Tại sao đội quân đất nung trở thành phát hiện khảo cổ tranh cãi nhất hiện nay?
Đội quân đất nung thần bí trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hiện đang trở thành chủ đề khảo cổ gây tranh cãi căng thẳng nhất.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng luôn là “chiếc hộp Pandora” bí ẩn mà rất nhiều nhà khảo cổ trên thế giới mong muốn khai phá.
Tuy nhiên, gần đây, giả thuyết cho rằng người Trung Quốc xa xưa đã lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của người Hy Lạp cổ đại để tạo nên công trình khảo cổ có 1-0-2 về đội quân đất nung huyền bí trong lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã thực sự tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ những học giả nước này.
Tuyên bố “sốc” về việc tìm thấy có ADN của người Hy Lạp trên phát hiện khảo cổ lớn nhất trong thế kỷ 20 đã thực sự gây “chấn động” truyền thông quốc tế.
Kết quả cho thấy sự hiện diện của “phương tây” là khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, trong suốt thời kỳ trị vì đất nước của Tần Thủy Hoàng (259-210TCN).
Tranh cãi “nảy lửa” giữa các nhà khảo cổ học thế giới và giới học giả Trung Quốc
Trong một bài báo chia sẻ với BBC, nhà khảo cổ Li Xiuzhen cho biết rằng nhiều tác phẩm điêu khắc được tìm thấy trong và xung quanh lăng mộ – không chỉ quân đội đất nung, mà còn có các tác phẩm điêu khắc như hình người nhào lộn được “lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp cổ đại.”
Nghi vấn cho rằng đội quân đất nung canh giữ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có sự tiếp nhận và ảnh hưởng lớn từ văn hóa Hy Lạp đã gây tranh luận dữ dội không chỉ với các học giả Trung Quốc mà còn có phần đông cư dân mạng.
Giả thuyết về nguồn gốc của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vấn đề đang gây tranh cãi lớn trong giới khảo cổ.
Hai tuần sau khi tuyên bố được đưa ra, Zhang Weixing, nhà khảo cổ hàng đầu tại Bảo tàng Binh mã đất nung trao đổi với tờ AFP rằng: “Hoàn toàn không có bằng chứng thực tế khi nói lăng mộ Tần Thủy Hoàng có liên quan đến Hy Lạp cổ đại. Điều này chỉ tồn tại trong giả thuyết của các học giả.”
Nhà khảo cổ cấp cao Li Xiuzhen thậm chí quay lại “phản đối” tờ Tân Hoa Xã đã làm biến tướng lời nói bà về đội quân đất nung. Bà Li giải thích rằng bà nhận định: “Đội quân đất nung có thể được lấy cảm hứng từ văn hóa phương Tây, nhưng đã được chế tác duy nhất của Trung Quốc.”
Video đang HOT
Tiến sĩ khảo cổ Li Xiuzhen cũng nói với Tân Hoa Xã rằng ý tưởng của bà đã bị bóp méo sau khi được đặt bên cạnh quan điểm của nhà khảo cổ học người Áo Luckas Nickel, người đã suy đoán rằng “một nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã đến và đào tạo nghệ thuật chế tác cho người dân địa phương.”
Trước đó, giáo sư Nickel từng đưa ra nhận định: “Tôi nghĩ rằng Tần Thủy Hoàng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nước ngoài hơn người ta nghĩ, từ việc điều hành một đế chế ra sao tới cách quản lý nhà nước như thế nào”.
Tuy nhiên, chính Nickel cũng thừa nhận, những giả thuyết của ông không thuyết phục được các học giả Trung Quốc.
Nhà khảo cổ học Wexing cho rằng: “Ai tạo ảnh hưởng tới ai, điều này thật khó nói. Dù nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp cũng đã tạo ảnh hưởng tới Ai Cập và nhiều nước”.
Theo các sử gia cho biết, việc quy chụp hai nền văn minh lớn lại với nhau là điều khó có thể chấp nhận. Cả Trung Quốc và Hy Lạp đều là “cái nôi” văn hóa có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.
Nếu Trung Quốc có hơn 5000 năm lịch sử và có thể mang vải lụa, gấm vóc đến những quốc gia hồi giáo như đế quốc Ba Tư, La Mã; thì nghệ thuật và kiến trúc điêu khắc đỉnh cao của Hy Lạp cổ đại cũng có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia phương tây, đặc biệt là từ sau những cuộc hành quân và nhiều chiến tích vang dội của Alexander đại đế.
Du khách và các nhà khảo cổ thường ít chú ý đến những thông tin trên lý thuyết về ảnh hưởng trực tiếp bên ngoài. Các vị sử gia cho hay: “Làm thế nào mà họ có thể giải thích kỹ thuật về nghệ thuật tinh vi và kỹ thuật “bậc thầy” khác nhau giữa các nền văn minh trong xã hội “nguyên thủy”?
Giả thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc của đội quân đất nung trong Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã khiến không ít các học giả châu Âu và Trung Quốc phải “vật lộn” kiếm tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, đây thực sự mới chỉ là giả thuyết, cần phải có thời gian kiểm chứng và thu thập bằng chứng không chỉ ngoài thực tế mà còn cả trong những tài liệu lịch sử đáng tin cậy.
Theo Soha News
Bí ẩn cái chết của vua Tần Thủy Hoàng
Năm 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh lựa chọn địa điểm và bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc vẫn còn sống và trị vì đất nước Trung Hoa ngàn năm lịch sử. Tần Thủy Hoàng - tên thật là Doanh Chính, trị vì nước Tần (Trung Quốc) từ năm 246 đến năm 221 trước Công nguyên. Địa danh lịch sử nổi tiếng này đến nay vẫn có những bí ẩn mà người đời sau vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp. Loạt bài Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giúp độc giả biết nhiều hơn về những bí ẩn này.
Lăng mộ xây xong, Tần Hoàng tuyệt mệnh
Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh bởi cái chết. Đó cũng là nguyên nhân lí giải vì sao ngay từ khi lên ngôi, năm 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh lựa chọn địa điểm và bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình.
Vị vua tàn ác, giết người không ghê tay này còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Ông từng trở nên điên khùng bởi các hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viên trị vì trên ngôi báu".
Điều này cũng được chứng minh bằng việc Tần Thủy Hoàng cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ trong lăng mộ của ông, để khi chết đi vẫn còn duy trì quyền lực ở thế giới khác.
Bức họa cổ về Tần Thủy Hoàng.
Điều có lẽ khó lí giải nhất đối với hậu thế là dường như Tần Thủy Hoàng đã định lượng được cái chết của mình, để mà xây lăng mộ xong đúng thời điểm mình qua đời? Điều này ngay lập tức gặp phải những ý kiến phủ nhận. Họ cho rằng nguồn gốc sâu xa cho cái chết của vị vua này lại chính là phương cách ông dùng để chạy trốn cái chết.
Vị thuốc trường sinh bất tử
Tần Thủy Hoàng sợ cái chết. Vị vua sẵn sàng giết người thân cận để bảo toàn bí mật, ám sát hoàng thân, thiêu đốt dân quân để đoạt mộng làm chủ thiên hạ,...nhưng lại vô cùng sợ cái chết.
Những năm cuối đời. Tần Thủy Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ giúp ông sống và an vị mãi mãi. Nhiều kẻ nịnh thần cũng nhân cơ hội để lừa bịp vị vua đáng thương.
Tàu của vị quan tên Từ Phúc ra khơi năm 219 trước Công nguyên để tìm kiếm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng.
Thủy Hoàng cấp cho quan Từ Phúc một tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí. Truyền thuyết của Bồng Lai tam đảo tức ba đảo tiên gồm Bồng Lao. Phương Trượng và Doanh Châu nằm ở vinh Bột Hải.
Liệt Tử Xung Hư Chân Kinh của người Trung Hoa viết: "Phía đông của Bột Hải, không rõ là xa bao nhiêu dặm, có một vùng nước lớn... Nước từ tám phương trời và chín vùng đất, và nước sông Ngân Hà đều chảy đổ vào nơi đây... Cầm thú ở đó có màu trắng tinh khiết. Cây cối bằng ngọc trai và san hô. Hoa trái có vị thơm ngon dễ chịu. Ai mà ăn được hoa quả ấy sẽ không già và không chết."
Đây có thể là nguyên nhân khiến Tần Thủy Hoàng sẵn sàng sai người đi tìm thuốc ở núi Bồng Lai, nơi được cho là thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày nay.
Bồng Lai tam đảo.
Sau khi nhiệm vụ trên thất bại, Tần Thủy Hoàng quay sang đầu tư nghiên cứu giả kim thuật. Song dường như vì quá lo sợ cái chết sẽ ập đến nên mọi vị thuốc được người đời đồn đại, ca tụng, Tần Thủy Hoàng đều thử.
Và một trong những vị thuốc kịch độc được giới nghiên cứu cho là nguyên nhân gây nên cái chết của Thủy Hoàng. Đó chính là thủy ngân. Một số nguồn sử kí cho rằng, Thủy Hoàng đã uống các viên thuốc trường sinh có nguyên liệu từ thủy ngân để biến mình thành bất tử. Song chính những thứ đó đã gây nên cái chết oan ức cho vị vua này.
Thủy ngân - được cho là nguyên nhân gây ra cái chết cho Tần Thủy Hoàng ở tuổi 39 (Ảnh minh họa).
Nhưng cũng theo sử ký, Tần Thủy Hoàng từ nhỏ đã mắc bệnh, thể trạng yếu, lớn lên lại ương ngạnh bảo thú, mọi việc tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên đến 60 cân nên cơ thể bị suy nhược trầm trọng.
Hay như cuốn "Sử ký - Tần Thủy Hoàng bản kỷ" ghi chép: "Tần vương mũi gẫy, mắt dài, lưng chim ó, ít tạo ân đức, tâm địa thâm độc", từ đây các nhà khoa học phỏng đoán vị vua Tần từ nhỏ mắc chứng xương mềm, khó thở, lớn lên ngực giống chim ó, tiếng giống như chó sói.
Sau này do công việc triều chính nặng nề, hay tuần du vào những ngày nắng nóng nên mắc thêm chứng viêm màng não và động kinh. Thủy ngân được vua Tần Thủy Hoàng dùng vào lúc cuối đời cũng chỉ là dấu chấm cuối cùng cho cuộc đời ông.
Trang Tin tuc 24H cập nhật những tin phi thường kì quặc, chuyện lạ nhất Việt Nam & Thế Giới
Theo Danviet
Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Ngọn đồi "chưa ai chạm đến được" Nằm sâu dưới hàng trăm mét đất thâm trầm của thời gian, những bí mật đáng sợ và ngỡ ngàng nhất vẫn chưa được lí giải. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công nguyên, cùng thời điểm Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và nghiêm khắc...