Tại sao một loạt tài khoản Apple ID bị khoá?
Apple đã làm rất tốt trong việc trao cho người dùng các công cụ để giữ tài khoản và thiết bị của họ an toàn, nhưng giống như bất kỳ thiết bị có kết nối nào khác, Apple ID thường xuyên là đối tượng tấn công của những kẻ xấu, lừa đảo.
Một số người dùng (đang tăng lên) báo cáo rằng Apple ID của họ đã bị khoá và vì lý do an toàn, họ đang được đề nghị xác nhận lại nhận dạng.
Một tài khoản Apple ID bị khoá là tin xấu bởi vì nó ngăn bạn truy cập các dịch vụ iCloud và Apple, bao gồm cả App Store, Apple Music, iCloud, iMessage… Một số người dùng trên Reddit và Twitter đang phàn nàn về vấn đề này và trong một số trường hợp, họ được yêu cầu mở khoá tài khoản bằng cách trả lời các câu hỏi bảo mật và nhập một số điện thoại tin cậy phục vụ cho xác thực hai lớp.
Video đang HOT
Apple lý giải về nguyên nhân Apple ID bị khoá như sau: Nếu bạn hoặc ai đó nhập mật khẩu, các câu hỏi bảo mật hoạc các thông tin tài khoản sai quá nhiều lần, Apple ID của bạn sẽ tự động khoá để bảo vệ và bạn không thể đăng nhập vào bất kỳ dịch vụ nào của Apple. Bạn chỉ có thể mở khoá Apple ID sau khi bạn chứng minh đó đúng là tài khoản của mình.
Mặc dù không ai biết rõ chắc điều gì gây ra làn sóng khoá Apple ID này, rất có thể một nhóm hacker đang cố dùng công cụ brute-force (sử dụng cơ sở dữ liệu email, mật khẩu bị mất cắp) để tấn công các Apple ID. Nhưng cũng có thể đơn giản là một lỗi mới trong hệ thống xác thực tài khoản của Apple mới phát sinh.
Để lấy lại tài khoản Apple ID, bạn truy cập trang iforgot.apple.com và nhập mật khẩu hiện tại. Bạn cũng có thể cài đặt lại mật khẩu nếu bạn đã quên mất. Nhưng lưu ý là sau nhiều lần không mở được tài khoản, Apple ID của bạn vẫn bị khoá và bạn chỉ có thể thử lại vào hôm sau. Thêm nữa, nếu bạn sử dụng xác thực bảo mật hai lớp, bạn cần một thiết bị hoặc một số điện thoại đáng tin cậy để mở khoá Apple ID với mã được gửi đến cho bạn.
Theo VnReview
Hàng nghìn tài khoản Apple ID bị lộ vì một ứng dụng
Máy chủ của một ứng dụng bị rò rỉ dữ liệu, trong đó có tài khoản và mật khẩu Apple ID của nhiều người.
TeenSafe là ứng dụng giám sát dành cho iOS và Android, cho phép các bậc phụ huynh xem tin nhắn, vị trí, lịch sử cuộc gọi... trên thiết bị của con cái. Tuy nhiên, phần mềm được quảng cáo là "an toàn" này lại có vấn đề về bảo mật.
Dữ liệu của TeenSafe được lưu trữ không an toàn trên máy chủ Amazon.
Theo ZDNet, hai trong số các máy chủ của công ty, được lưu trữ trên dịch vụ đám mây Amazon, không được bảo vệ bởi mật khẩu. Điều này đồng nghĩa hàng nghìn tài khoản của cha mẹ và con cái sử dụng TeenSafe nguy cơ bị lộ thông tin.
Được phát hiện bởi nhà bảo mật Robert Wiggins, một máy chủ của TeenSafe có chứa 10.200 bản ghi dữ liệu. Nó bao gồm email đăng ký tài khoản TeenSafe, địa chỉ email và mật khẩu Apple ID của con cái ở dạng không mã hóa.
Các nhà nghiên cứu cho biết đã có đủ dữ liệu để đột nhập vào tài khoản vì lớp xác thực hai yếu tố bị tắt. Tuy nhiên, không tìm thấy các nội dung như ảnh, tin nhắn hay dữ liệu về vị trí của cha mẹ hay con cái trên máy chủ của TeenSafe.
TeenSafe đã đóng một trong số các máy chủ sau khi nhận được cảnh báo về lỗ hổng. Công ty cũng bắt đầu thông báo tới các khách hàng về các nguy cơ bị ảnh hưởng. Hiện ứng dụng có khoảng một triệu người dùng tại Mỹ.
Bảo Anh
Theo VNE
Những cách nhận biết bị lừa đảo trên Facebook Lừa đảo trên mạng trở thành nỗi đe dọa thực sự khi những thủ đoạn lừa đảo trở nên ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Những chiêu trò nhằm chiếm đoạt lòng tin liên tục thay đổi để theo "qua mặt" người dùng Internet. Hiện nay có nhiều hình thức lừa đảo như lừa đảo qua tin nhắn, email, trang cá...