong số quân nổi dậy ở các thành phố miền đông Ukraine là "ngớ ngẩn, lố bịch". Ông gọi chính phủ hiện tại ở Ukraine là bất hợp pháp và ông có bổn phận phải bảo vệ cộng đồng người Nga. Ông nhấn mạnh, quốc hội Nga đã cho phép ông được sử dụng quân đội trong trường hợp cần thiết, nhưng ông vẫn hy vọng không cần viện đến điều này.
"Ông ấy không thỏa hiệp", Fiona Hill thuộc Viện Brookings cảnh báo. "Ông ấy đang tìm kiếm những gì mà thị trường sẽ gánh chịu. Ông ấy đang cố gắng đánh giá và giải quyết những gì ông có thể về Ukraine". Điều đó có nghĩa rằng, hành động quân sự vẫn là một chọn lựa?
Về mặt ngắn hạn, Hill và một số nhà phân tích khác nói, Nga sẽ tiếp tục thúc ép Ukraine cải tổ hiến pháp, đem lại quyền tự chủ, tự trị nhiều hơn cho các khu vực thân Nga. "Ông ấy có thể không cần dùng vũ lực để có được những gì ông muốn", Hill cho biết. "Ông ấy hiểu rằng, nếu ông không hành động quân sự thì mọi người đều nói câu cảm ơn".
Trong cảm nhận này, Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry đã phạm sai lầm ít tuần trước khi chỉ trích Tổng thống Nga hành xử như một người chuyên quyền thế kỷ 19. Thực ra, Putin là một sản phẩm của KGB thế kỷ 20 - nơi sự nghiệp của ông bắt đầu. Ông biết cái giá của một cuộc can thiệp quân sự. Nó có thể giải thích vì sao Putin đã thực thi một bước lùi thận trọng tuần trước. Ông muốn phân tích rõ ràng giữa lợi ích và tổn thất.
Tại Nga, cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài hai tháng đã gây ra những ảnh hưởng kinh tế: chỉ số chứng khoán Moscow giảm 12% kể từ tháng 2 và ước tính khoảng 51 tỉ USD thoái vốn trong quý một. Bộ trưởng Tài chính Nga đã công bố thu hẹp dự kiến tăng trưởng kinh tế năm nay từ 2,5% xuống còn 0,5%.
Mỹ và Liên minh châu Âu nhất trí rằng, một hành động quân sự trực tiếp từ Nga sẽ buộc họ phản ứng với các biện pháp trừng phạt kinh tế mới. Nhà phân tích Hill nhấn mạnh: "Kịch bản người Ukraine và người Nga xung đột với nhau sẽ không khiến chính người Nga cảm thấy vui vẻ. Chiến tranh là điều tồi tệ".
Chiến thắng tốt nhất cho Putin sẽ là đem lại "miếng bánh" để ông có thể thưởng thức nó: Có một Ukraine mà Moscow có quyền phủ quyết về chính sách đối ngoại; giữ mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với miền đông mà không cần trả giá cho một cuộc can thiệp quân sự toàn diện.
Putin đang trên đường hướng tới mục tiêu ấy. Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể vẫn cản trở được ông thông qua sự ủng hộ lâu dài và kiên nhẫn với chính phủ Kiev cũng như tiến hành một nỗ lực khá tốn kém để giải cứu kinh tế Ukraine.
Nhưng đây là một cuộc đua không cân sức. Lợi ích của Putin ở Ukraine là trực tiếp và sống còn; kết quả là trung tâm chương trình nghị sự của ông ở cương vị tổng thống. Với Obama và các nhà lãnh đạo phương Tây, Ukraine quan trọng nhưng là ngoại vi. "Có một cuộc chiến về Ukraine nhưng sẽ không phải là chiến trường", Hill nói. "Nó sẽ là cuộc đấu trí và câu hỏi đặt ra là liệu có thể khôn ngoan hơn Putin?". Và khó hơn nữa, là vượt qua ông trên chính địa hạt của ông.
Theo Thái An
Vietnamnet/Latimes
Đặc nhiệm SEAL Mỹ đột kích tàu chở dầu treo cờ Triều Tiên Lầu Năm Góc ngày 17/3 cho biết một đội đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ đã lên boong và kiểm soát một tàu chở dầu treo cờ Triều Tiên, sau khi tàu này nhận dầu từ một cảng do phe nổi dậy ở Libya kiểm soát. (Ảnh minh họa) Thông báo từ Bộ quốc phòng Mỹ khẳng định không có ai bị...