Tại sao hai mẹ con Ấn Độ dương tính sau một tháng nhập cảnh?
Mẹ 35 tuổi, con gái 3 tuổi, từ Ấn Độ nhập cảnh ngày 24/4, hoàn thành cách ly 21 ngày ở Hải Phòng về Hà Nội cách ly tại nhà thì 10 ngày sau xét nghiệm lại dương tính.
Hai mẹ con được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19 sáng 24/5, tức là đúng một tháng kể từ ngày họ nhập cảnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao sau một tháng, kết quả xét nghiệm của họ vẫn dương tính trong khi thời gian cách ly 21 ngày xét nghiệm hai lần âm tính, và nguồn lây nhiễm từ đâu?
Các chuyên gia dịch tễ nhận định có nhiều giả thiết cho tình huống hai mẹ con mắc Covid-19, song chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân nào.
Về mặt dịch tễ, hai mẹ con hoàn thành cách ly tập trung 21 ngày tại Hải Phòng vào ngày 15/5, sau đó về cách ly tại nhà ở tòa Park 9, khu đô thị Times City. Ngày 22/5, hai người đến Bệnh viện Vinmec lấy mẫu xét nghiệm để kết thúc cách ly, phát hiện con dương tính, mẹ âm tính. Ngày 23/5, CDC Hà Nội xét nghiệm lần hai, kết quả dương tính.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhận định không thể kết luận ngay hai bệnh nhân này có thời gian ủ bệnh đến một tháng mà phải xem xét nhiều khả năng.
Thứ nhất, hai bệnh nhân này có thể lây nhiễm nCoV ngay trong khu cách ly, tuy nhiên đến khi rời khỏi khu cách ly mới phát bệnh. Bác sĩ Khanh cho rằng có thể các cơ sở cách ly chưa kiểm soát chặt chẽ, để người cách ly vô tình tiếp xúc bệnh phẩm hay bề mặt chứa nCoV tại đây.
Thứ hai, khi hoàn tất cách ly tập trung, bệnh nhân di chuyển về nhà và đây có thể là thời gian họ tiếp xúc nhiều người, bị lây nhiễm mà không biết. Thêm vào đó, người bệnh được xét nghiệm trước thời điểm hết hạn cách ly một ngày, có thể khiến không thể phát hiện bệnh.
Thứ ba, sau khi cách ly tập trung, hai mẹ con cách ly tại nhà. Việc không tuân thủ đúng quy định cách ly tại gia đình cũng khiến họ có khả năng nhiễm virus.
Chuyên gia cho rằng cần điều tra dịch tễ cụ thể mới có thể đưa ra những kết luận chính xác, chứ chưa thể kết luận “bệnh nhân có thời gian ủ bệnh trên 21 ngày”. Hiện, quy định thời gian cách ly tập trung của Bộ Y tế 21 ngày về cơ bản là đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
“Cơ quan chức năng cần xem xét nhiều yếu tố và truy vết kỹ càng, chưa thể kết luận nguyên nhân do đâu”, bác sĩ nói.
Khu đô thị Times City, bj phong tỏa hôm 23/5. Ảnh: Tất Định.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, cho biết có rất nhiều giả thiết đặt ra với tình huống bệnh nhân dương tính sau khi trở về từ khu cách ly. Để khẳng định nguyên nhân, giới chức cần xem xét kết quả giải trình tự gene của từng người, điều tra nguồn lây là từ khu cách ly hay từ nước ngoài. Giả thiết ông đưa ra là có thể bệnh nhân nhiễm virus trong khu cách ly hoặc việc xét nghiệm chưa phát hiện được bệnh, hoặc lây trên đường trở về nhà, giống quan điểm của bác sĩ Khanh.
Ông Nga cho rằng chính quyền địa phương cần tăng cường giám sát trong khoảng một tuần với nhóm người đã kết thúc cách ly tập trung. Người cách ly cũng cần tự theo dõi sức khỏe, nghiêm túc tự cách ly tại nhà, không tự ý ra ngoài và báo ngay cho cơ quan y tế nếu có bất thường về sức khỏe.
Một chuyên gia không nêu tên cho rằng cần có thời gian điều tra, hiện chưa thể đưa ra giả thiết nào về nguồn lây nhiễm. Ông nhận định thời gian cách ly tập trung 21 ngày là cơ bản đảm bảo an toàn, việc bệnh nhân ủ bệnh quá 21 ngày là khó có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, vấn đề xác định nguồn lây là rất quan trọng để định hướng truy vết và đánh giá quy mô dịch. Song, điều quan trọng lúc này là ưu tiên truy vết hết F0, F1, F2… trong cộng đồng để tránh virus lây lan. Tiếp đến là phải khẳng định hai trường hợp này có bị lây nhiễm ở cộng đồng không để có biện pháp chống dịch phù hợp. Hiện, chuyên gia chưa loại trừ khả năng nào và cần thêm các bằng chứng, như kết quả giải trình tự gene virus, điều tra quá trình xét nghiệm, lịch sử dịch tễ, nhằm xác định rõ nguồn lây của người bệnh.
Trong lúc này, người dân cần tuân thủ biện pháp 5K. Những nơi tập trung đông người cần được trang bị nước sát khuẩn đầy đủ, kiểm soát người dân đeo khẩu trang. Các cơ sở y tế phải siết chặt, nghiêm ngặt thực hiện quy trình sàng lọc, phòng chống dịch bệnh.
Tính đến chiều 24/5, tổng cộng 18 ca dương tính liên quan khu đô thị Times City, gồm 4 người trong gia đình bệnh nhân 5243, 5242; 11 F1 của hai vợ chồng này; bệnh nhân 5240 và 5241 là hai mẹ con người Ấn Độ; bệnh nhân 2986 là chuyên gia Ấn Độ ghi nhận từ ngày 4/5.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 2221, ghi nhận ở 30 tỉnh thành, trong đó địa bàn Hà Nội 291 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 89 ca, 48 ca ở Bệnh viện K).
Biến đổi khí hậu khiến đại dịch xuất hiện nhiều hơn trong tương lai
Các mối đe dọa tới sức khỏe con người đang nhân rộng và gia tăng do biến đổi khí hậu và trong tương lai, nếu tình hình không thay đổi, các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ đứng trước nguy cơ quá tải.
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một nghiên cứu do tạp chí y học danh tiếng The Lancet công bố ngày 3/12 chỉ ra tất cả các quốc gia từ những đảo quốc nhỏ bé tới những cường quốc đều đang phải đối mặt với những hiểm họa y tế ngày càng gia tăng cả về quy mô và cấp độ, khi biến đổi khí hậu khiến các đại dịch xuất hiện nhiều hơn trong tương lai.
Theo báo cáo thường niên lần thứ năm của tạp chí The Lancet về mối liên quan giữa y tế và khí hậu, các yếu tố như nắng nóng gay gắt, ô nhiễm không khí và hoạt động nông nghiệp dày đặc cùng kết hợp đã gây ra "viễn cảnh y tế cộng đồng tồi tệ chưa từng có."
Khảo sát cho thấy trong hai thập kỷ vừa qua, số ca tử vong do thời tiết ở người cao tuổi tăng 54%. Tính riêng trong năm 2018, nắng nóng đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu, trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan như các cơn bão nhiệt đới hiện vẫn là vấn đề lớn đối với các nước đang phát triển, khí hậu khắc nghiệt cũng gây thiệt hại nặng nề về y tế ở các quốc gia giàu có.
Báo cáo cho biết năm 2018, riêng Pháp đã có hơn 8.000 ca tử vong do thời tiết ở nhóm đối tượng trên 65 tuổi, gây thiệt hại về kinh tế tương đương 1,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cùng năm của nước này.
Ian Hamilton, tác giả chính của báo cáo, cho rằng các mối đe dọa tới sức khỏe con người đang nhân rộng và gia tăng do biến đổi khí hậu và trong tương lai, nếu tình hình không thay đổi, các hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ đứng trước nguy cơ quá tải.
Nắng nóng và hạn hán cũng khiến số vụ cháy tăng đáng kể. Báo cáo cho biết kể từ đầu thập niên 2000, số người bị thương, thiệt mạng hoặc phải di dời chỗ ở do các vụ cháy có xu hướng tăng lên tại 128 quốc gia.
Ngoài ra, tình trạng nước biển dâng do tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng vì khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các hoạt động nông nghiệp và phương tiện giao thông chưa được kiềm chế, có thể khiến 565 triệu người phải sơ tán vào năm 2100, và khiến đẩy những người này vào nguy cơ đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết với hơn 9 triệu người chết mỗi năm do khẩu phần ăn không đảm bảo, tỷ lệ tử vong do tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng tăng đến 70% chỉ trong 30 năm qua. Năm 2017, Pháp có ít nhất 13.000 ca tử vong do sử dụng thịt đỏ, trong tổng số 90.000 người tử vong do khẩu phần ăn không đảm bảo.
Khói mù ô nhiễm bao phủ Amritsar, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhóm tác giả cảnh báo tình trạng đô thị hóa, gia tăng hoạt động nông nghiệp, du lịch hàng không và sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể khiến các đại dịch trong tương lai như COVID-19 xuất hiện nhiều hơn.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi hành động khẩn cấp giảm thiểu khí thải nhà kính , nhằm ngăn chặn các tác động xấu do biến đổi khí hậu, hạn chế ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng.
Tổng biên tập tạp chí The Lancet Richard Horton nhấn mạnh cần xác định các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm túc, cũng như thúc đẩy cảnh báo về khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh thái và tăng cường các hệ thống tự nhiên hỗ trợ con người.
Báo cáo được thực hiện gần thời điểm kỷ niệm năm năm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ra đời, nhằm kêu gọi các nước góp phần hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính.
Mặc dù các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại có thể làm giảm khí thải nhà kính trong năm nay, song vẫn còn nhiều lo ngại về việc các nước sẽ tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
Sáng 6/11, Việt Nam có 3 mắc COVID-19 nhập cảnh từ nước ngoài 6h ngày 6/11, Bộ Y tế thông báo, có 3 ca COVID-19 mới là người nhập cảnh vào nước ta, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 lên 1.210 người. Bệnh nhân 1208 ( BN1208): nam, 38 tuổi, là chuyên gia quốc tịch Ấn Độ. Ngày 20/10, bệnh nhân từ Ấn Độ quá cảnh Sân bay Yangon, Myanmar, sau đó nhập cảnh Sân bay...