Tại sao 0% học sinh chọn thi môn Sử?!
Trường THPT Lương Thế Vinh, không có em nào chọn thi tốt nghiệp môn Lich sử. Khao sat sơ bô nhiêu trương THPT trên toan quôc cung cho thây bưc tranh u am vơi môn hoc nay.
Dựa vào quy định của Bộ, thí sinh được chọn 2 môn thi tốt nghiệp và kết quả khảo sát tại Trường THPT Lương Thế Vinh được PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng nhà trường công bố như sau: Số học sinh đăng ký thi tự chọn cao nhất là môn Vật lí với 75,6%. Kế đến là môn Tiếng Anh với 56,3% học sinh đăng ký. Đứng thứ ba là môn Hóa học với 50,8% học sinh đăng ký.
Các môn tự chọn còn lại có tỷ lệ đăng ký thi thấp là: Địa lý có 11,4% học sinh đăng ký; tỉ lệ chọn thi môn Sinh học là 5,3%. Riêng môn Lịch sử không có thí sinh nào chọn thi.
Trước thông tin khảo sát, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Học sinh không đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử không phải là học sinh của tôi dốt Sử đâu. Mấy năm trước khi môn Sử thi bắt buộc hầu hết học sinh của tôi đều đạt trên trung bình …”.
Tuy nhiên, ông cũng lo lắng với việc xếp môn Lịch sử trong số môn thi tự chọn thì toàn quốc không biết có bao nhiêu % học sinh thi?
Trước đó, trên trang xã hội của mình, PGS Văn Như Cương khẳng định ông không đoán mò khi đưa ra dự đoán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ đạt tỉ lệ đỗ đến 99,9%.
Đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng đối với học sinh và giáo viên khi đã “thoát” Sử. Với những “kết quả” tốt nghiệp thu được trong nhiều năm qua, Lịch sử là “nỗi lo” không chỉ của học sinh mà còn của những người làm giáo dục.
Với học sinh, đã từ lâu các em phàn nàn rằng môn học Lịch sử quá khô khan, cứng nhắc. Rằng áp lực điểm số kéo theo những suy nghĩ áp đặt trong học sinh dễ khiến môn học được cho là lý thú và đáng tự hào này trở thành gánh nặng. Giờ đây, môn học Lịch sử sẽ dễ dàng được quyết định số phận bằng việc lựa chọn thi hay không thi của học sinh.
Với giáo viên, khi học sinh chán ghét và quay lưng với môn học này, tất nhiên thầy cô giáo cũng sẽ bị “liên đới trách nhiệm”. Khi học sinh không lựa chọn môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chắc hẳn có không ít giáo viên “thở phào nhẹ nhõm”.
Không thi Lịch sử, đồng nghĩa với việc tỉ lệ đỗ và điểm số tốt nghiệp sẽ được cải thiện trông thấy. Sẽ thật nhẹ lòng vì chắc chắn năm nay, không còn ai phàn nàn vể những điểm 0 môn Sử hay về cách dạy, cách học đã trở nên quá cứng nhắc, áp đặt trong nhà trường phổ thông.
Tỉ lệ 0% học sinh lựa chọn thi Lịch sử đã diễn ra với ngôi trường được đánh giá là có học lựa “trên trung bình” như trường THPT DL Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, tỉ lệ này có lẽ sẽ còn diễn ra với nhiều trường THPT khác, khi mà từ lâu, môn sử đã trở thành gánh nặng và nhận được cái nhìn thờ ơ, lãnh đạm của cả thầy và trò.
Video đang HOT
Chắc hẳn chưa ai quên, ngày 29/3/2013, sau khi Bộ GD-ĐT thông báo sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, nhiều học sinh đã hẹn hò trên mạng cùng đồng loạt xé đề cương môn học này. Clip phản cảm đã được đưa lên mạng được quay tại Trường THPT Nguyễn Hiền vào ngày 30/3/2013. Phản ứng thái quá này đã khiến dư luận và nhiều chuyên gia giáo dục đặt dấu hỏi về việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường.
Hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Hiền xé đề cương môn Lịch sử vào tháng 3/2013.
Nhiều người đã tỏ ra chua chát khi tỷ lệ trên được công bố, dù đó mới chỉ là tỉ lệ ban đầu. Câu chuyện của học Sử, thi Sử giờ đây lại được tiếp nối theo cách thật đáng buồn.
Nếu được chọn lựa dễ dàng như thế, liệu việc học Sử, dạy Sử trong trường có còn được chú trọng hay chỉ qua loa, đại khái rồi sẽ đến lúc phải nói lời “khai tử”. Không chỉ môn Sử, có lẽ chúng ta còn phải nói lời tạm biệt với khối C bởi số lượng học sinh đăng ký quá ít ỏi.
Nếu ngày trước Lịch sử được xem là “vấn nạn” thi cử với hàng loạt điểm 0, điểm kém bị công bố; cách dạy và học trong nhà trường phổ thông quá cứng nhắc, nặng nề, không tạo hứng thú cho người học. Lúc này, sau khi dư luận lên án quá nhiều, các chuyên gia giáo dục và giáo viên Lịch sử mới giật mình nhìn lại và đau đầu tìm kiếm những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng “ì ạch” của môn Sử, thay đổi cái nhìn của học sinh với môn học này. Trong khi thực trạng dạy và học môn Sử chưa được giải quyết triệt để, thì nay đã phần nào được “hóa giải” chỉ với việc được chọn hay không chọn, và tất nhiên, học sinh không chọn Lịch sử.
Liệu trong kỳ thi này, có học sinh nào lựa chọn môn Lịch sử? Sau kỳ thi này, liệu có ai dám cân nhắc đi theo ngành Lịch sử? Với những người yêu Sử và tâm huyết với Sử, rõ ràng đây là một câu hỏi quá khó. Bao năm qua, họ đã buồn bởi môn Lịch sử không có vị trí đúng đắn trong tư duy của người dạy, người học; đến hôm nay, họ vẫn buồn, nhưng buồn theo một kiểu khác, nỗi buồn của việc bị bỏ rơi và phủ nhận.
Theo VNE
Hiếm học sinh chọn thi môn sử
Thăm dò ở một số trường THPT về việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT của học sinh đã cho kết quả đúng như dự đoán và khảo sát của Báo Thanh Niên vào đầu năm nay: môn sử ít học sinh lựa chọn nhất.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học sử. Đây là môn dự đoán rất ít học sinh chọn thi tốt nghiệp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đến thời điểm này, dù Sở GD-ĐT Hà Nội và TP.HCM chưa yêu cầu các trường cho học sinh (HS) thử đăng ký môn thi tự chọn nhưng một số trường đã bắt đầu làm việc này để thăm dò nguyện vọng của HS và có kế hoạch ôn thi phù hợp.
Ghi nhận của Thanh Niên ở một số trường THPT cho thấy, dù không rơi vào tình trạng "trắng" HS chọn sử như Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhưng cũng chưa thấy ở trường nào môn sử không về cuối trong số môn HS đăng ký dự thi.
Môn lý đứng đầu
Bà Phạm Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Q.Long Biên, Hà Nội), cho biết: "Trong tổng số 662 HS thì có 410 em chọn môn lý, 336 ngoại ngữ, 306 chọn hóa, 183 chọn địa và 67 chọn môn sinh. Môn lịch sử có 20 em". Bà Hương cho hay: "Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với việc chọn ban và khối thi ĐH của HS. HS phần lớn thi khối A, khối D và khối A1 nên những môn tự chọn để thi tốt nghiệp chính là những môn thi ĐH của các em".
Tương tự, ông Phan Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) thông tin: "Môn có nhiều HS lựa chọn nhất là vật lý với 2/3 HS chọn, tiếp đến là môn hóa rồi đến môn ngoại ngữ, địa, sinh. Cuối cùng là môn lịch sử với khoảng hơn 10 HS".
Nhiều HS chọn môn lý cũng là điều dễ hiểu vì thí sinh thi ĐH khối A thường chiếm số lượng áp đảo. HS thi khối A ĐH thì trong kỳ thi tốt nghiệp ngoài môn toán, văn là môn bắt buộc thường chọn thêm hai môn lý, hóa.
Chọn môn theo khối thi ĐH
Tình hình ở TP.HCM cũng tương tự như Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), cho biết: "Trường phân hóa lớp theo khối thi ĐH mà HS đăng ký từ lớp 10. Hiện nhà trường có lớp khối A, B, D, A1 còn khối C không tổ chức được do lúc đó HS đăng ký rất ít, không đủ lớp. Vì vậy, khi được chọn, đương nhiên các em sẽ chọn theo khối thi ĐH, là thế mạnh của mình".
Trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) cũng thống kê ý kiến gần 2.000 HS lớp 12 về môn thi tốt nghiệp. "HS đăng ký các môn theo tỷ lệ dẫn đầu là môn lý với hơn 40%, hóa và tiếng Anh khoảng 20% đến 30%, sinh 5%. Còn hai môn sử và địa thì chưa thống kê đầy đủ, nhưng 3/5 cơ sở không có HS đăng ký 2 môn này", bà Nguyễn Yên Chi, Phó hiệu trưởng nhà trường, nói.
Trường THPT dân lập Trí Đức (Q.Tân Phú) có 300 HS lớp 12. Trong đó có 292 HS đăng ký môn hóa, tiếp theo là lý (167), địa (124), tiếng Anh (91), sinh (69) và lịch sử (16). Bà Hoàng Thị Hồng Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường này, nhận xét: "Do ít HS dự thi các ngành khoa học xã hội nên các môn này ít HS đăng ký".
Ông Lê Thành Thái, Hiệu trưởng Trường trung học thực hành Sư phạm (ĐH Sư phạm TP.HCM), cho hay trường mới phát phiếu cho HS đăng ký vào sáng 3.3, đến hết tuần này, trường mới thu lại, nhưng nhìn chung, HS đăng ký môn tự chọn là môn thi đại học. Ông Trần Văn Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường (Q.9) thông tin theo thống kê tạm thời, phần đông HS chọn môn thi tốt nghiệp trùng với các môn thi ĐH.
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, Q.Đống Đa (Hà Nội) nhận định nếu theo xu hướng chung thì chắc môn lịch sử sẽ là môn ít HS thi vì cả trường không HS nào theo học ban khoa học xã hội và nhân văn.
Trùng với khảo sát của Thanh Niên
Trong ba ngày 4, 6 và 7.1, Báo Thanh Niên thực hiện khảo sát 585 HS lớp 12 các trường THPT Long Trường (Q.9), Nguyễn Văn Linh (Q.8), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3),THPT Bùi Thị Xuân và THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5). Với yêu cầu HS chọn không quá 3 trong 6 môn (lý, hóa, sinh, địa, sử, ngoại ngữ) là môn tự chọn, chúng tôi có kết quả lần lượt như sau: 23,38%, 21,87%, 15,17%, 13,67%, 9,09% và 16,8%. HS chọn môn lý nhiều nhất vì môn này nằm trong 2 khối thi A và A1 và rất nhiều trường ĐH tuyển sinh 2 khối này. Môn hóa nằm trong khối thi A và B nên cũng nhiều HS lựa chọn vì số HS thi ĐH 2 khối này hằng năm khá cao. Dù sử và địa trong khối C thi ĐH nhưng HS chọn môn sử ít hơn. Điều này một lần nữa chứng tỏ, với HS, môn sử hiện nay khó học và chưa hấp dẫn.
Khảo sát này không khác với ghi nhận ở các trường hiện nay.
Ý kiến
Môn hóa, địa dễ "ăn" điểm
"Với HS thi khối D thì lựa chọn môn hóa và môn địa lý đều dễ "ăn" điểm. Môn hóa thi theo hình thức trắc nghiệm mà mọi năm đề thi môn hóa tốt nghiệp THPT rất dễ. Còn môn địa do cho phép sử dụng atlat nên cũng không khó để đạt điểm trung bình. Trong khi đó, môn lịch sử lại thi theo hình thức tự luận, thời gian thi cũng dài hơn so với môn thi trắc nghiệm tới 30 phút".
Một HS Trường THPT Kim Liên - Hà Nội
Không phải vì ghét và dốt mà là sợ
"Sở dĩ em và các bạn không chọn môn sử không phải vì ghét hoặc dốt môn này đâu nhưng đúng là chúng em rất "sợ" cách học và thi lịch sử như hiện nay với quá nhiều sự kiện, con số quá nặng nề cần phải học thuộc. Không thi môn sử cũng có nghĩa chúng em không phải ôm sách để học thuộc và không còn nghĩ cách làm sao quay cóp được nữa".
Một HS Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội
Theo TNO
Du học, cấp thư mời nhập học từ Việt Nam Chương trình "Tuyển sinh du học trực tiếp - Interview Day" nhằm hỗ trợ sinh viên Việt Nam rút ngắn thời gian nhập học, tăng cơ hội đạt học bổng và giảm thiểu chi phí du học bởi cấp ngay thư mời nhập học sau khi phỏng vấn. Chương trình "Tuyển sinh du học trực tiếp - Interview Day" với sự tham dự...