Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?
Căng tức ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim nhưng đau răng cũng có thể là một triệu chứng.
Tắc động mạch vành – mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim – là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra còn một dấu hiệu hay bị bỏ qua là đau răng.
Bạn đã bao giờ bị đau răng khi hoạt động thể chất mạnh và cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức sau khi nghỉ ngơi? Có phải nha sĩ không thể làm giảm cơn đau răng của bạn ngay cả khi bạn đã đến thăm khám thường xuyên?
Những lý do trên có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực hay còn gọi là co thắt tim do máu cung cấp không đủ oxy cho cơ tim vì động mạch đến tim bị thu hẹp.
Đau răng là biểu hiện hay bị bỏ qua của nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa: Medicinenet
Tình trạng này có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm. Người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu họ có sức khỏe răng miệng tốt, vì đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Ashish Sahni, 48 tuổi, người Ấn Độ là bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh mạch vành. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị đau ở hàm dưới.
Dù Ashish không bị đau ngực, khó chịu hoặc khó thở, bác sĩ vẫn khuyên anh nên làm điện tâm đồ. Kết quả cho thấy tim không nhận đủ oxy cho các mô và cơ.
Do đó, bệnh nhân được khuyên nên chụp động mạch vành nhưng Ashish từ chối vì anh không thể hiểu mối liên hệ giữa đau răng và đau tim.
Giống như Ashish, rất nhiều người bị đau răng nhưng không biết vấn đề này có thể liên quan đến một điều gì đó nghiêm trọng như đau tim.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau từ răng lan ra ngoài hoặc dọc theo hàm, đau tai. Vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào mạch máu làm lắng đọng mỡ của động mạch và dẫn đến hình thành cục máu đông gây bệnh mạch vành, viêm cơ và van tim.
Tất cả những điều đó cản trở lưu lượng máu, oxy đến tim, dẫn đến tim không thể hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những ai đau răng đều có nguy cơ đau tim. Nhưng những người có tiền sử bệnh tim cần phải chú ý thêm, đặc biệt nếu cơn đau răng đi kèm với choáng váng hoặc đổ mồ hôi.
Nếu cơn đau kéo dài, đó có thể là nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau đầu, mặt kết hợp với các triệu chứng tim quen thuộc như đau ở cổ họng, bên trái (xương hàm dưới), bên phải, tai, khớp hàm và răng.
Triệu chứng chung của các cơn đau tim chết người là gì?
Các triệu chứng của cơn đau tim có thể kéo dài vài ngày hoặc xuất hiện đột ngột và bất ngờ.
Để tránh nhầm lẫn và phân biệt với cơn hoảng loạn, có một dấu hiệu để nhận biết cơn đau tim, đó là căng tức ở ngực, cảm giác như bị đè hoặc bóp nghẹt ở giữa ngực - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vậy triệu chứng chung mà hầu hết bệnh nhân lên cơn đau tim đều gặp là gì?
Một cơn đau tim có thể gây chết người, do đó cần phải được cấp cứu kịp thời, theo Express.
Nhưng đâu là triệu chứng đầu tiên để bạn biết chắc chắn đó là cơn đau tim?
Cảm giác hoảng loạn, lo lắng quá mức
Viện Y tế Quốc gia Anh cho biết, đó là cảm giác "lo lắng quá mức - tương tự như cơn hoảng loạn".
Đối với những người không quen với cảm giác này, cơ quan này giải thích rằng sự lo lắng giống như "cảm giác bất an".
Và cơn hoảng loạn "là khi cơ thể gặp nhiều triệu chứng tinh thần và thể chất dữ dội".
Ví dụ, các triệu chứng bao gồm tim đập rất nhanh, xây xẩm chóng mặt, đổ mồ hôi và cảm thấy rất mệt.
Hơn nữa, một số người bị đau ngực, khó thở, run tay chân và nóng bừng.
Ngoài ra, các triệu chứng còn có:
Ớn lạnh
Tay chân run rẩy
Cảm giác nghẹt thở
Chóng mặt
Tê hoặc châm kim
Khô miệng
Muốn đi vệ sinh
Ù tai
Cảm giác sợ hãi hoặc sợ chết
Sôi bụng
Cảm giác ngứa ran ở ngón tay
Cảm giác rã rời
Hầu hết các cơn hoảng loạn kéo dài từ 5 - 20 phút, nhưng cũng có người kéo dài đến 1 giờ.
Mặc dù đây là đặc trưng của phản ứng khi gặp các tình huống căng thẳng, hoặc hậu quả của chứng rối loạn sợ hãi, nhưng những dấu hiệu này cũng xảy ra khi lên cơn đau tim. Nhiều triệu chứng của cơn hoảng loạn giống như cơn đau tim, theo Express.
Phân biệt cơn hoảng loạn và cơn đau tim
Để tránh nhầm lẫn và phân biệt với cơn hoảng loạn, có một dấu hiệu để nhận biết cơn đau tim.
Đó là, cơn đau tim sẽ có cảm giác, theo Express.
Căng tức ở ngực, cảm giác như bị đè hoặc bóp nghẹt ở giữa ngực.
Cơn đau cũng có thể di chuyển từ ngực đến các bộ phận cơ thể khác nhau.
Đáng chú ý, cơn đau có thể di chuyển đến cánh tay, hàm, cổ, lưng và bụng.
Viện Y tế Quốc gia Anh nhấn mạnh: Đây là các triệu chứng đặc hiệu giúp xác định xem có phải cơn đau tim hay không.
Đừng lo lắng nếu bạn nghi ngờ. Thà "báo lầm" còn hơn là quá muộn để cứu người.
Cơn đau tim nếu không được điều trị, có thể dẫn đến ngừng tim. Cơn ngừng tim đột ngột xảy ra khi tim ngừng đập.
Có những dấu hiệu nhận biết một người bị ngừng tim. Dấu hiệu đầu tiên của ngừng tim là người bệnh không còn thở.
Ngoài ra, người bị ngừng tim sẽ không cử động và không phản xạ hoặc nói chuyện được.
Cả cơn đau tim và ngừng tim đều có thể gây tử vong. Hãy gọi cấp cứu ngay, theo Express.
Stress có gây đau tim không? Mặc dù stress không thể trực tiếp gây ra cơn đau tim nhưng nó có thể tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và thậm chí gây ra hiện tượng giống như cơn đau tim. Stress mãn tính là một yếu tố nguy cơ bệnh tim Stress mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, là một yếu tố nguy cơ...