Tại sao Grab tăng giá, Be và Gojek chưa tăng?
Do ảnh hưởng bởi quy định thuế VAT mới, Grab tăng giá dịch vụ. Trong khi đó, Be và Gojek chưa có các động thái tương tự.
Do mức thuế VAT phải đóng tăng lên, Grab đã tăng giá cước và giảm phần trăm thu nhập của tài xế. Baemin cũng vừa chính thức điều chỉnh biểu giá với lái xe và khách hàng. Tuy nhiên một số ứng dụng như Gojek và Be vẫn chưa có các động thái tương tự.
Tài xế tụ tập trước toà nhà trụ sở Grab hôm 5/12 để phản đối chính sách thu nhập mới.
Grab chính thức áp dụng mức thuế VAT 10% theo hướng dẫn của cơ quan thuế từ 5/12, thay vì 3% như trước, khiến hàng trăm tài xế GrabBike tụ tập phản đối do thu nhập bị giảm.
Tương tự, ứng dụng giao đồ ăn Beamin cũng vừa thông báo cách tính thuế VAT 10% kể từ 5/12. Do ảnh hưởng từ cách tính mới, thu nhập của tài xế bị giảm.
Cùng với đó, kể từ 5/12, hãng giao đồ ăn Hàn Quốc cũng thu thêm 2.000 đồng trên mỗi đơn hàng của khách, gọi là phí dịch vụ.
Trong khi đó, ứng dụng gọi xe Be trả lời ICTnews cho biết, hiện tại chưa tăng giá cước, đồng thời vẫn giữ mức phí cũ đối với tài xế. Điều này là do Be Group đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ngay từ ngày thành lập. Với mô hình là công ty vận tải cung cấp ứng dụng công nghệ, Be đóng thuế VAT 10% ngay từ đầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên theo quan sát của PV ICTnews, cách tính thuế của Be hiện đang là 10% trên phần thu nhập lái xe được hưởng sau chiết khấu, chưa phải 10% trên tổng cước khách trả như Nghị định 126.
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, các hãng xe công nghệ phải thu 10% thuế VAT trên giá cước khách hàng thanh toán. Trước ngày 5/12, mức thuế này chỉ 3% trên phần thu nhập của tài xế sau khi đã trừ chiết khấu với hãng.
Cho đến thời điểm hiện tại, một ứng dụng gọi xe khác là Gojek chưa có động thái điều chỉnh giá. Hãng vẫn áp dụng mức thu hộ thuế 3% VAT như trước.
Trả lời ICTnews, Gojek Việt Nam nói “sẽ có sự điều chỉnh” giá sau khi trao đổi với các cơ quan chức năng. Gojek đồng thời cho rằng, “sẽ tiếp tục phân tích tình hình nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất”.
“Gojek cam kết luôn tuân thủ đúng và đầy đủ mọi quy định pháp luật tại bất kỳ thị trường nào mà Gojek có hoạt động”, hãng gọi xe đối thủ của Grab trong khu vực trả lời.
Tương tự, Be Group cho biết, sẽ chờ đợi thông tư hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế đối với Nghị định 126 để có căn cứ chính xác thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ các tài xế tuân thủ các quy định pháp luật.
Về lý thuyết, thuế VAT do khách gọi xe đóng. Thuế này cộng vào giá cước khách phải trả, hãng xe trích ra để nộp cho cơ quan thuế. Do bài toán kinh doanh, hãng gọi xe không thể bắt khách hàng chịu hoàn toàn khoản thuế này vì giá cước sẽ tăng lên nhiều. Do đó, Grab đã chọn cách tăng một ít trên giá cước khách phải trả, đồng thời giảm phần trăm thu nhập mà tài xế đối tác được hưởng.
Theo tính toán của Grab, trước 5/12, tài xế nhận được 80% hoặc 76,4% trên tổng cước phí khách trả. Sau 5/12, con số này giảm xuống còn khoảng 73%. Những tài xế GrabBike có thu nhập dưới 100 triệu/năm chịu ảnh hưởng nặng nhất do chính sách thuế mới, do trước đây họ hưởng 80%.
Về phía Baemin, trước 5/12, tài xế nhận được 80% trên doanh thu giao hàng, Baemin thu chiết khấu 20%. Sau 5/12, thu nhập tài xế giảm còn 72,727% trên doanh thu.
Nói với ICTnews, Baemin cho biết, sau áp dụng thuế VAT, các đối tác tài xế của họ có phản ánh về số thuế phải đóng tăng lên. Tuy nhiên hãng cho biết, sẽ tiếp tục duy trì chính sách thưởng cao và vẫn đảm bảo thu nhập của tài xế cạnh tranh.
Các điều chỉnh về thu nhập thường khiến tài xế bức xúc. Hôm qua 7/12, hàng trăm tài xế GrabBike diễu hành và tụ tập tại các địa điểm tại Hà Nội và TP.HCM để phản đối. Năm ngoái, tài xế hai bánh Grab và Goviet (nay là Gojek) cũng tuần hành với lý do tương tự.
Grab và Gojek đang chốt điều khoản để sáp nhập
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ có tác động mạnh tới thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.
Grab Holding và Gojek đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra một thỏa thuận nhằm hợp nhất 2 doanh nghiệp. Đây rất có thể sẽ là thương vụ sáp nhập lớn nhất tại Đông Nam Á nếu chỉ xét riêng các mô hình kinh doanh trên Internet.
Theo một nguồn tin giấu tên, Grab và Gojek đã thu hẹp được sự khác biệt về quan điểm. Mặc dù vậy, một phần của thỏa thuận vẫn còn cần được thương lượng.
Các chi tiết cuối cùng về thương vụ sáp nhập đang được thỏa thuận bởi những vị lãnh đạo cao nhất của mỗi công ty. Cuộc đàm phán còn có sự tham gia của Masayoshi Son - người đại diện Softbank, nhà đầu tư lớn của Grab.
Rất có thể, ông Anthony Tan - nhà đồng sáng lập Grab sẽ trở thành CEO mới của doanh nghiệp sau hợp nhất. Trong khi đó, các giám đốc điều hành của Gojek sẽ điều hành những chi nhánh của công ty mới cũng với thương hiệu Gojek tại thị trường Indonesia.
Việc sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ tác động rất lớn tới thị trường gọi xe.
Nguồn tin cũng cho biết kể cả khi đã sáp nhập, 2 thương hiệu Grab và Gojek có thể được điều hành riêng trong một khoảng thời gian dài. Mục đích cuối cùng của việc hợp nhất là để công ty mới có thể trở thành một doanh nghiệp được niêm yết công khai.
Đại diện của cả Grab, Gojek và Softbank đều đã từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên. Họ cho biết các cuộc đàm phán hiện vẫn diễn ra trôi chảy, tuy nhiên nó có thể không dẫn đến một giao dịch. Thỏa thuận này sẽ cần đến sự chấp thuận ở cấp chính phủ bởi nó có thể vi phạm các quy định về việc chống độc quyền.
Trong vài năm qua, cả Grab và Gojek đều đã mắc kẹt trong một cuộc chiến khốc liệt và tốn kém để giành lấy thị phần ở mảng gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán di động. Các nhà đầu tư đang hy vọng sự kết hợp giữa 2 doanh nghiệp này sẽ giúp giảm bớt chi phí cạnh tranh và biến đây trở thành một trong những công ty Internet lớn mạnh nhất khu vực.
Softbank - nhà đầu tư lớn của Grab đã rất thúc đẩy thỏa thuận này, tuy nhiên họ đang cảm thấy thất vọng vì thương vụ tiến triển ở mức khá chậm. Nguyên nhân của điều này là bởi mối quan hệ đối địch và sự xung đột cá tính giữa lãnh đạo 2 doanh nghiệp.
Grab hiện có mặt tại 8 quốc gia và được định giá khoảng 14 tỷ USD. Với Gojek, công ty này được định giá khoảng 10 tỷ USD và đã có mặt tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Singapore, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam.
Có một thực tế là dịch vụ ví điện tử và sàn TMĐT Shopee (đều của Sea) xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng đã thách thức vị thế GoPay và Ovo (2 công ty được hậu thuẫn bởi Grab). Chính sự nổi lên của Sea với tư cách là một thế lực đáng gờm trên thị trường thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số đã tạo động lực cho thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek.
Các nhà đầu tư đang thúc đẩy việc sáp nhập Grab - Gojek Việc sáp nhập giữa Grab và Gojek đang tiến thêm một bước khi các nhà đầu tư chính thúc đẩy hoàn tất thương vụ trong thời gian sớm. Việc sáp nhập Grab và Gojek có thể sớm xảy ra Theo DealStreetAsia, các cuộc đàm phán sáp nhập giữa hai gã khổng lồ dịch vụ gọi xe Đông Nam Á là Grab và Gojek...