Tại sao các hãng công nghệ Trung Quốc khó giành được lòng tin ở nước ngoài?
Sự nghi ngờ về mối quan hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh đã và đang không ngừng gia tăng trên khắp thế giới.
Nghi ngờ của nước ngoài về mối quan hệ giữa các công ty công nghệ Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh sẽ không sớm biến mất
Trước đây, thách thức lớn nhất mà các công ty công nghệ Trung Quốc phải đối mặt ở nước ngoài là thuyết phục người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sự nổi lên nhanh chóng của những tên tuổi lớn như TikTok và Xiaomi đã nhường chỗ cho một trở ngại mới khó đánh bại hơn, đó là làm cho các chính phủ nước ngoài tin rằng họ chỉ cố gắng theo đuổi lợi nhuận kinh doanh hơn là có liên quan đến chương trình nghị sự của Bắc Kinh.
Theo South China Morning Post , chính quyền mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang xem xét lại chính sách với ByteDance, công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc đã bị chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra tối hậu thư buộc phải bán hoạt động của TikTok ở Mỹ hồi năm ngoái. Ấn Độ cũng cấm hàng chục ứng dụng của Trung Quốc. Cả Mỹ và Ấn Độ đều viện dẫn bảo đảm an ninh quốc gia là lý do cho hành động của họ.
Xiaomi đang cố gắng làm rõ sự minh bạch của mình sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ xác định nhà sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Bắc Kinh là chi nhánh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nhận định này có thể sẽ ngăn Xiaomi nhận các khoản đầu tư của Mỹ. Những tên tuổi vừa nêu, cùng với sự giám sát của Mỹ đối với nhà sản xuất phương tiện bay không người lái (drone) DJI và ứng dụng hội nghị trực tuyến Zoom, là ví dụ nổi bật nhất về việc nước ngoài, đặc biệt là phương Tây, ngày càng không tin tưởng vào các hãng công nghệ Trung Quốc.
Đứng trước những cáo buộc, các công ty Trung Quốc liên tục phủ nhận việc họ chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền Bắc Kinh. “Thách thức mà các công ty công nghệ Trung Quốc phải đối mặt không phải là hành vi thực tế của họ, không phải liệu họ có thực sự giao dữ liệu công dân nước ngoài cho chính phủ Trung Quốc hay không, mà là cách họ chứng minh rằng họ chưa và sẽ không làm thế”, Liz Liu, trợ lý giáo sư Đại học Georgetown, người chuyên nghiên cứu về sự giao thoa giữa nền tảng công nghệ, người dùng và chính phủ, nói.
Liz Liu cho biết dữ liệu hiện được mệnh danh là “dầu mới”, nhưng khác với dầu mỏ, nó có thể dễ dàng di chuyển xuyên quốc gia. Điều này khiến nó nằm ngoài tầm kiểm soát của người dùng và chính phủ, làm dấy lên lo ngại không chỉ về các hãng công nghệ Trung Quốc, mà có khả năng còn có cả những công ty công nghệ từ Nga và thậm chí là Mỹ.
Video đang HOT
Từ trước đến nay, luật pháp Trung Quốc bắt buộc các công ty trong nước phải hợp tác với cơ quan chức năng của chính phủ, và điều này càng làm gia tăng sự giám sát chặt chẽ đối với các công ty đại lục. Cụ thể, luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc yêu cầu các tổ chức phải làm việc với tình báo nhà nước, luật An ninh mạng bắt buộc các doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Trung Quốc và chịu sự kiểm tra bảo mật do chính phủ tiến hành.
“Rất khó, nếu không phải nói dường như không có khả năng, để bất cứ ai có thể chống lại yêu cầu truy cập vào dữ liệu đang được lưu giữ mà không bị phạt hoặc đối mặt với các biện pháp chế tài ở Trung Quốc. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho các công ty công nghệ Trung Quốc vì rất nhiều trong số họ là nạn nhân của môi trường chính trị rộng lớn hơn thế nhiều. Họ không thực sự có lỗi, họ phải tuân thủ những điều mà về cơ bản họ không thể không tuân theo”, một luật sư giấu tên chuyên về luật dữ liệu Trung Quốc, nói.
Theo bà Kendra Schaefer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách công nghệ tại công ty tư vấn Trivium có trụ sở tại Bắc Kinh, sự mơ hồ trong luật dữ liệu Trung Quốc cũng là nguyên nhân cho việc giám sát kỹ lưỡng công nghệ ở một mức độ nhất định. Hiện tại, các công ty Trung Quốc vẫn thiếu một bộ luật nội địa rõ ràng để họ có thể áp dụng khi có thắc mắc xung quanh việc truy cập dữ liệu.
Bà Schaefer hy vọng Trung Quốc sẽ cải thiện được luật dữ liệu trong 5 đến 10 năm tới, bao gồm cả dự thảo luật Bảo vệ thông tin cá nhân và luật Bảo mật dữ liệu. Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có chế độ bảo mật dữ liệu vững chắc, thì người ta vẫn có thể nghi ngờ rằng chính phủ sẽ yêu cầu truy cập dữ liệu người dùng bất cứ khi nào họ muốn. “Mối quan tâm cuối cùng không phải là những gì viết trong luật pháp của Trung Quốc, mà là sự mất lòng tin vào Trung Quốc”, bà Schaefer nói.
Trái ngược với Trung Quốc, những gã khổng lồ công nghệ phương Tây đôi khi sẵn sàng giữ dữ liệu của người dùng khỏi yêu cầu truy cập của chính phủ. Ví dụ, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ yêu cầu Apple trích xuất dữ liệu từ hai chiếc iPhone của một nghi phạm liên quan đến vụ nổ súng hàng loạt vào năm 2016, công ty đã từ chối vì cho rằng hành động này sẽ mở ra một “cửa hậu” có khả năng gây tổn hại cho tất cả người dùng iPhone.
Trường hợp tương tự như vậy rất hiếm thấy ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là vụ việc Alibaba và Tencent từ chối yêu cầu bàn giao dữ liệu tài chính cho các cơ quan tín dụng quốc gia do ngân hàng trung ương đứng đầu. Nhưng “ngay cả khi họ làm thế thì cũng khó biết được thực hư như thế nào vì các công ty Trung Quốc hiếm khi thách thức chính phủ trước công chúng. Trên thực tế, luôn có sự thương lượng liên tục đằng sau những cánh cửa đóng kín giữa các công ty và cơ quan quản lý nhà nước”, bà Liz Liu cho hay.
Sự nghi ngờ sâu xa về mối liên hệ với chính quyền Bắc Kinh như một bóng ma tồn tại bất chấp việc các công ty Trung Quốc nỗ lực chứng minh cho thế giới thấy họ không nguy hiểm hơn các đối thủ toàn cầu. Khi nhiều nước đưa các quy tắc về quyền riêng tư dữ liệu vào khuôn khổ pháp lý, thế giới chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều sự phân chia hơn, sẽ xuất hiện một số công ty bị loại trừ ở khu vực nhất định nào đó trên thế giới.
WSJ: Jack Ma từng đưa ra lời đề nghị 'hiến' 1 phần Ant cho chính phủ Trung Quốc nhưng vẫn không ngăn được thương vụ IPO 35 tỷ USD sụp đổ
"Các vị có thể lấy đi bất kỳ nền tảng nào mà Ant có, miễn là đất nước cần", Jack Ma nói một vài ngày trước khi Ant bị đình chỉ IPO.
Khi Jack Ma đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với chính quyền Bắc Kinh vốn trở nên xấu đi kể từ tháng 11, tờ WSJ vừa đưa tin rằng ông dự định trao một phần đế chế tài chính khổng lồ Ant cho chính phủ Trung Quốc.
"Các vị có thể lấy đi bất kỳ nền tảng nào mà Ant có, miễn là đất nước cần", Jack Ma nói trong buổi họp cùng với các nhà chức trách diễn ra vào ngày 2/11 - vài ngày trước khi Ant bị đình chỉ IPO khiến giới đầu tư hoang mang.
Lời đề nghị này trước đó không được tờ báo nào nhắc tới.
Jack Ma đã khiến chính quyền Bắc Kinh nổi giận sau một bài phát biểu vào tháng 10 khi lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet.
Tuy nhiên, như đã thấy dường như lời đề nghị của Jack Ma về việc hiến 1 phần Ant trong buổi họp ngày hôm đó vẫn không khiến công ty tránh được việc bị đình chỉ IPO và Bắc Kinh kể từ đó thậm chí đã thực hiện nhiều nỗ lực hơn nữa để chấn chỉnh các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
"Ant Group không xác nhận chi tiết cuộc họp với các nhà chức trách vào ngày 2/11/2020 bởi đây là cuộc họp bí mật", người phát ngôn của Ant cho biết.
Việc tạm đình chỉ thương vụ IPO gần 35 tỷ USD ngay sau khi diễn ra cuộc họp chỉ là bắt đầu. Sau đó phía chính quyền đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm chỉnh đốn "nền kinh tế nền tảng" - tức là các hoạt động kinh doanh dựa trên internet vốn bị thống trị bởi các công ty công nghệ.
Trước đó tờ WSJ đưa tin, đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu điều tra lại rủi ro mà Ant có thể gây ra.
Một nguồn tin thân cận của tờ này cũng cho biết hiện các nhà chức trách chưa đưa ra quyết định xem có chấp nhận lời đề nghị của Jack Ma hay không. Một kế hoạch đang được cân nhắc liên quan tới việc Ant Group phải tuân thủ những quy định về vốn và đòn bẩy tài chính. Nếu điều đó xảy ra, các ngân hàng hoặc nhà đầu tư nhà nước sẽ mua cổ phần Ant Group để giúp bù đắp khoản vốn bị thiếu hụt do bị thắt chặt quy định.
"Chính phủ Trung Quốc trên thực tế đã quốc hữu hóa một vài nền tảng cấu trúc tài chính mà Ant xây dựng như hệ thống thanh toán liên ngân hàng NetsUnion", theo Martin Chorzempa - một chuyên gia nghiên cứu. "Vì vậy đã có tiền lệ cho việc quốc hữu hóa các nền tảng được xem như phục vụ các mục đích chính sách quan trọng".
Gần đây chính quyền Trung Quốc đã ra tay quyết liệt với một vài tập đoàn tư nhân trong đó có cả Ant. Cho tới gần đây, Jack Ma nổi tiếng có mối quan hệ tốt với chính quyền. Trước bài phát biểu công khai vào ngày 24/10, ông chưa từng có bất kỳ lời nói công khai nào liên quan tới các vấn đề chính sách của nhà nước.
Trong nhiều năm, nhiều công ty bao gồm cả Ant và các gã khổng lồ như Alibaba, Tencent đều được hưởng 1 giai đoạn chịu rất ít sự soi xét của chính quyền, nhờ vậy họ mở rộng được sang nhiều lĩnh vực từ thanh toán, cho vay...
Với WeChat của Tencent và một số ứng dụng khác được phát triển bởi những công ty này, người tiêu dùng Trung Quốc và những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể mua sắm, gọi taxi, thực hiện đầu tư hay vay tiền chỉ bằng một cú vuốt điện thoại. Những công ty như Alibaba và Tencent đã trở nên quá quyền lực đến nỗi chính quyền phải lo ngại.
Tháng 11, Trung Quốc đã công bố một vài dự thảo luật nhắm tới việc ngăn những công ty như vậy thu thập dữ liệu nhạy cảm người dùng, chống độc quyền.
Bkav muốn cạnh tranh với Zoom Đại diện Bkav cho biết muốn phát triển nền tảng họp trực tuyến eMeeting của mình cạnh tranh với những nền tảng tầm thế giới, như Zoom. "Chúng tôi luôn chọn đối thủ là những sản phẩm, nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhất thì sản phẩm mới tốt được. Zoom là một trong...