Tại sao iPhone đáng giá 3 triệu USD nếu ra đời năm 1991?
Không chỉ giá linh kiện, giá trị mà một chiếc smartphone mang lại ở thời điểm năm 1991 cũng có thể trị giá tới hàng triệu USD.
Cách đây không lâu, Tech Policy Daily cho đăng tải một bài viết về giá trị của một chiếc iPhone nếu nó ra đời năm 1991. Theo đó, khi làm các phép tính về chi phí linh kiện để sản xuất ra một chiếc iPhone, các hãng sản xuất khi đó sẽ phải bỏ ra số tiền khoảng 3,56 triệu USD, một con số khủng khiếp.
Theo tính toán của trang này, mỗi GB bộ nhớ flash sản xuất vào năm 1991 tốn tới 45.000 USD, bộ nhớ dung lượng 32 GB sẽ tiêu tốn 1,44 triệu USD để sản xuất. Trong khi đó chip xử lý A7 (trên một chiếc iPhone 5S) của Apple có khả năng thực hiện 20,5 tỷ phép tính mỗi giây sẽ mất 620.000 USD để sản xuất vào năm 1991.
Từ đây có thể thấy, nhiều người trong chúng ta đang mang trong túi quần một khối tàn sản khổng lồ nếu nó xuất hiện cách đây khoảng 20 năm.
Tuy nhiên, đó chỉ là phép tính của máy móc, Tech Policy Daily còn chưa tính đến những giá trị không đo đếm được bằng tiền nếu một thiết bị như iPhone xuất hiện vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Một chiếc iPhone thậm chí còn giá trị hơn con số 3 triệu USD nếu ra đời vào năm 1991.
Vào năm 1991, thông tin là một thứ gì đó quý hiếm và cực kỳ đắt đỏ. Để đọc, tìm kiếm thông tin mới hoặc kiểm chứng một sự thật, bạn sẽ phải tới các thư viện, tìm cách gặp những nhà phân tích để mua các nghiên cứu cần thiết hoặc lật tìm trong danh bạ của bạn một chuyên gia sẵn sàng lắng nghe và trả lời bạn. Gần như mọi tin tức mới đề đến từ một vài kênh truyền hình ít ỏi, từ các tờ báo. Với iPhone, thứ duy nhất bạn cần là mạng Internet để có thể truy cập Google, tìm ra hàng triệu website khác nhau để chắt lọc thông tin.
20 năm trước, bạn sẽ phải làm gì nếu muốn mua một chiếc TV rẻ nhất, xe hơi hoặc tủ lạnh? Bạn phải gọi điện hoặc đến tận nơi – từng cửa hàng để tìm hiểu. Giờ đây, bạn ngồi một chỗ và tìm trên các trang thương mại điện tử.
20 năm trước, các dịch vụ giải trí cực kỳ hạn chế. Bạn phải đến rạp để xem phim hoặc chờ đúng giờ phát sóng trên TV hoặc tìm kiếm một cửa hàng băng đĩa để mua/thuê về xem. Làm cách nào để bạn cập nhật những bài hát mới, những xu hướng của giới trẻ thế giới? Giờ đây, mọi thứ đều rất đơn giản, ngay trên chiếc iPhone của bạn.
Đó chỉ là một phần ít ỏi trong số những giá trị mà một chiếc smartphone nói riêng và công nghệ mới nói chung mang đến cho con người, những thứ không đo đếm được bằng tiền mặt. Giá trị của nó có thể sẽ là nhiều triệu USD chứ không chỉ 3,56 triệu USD như Tech Policy Daily đã đưa.
Đức Nam
Theo Zing
Tại sao không thể dùng găng tay thường với smartphone?
Găng tay thường ngăn không cho các xung điện từ tay người truyền sang màn hình cảm ứng điện dung trên các smartphone hiện nay, khiến màn hình của máy không hoạt động.
Công nghệ màn hình cảm ứng được chia làm 2 loại chính là cảm ứng điện dung và điện trở. Cảm ứng điện trở được sử dụng khá rộng rãi trước đây, hoạt động dựa trên lực ấn từ bên ngoài vào màn hình cảm ứng của điện thoại.
Trong khi đó, hầu hết các smartphone hiện nay đều sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung. Màn hình của smartphone dùng cảm ứng điện dung có thể ghi nhớ chuyển động của bàn tay bằng một trường điện từ nằm bên dưới tấm bảo vệ.
Khi bạn chạm vào màn hình, nó sẽ chỉ nhận diện nếu tay bạn tạo ra dòng điện. Bàn tay trần của bạn có những xung điện tác động trực tiếp lên màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, hầu hết các loại vải hiện nay đều không cho phép xung điện truyền qua. Do đó, khi đeo găng tay thường, bạn không thể thao tác được trên smartphone.
Đó là lý do các mẫu găng tay cảm ứng ra đời. Găng tay này được làm từ các sợi dẫn điện. Những sợi dẫn điện này ban đầu được làm từ một chất nền không dẫn (hoặc ít dẫn) điện, sau đó tráng hoặc nhúng với các yếu tố dẫn điện như carbon hoặc đồng.
Găng tay cảm ứng khá phổ biến tại những nước có khí hậu lạnh, hoặc ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Giá bán của các mẫu găng tay này khá rẻ. Nhiều cửa hàng tại Việt Nam thường tặng kèm găng tay cảm ứng cho khách khi mua smartphone.
Đức Nam
Theo Zing
12 khoảnh khắc thời trang đáng giá của Jennifer Lawrence Ngoài bộ cánh được ví von như bánh sinh nhật tại Golden Globes thì hầu như tất cả những bộ cánh còn lại của cô nàng đều được đánh giá cao. Trở thành nàng thơ của Dior, Jennifer Lawrence chú trọng xây dựng hình ảnh thanh lịch và sang trọng qua những set đồ đơn giản, không cầu kỳ những vẫn đủ sexy...