Tại sao bụng lại kêu khi đói?
Cơ thể thường đưa ra các tín hiệu để chúng ta biết về cảm giác của mình. Chẳng hạn, bụng của bạn sôi lên rất to. Vậy bụng kêu có phải là một dấu hiệu của cơn đói?
Khi dạ dày trống rỗng và lượng đường trong máu quá thấp, chúng ta sẽ có cảm giác đói. Các cơ của thành dạ dày và ruột co lại, đẩy phần thức ăn đã tiêu hóa của bữa ăn trước đó xuống ruột già. Tiếng kêu phát ra là tiếng động của nước, không khí và thức ăn đang được dồn xuống qua một lối ra nhỏ. Sự co bóp không mấy dễ chịu này báo hiệu cho chúng ta biết, đã đến lúc dạ dày cần thêm thức ăn.
Nếu bụng chúng ta lại trống rỗng rất lâu nữa, thì các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp, mạnh hơn lần trước. Các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não tạo ra phản xạ co bóp khi đói. Rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống trong dạ dày rỗng, khiến tiếng sôi càng to hơn. Ngoài ra, bụng trống rỗng thì tiếng kêu lại càng vang hơn so với bụng no.
Một số nhà khoa học cho rằng có thể triệu chứng sôi bụng là cách để cơ thể tự làm sạch, tống các mẩu thức ăn thừa và vi khuẩn ra ngoài. Sự co bóp khi đói thường bắt đầu ở phần dưới của bụng, tiếp tục xuống đến ruột non. Quá trình này kéo dài từ 10 đến 20 phút và có thể tái diễn sau mỗi 2 tiếng đồng hồ, cho đến khi dạ dày được nạp thêm thức ăn.
Vậy là chúng ta không cần phải lo lắng về việc bụng kêu. Thực ra thì đó còn là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của chúng ta đang hoạt động tốt. Còn nếu cảm thấy xấu hổ, bạn có thể dễ dàng chấm dứt triệu chứng này bằng chút thức ăn mang theo.
Theo VTV
Video đang HOT
Để duy trì đường huyết ổn định
Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định.
Đi dạo 30 phút mỗi ngày
Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bắp sẽ giúp bạn hấp thu insulin tốt hơn và tiêu thụ nhiều hơn nguồn năng lượng từ đường glucose.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia các bữa nhỏ trong ngày. Bạn cũng không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói nhằm tránh việc "trồi sụt" thất thường của lượng đường huyết.
Tăng cường chất xơ, càng tăng cường chất xơ trong khẩu phần (từ cơm, gạo thô đến rau xanh, trái cây, các loại đậu và cây họ đậu) thì lượng tinh bột càng được tiêu hóa chậm, mức glucose trong máu cũng ổn định. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được nguy cơ tăng đường huyết và còn giảm được cân nặng. Nếu ăn nhiều chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa hết thì chúng cũng không làm bạn bị tăng cân.
Rắc thêm quế vào các món ăn
Cho thêm chút quế vào các món ăn như: cháo trong bữa sáng, bánh mì nướng hay sữa pho mát không béo. Quế vừa giúp insulin hoạt động hiệu quả vừa kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn nhằm đốt cháy glucose.
Ăn bưởi mỗi ngày
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn bưởi mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế được mức insulin và glucose sau mỗi bữa ăn.
Uống sữa
Ngay cả khi bạn đang thừa cân thì các sản phẩm từ sữa cũng góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng cự insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng cự insulin lên tới 20%.
Ngủ ngon và đủ giấc
Đã có những bằng chứng cho thấy rằng việc thiếu ngủ (ít hơn 6 tiếng mỗi ngày) sẽ "tàn phá" mức đường huyết và làm tăng kháng cự insulin. Tuy nhiên, không phải ngủ quá nhiều (hơn 8 giờ) là tốt, chúng cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tương tự như việc thiếu ngủ.
Tập luyện các bài thể dục thư giãn
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Duke, với sự tham gia của 100 người có mức đường huyết cao, thì các bài tập hít thở sâu hoặc thư giãn các cơ hay đơn giản chỉ là ngồi tĩnh tâm trong không gian yên lặng khoảng 10 phút, cũng giúp cải thiện mức đường huyết.
Giảm cân
Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức, chỉ cần giảm từ 3,5 - 4kg trong một năm là đủ để tạo nên sự khác biệt.
Theo SKDS/Healthywoman.com
Bệnh tiểu đường: Nên ăn gạo trắng hay gạo lức? Một chuyên gia người Mỹ cho biết, ăn gạo nâu và bánh mì thay cho gạo trắng có thể giảm một phần ba nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu. Gạo lức và các loại thực phẩm...