Tài khoản email của bạn giá bao nhiêu?
Bạn có thể nghĩ rằng tài khoản email của bạn chẳng có gì thú vị với những tên trộm, nhưng đôi khi tin tặc biết đó là một mỏ vàng.
Nếu được yêu cầu liệt kê tất cả các tài khoản trực tuyến nhạy cảm nhất, có lẽ bạn sẽ đề cập đến tài khoản ngân hàng, tín dụng, và sức khỏe. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ liệt kê tài khoản email của bạn. Nhưng ở thời điểm mà trộm cắp trực tuyến và xâm phạm dữ liệu đang gia tăng địa chỉ email của bạn có thể là chìa khóa để nhận dạng bạn, cả online và offline.
Thoạt nhìn, không rõ tại sao địa chỉ email lại rất nhạy cảm. Có vẻ hoàn hảo khi nghĩ rằng nên bảo vệ tài khoản ngân hàng bởi nó là con đường dẫn tới kho tiền mặt của bạn. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tài khoản email của họ chẳng chứa điều gì thú vị ngoài những chuyện riêng tư và hình ảnh về bạn bè và gia đình. Chắc chắn, một số người sẽ cảm thấy xấu hổ nếu một trong số đó bị khủng bố, nhưng giá trị thực sự của chúng đối với tin tặc là gì? Đúng, tin tặc biết tài khoản email là kho vàng khối, chứa rất nhiều thông tin giá trị, chẳng hạn như mật khẩu cho các tài khoản khác và các phần khác nhau của những dữ liệu nhạy cảm có giá trị.
Truy cập vào các tài khoản khác
Địa chỉ email đang dần trở thành phương thức định danh trực tuyến của chúng ta. Hầu hết các trang web cho phép người dùng đăng ký tài khoản với địa chỉ email của họ thay vì buộc họ phải tạo ra một tên người dùng riêng biệt. Nếu ai đó nắm quyền kiểm soát tài khoản email của bạn, người đó có thẻ tìm kiếm thông qua các tin nhắn đã lưu của bạn và dễ dàng tìm ra các trang web khác có liên quan đến địa chỉ đó. Ví dụ như ngân hàng trực tuyến, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, và các trang web mua sắm như iTunes và Amazon. Chỉ cần nắm được tài khoản email của bạn, tin tặc có thể truy cập mọi dịch vụ trực tuyến và tài khoản đơn lẻ mà bạn đăng ký bằng địa chỉ email đó.
Thay vì cố gắng thử, đoán mật khẩu, tin tặc chỉ cần yêu cầu thiết lập lại mật khẩu bằng cách nhấp vào đường dẫn “Forget your password” (quên mật khẩu) trên trang web. Thông thường email thiết lập lại mật khẩu sẽ được gửi vào địa chỉ email đã được ghi nhận, có nghĩa là những kẻ tấn công có thể thay đổi bất cứ điều gì mà chúng muốn. Nhắc lại lần nữa, khi có được tài khoản email của bạn tin tặc có thể thay đổi mật khẩu trên tất cả các tài khoản khác của bạn.
Tệ hơn nữa, nếu bị mất kiểm soát tài khoản Gmail của bạn, bạn không chỉ mất một địa chỉ email mà còn mất nhiều hơn thế. Lịch của bạn bị tiếp cận, an toàn tính mạng của bạn bị đe dọa vì những kẻ tấn công biết nơi bạn sẽ ở trong một khoảng thời gian nhất định. Và nếu bạn lên lịch một cuộc gọi quan trọng trong lịch của bạn, kẻ tấn công có thể xắp xếp để nghe trộm nội dung cuộc gọi đó, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc của bạn. Nếu bạn lưu trữ các tập tin trên Google Drive, những tài liệu của bạn sẽ bị tiếp cận. Kẻ tấn công cũng có thể truy cập vào các tài khoản trực tuyến của bạn, cho dù đó là Google , YouTube hoặc thậm chí là blog của bạn. Với các dữ liệu đó, chúng có thể dễ dàng mạo danh bạn và làm thiệt hại khôn lường cho danh tiếng của bạn trên cộng đồng mạng.
Dữ liệu nhạy cảm
Đa số người dùng gửi email nhắc mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác cho chính mình. Ví dụ, một người bạn của tôi đã gửi email chứa khóa bí mật ví Bitcoin của cô cho chính cô và lưu giữ email này trong tài khoản, như thể email của cô ấy là một hầm chứa bí mật. Có thể bạn đã áp dụng điều này một vài lần trong những năm qua. Nếu như vậy, rất có thể bạn đã gửi email chứa các ảnh scan tất cả thông tin cá nhân cho ngân hàng, đơn vị tuyển dụng. Những thứ này có thể vẫn tồn tại trong tài khoản email của bạn. Chúng là “vàng nguyên chất” với những tên trộm danh tính. Một khi những kẻ tấn công kiểm soát email của bạn, với một vài thao tác tìm kiếm khôn ngoan chúng sẽ tìm kiếm được những thông tin hữu ích và có giá trị.
Video đang HOT
Các trang web thương mại điện tử thường không tiết lộ đầy đủ số thẻ tín dụng trong email biên lai. Tuy nhiên, trường hợp giả mạo danh tính gần đây nhất cho thấy rằng những kẻ tấn công vẫn có thể gây ra những thiệt hại to lớn chỉ với bốn chữ số cuối cùng của thẻ tín dụng.
Những kẻ gửi thư rác cũng muốn kiểm soát tài khoản email của bạn nhằm thu thập danh sách địa chỉ email trong tài khoản của bạn để gửi thư rác và tin nhắn lừa đảo. Người nhận sẽ nhìn thấy tên của bạn như là người gửi và tiêu đề lừa đảo. Một kiểu lừa đảo phổ biến đó là nói với người thân của bạn rằng bạn đang bị mắc kẹt ở nước ngoài và cần được giúp đỡ càng sớm càng tốt.
Đảm bảo cho tài khoản của bạn
Cloudsweeper là một dự án khá thú vị của hai nhà nghiên cứ tại Đại học Illinois, Chicago, Mỹ. Bạn cấp quyền truy cập tài khoản email của bạn, hiện tại chỉ hỗ trợ Gmail, và công cụ sẽ quét tất cả các tin nhắn để thấy tài khoản email của bạn có giá trị như thế nào với tin tặc. Công cụ này tìm kiếm các dịch vụ gửi email thiết lập lại mật khẩu và các văn bản mật khẩu thực tế tới tài khoản email này. Cloudsweeper gán 1 USD cho các mảnh dữ liệu được tìm thấy để xác định tài khoản có giá trị bao nhiêu trong thị trường ngầm. Chạy nó với tài khoản của bạn: Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy giá trị của nó đối với các tin tặc.
Ngoài ra còn có một số ứng dụng phần mềm có thể quét email của bạn trong Outlook, Mozilla Thunderbird, để thấy những thông tin nhạy cảm có giá trị với tin tặc. Một ví dụ tuyệt vời là Data Discover của Identity Finder.
Bạn cần nắm được giá trị của tài khoản email của bạn, làm cho nó trở nên khó bị xâm nhập. Chọn một mật khẩu cực kỳ mạnh mẽ, kết hợp nhiều con số, ký tự viết hoa viết thường và dấu câu. Quan trọng nhất là bạn không nên sử dụng mật khẩu email chung với các tài khoản khác. Hãy dùng một ứng dụng quản lý mật khẩu như LastPass để đảm bảo rằng mật khẩu của bạn được an toàn.
Hãy cẩn thận với các email lừa đảo và xem xét kỹ lưỡng mọi thông điệp yêu cầu bạn đăng nhập và xác minh thông tin của bạn. Có một trình quản lý mật khẩu cũng rất hữu ích trong trường hợp này, nó sẽ nhận ra các trang web yêu cầu bạn nhập mật khẩu là trang web lừa đảo hay là trang web an toàn.
Nếu nhà cung cấp email của bạn cung cấp xác thực qua hai yếu tố, bạn nên kích hoạt nó. Bằng cách này, ngay cả khi kẻ tấn công ăn cắp được mật khẩu của bạn chúng cũng không thể truy cập vào bên trong trừ khi chúng truy cập được vào chuỗi khóa hoặc smartphone của bạn.
Địa chỉ email của bạn là chìa khóa tới vương quốc danh tính của bạn, các mối quan hệ và những người thân của bạn. Hãy bảo vệ nó ngay hôm nay.
Theo PCMag
Nhìn lại giao diện trong 10 năm qua của Gmail
Trong 10 năm, Gmail đã thay đổi khá nhiều và tập trung vào giao diện cũng như nhu cầu người dùng.
2004: Gmail ra đời
2006: Ra mắt chức năng Chat và Lịch
2010: Đưa vào tính năng lọc thư.
Tính năng này được cập nhật vào tháng 8/2010, giúp hộp thư của bạn có thể chia thành ba mục: Quan trọng và chưa đọc; Gắn sao; Những thư khác. Với nâng cấp này, người dùng sẽ tránh được tình trạng ngập trong những email tự động gửi từ các trang web.
2011: Cập nhật giao diện người dùng trực quan hơn.
Nhanh chóng trở thành công cụ cung cấp hộp thư điện tử lớn nhất thế giới, năm 2011 lần đầu tiên Google áp dụng thay đổi thiết kế lớn trong giao diện người dùng của Gmail. Hình ảnh avatar cá nhân đã được thêm trong các email và chat, hình nền tùy biến đồng nhất. Có thể thoải mái lướt email không bị rối trên các thiết bị có kích thước màn hình khác nhau.
2013: Chia hộp thư thành 3 mục nhỏ.
Ba mục được Gmail đưa vào gồm: Primary; Social; Promotions. Giúp người dùng tránh được những email quảng cáo và email từ mạng xã hội. Tập trung vào email quan trọng cần xử lý.
Gmail trên Android (năm 2008 và hiện nay).
Gmail trên iOS (năm 2011 và hiện nay).
Theo Trithuctre
Samsung tích hợp đầu thu tín hiệu KTS vào các mẫu TV 2014 trên 32 inch Thực hiện lộ trình số hóa truyền hình của Chính phủ Việt Nam, Samsung là nhà sản xuất tiên phong tích hợp chức năng thu truyền hình kỹ thuật số theo chuẩn DVB-T2 vào tất cả các mẫu TV 2014 có kích cỡ trên 32 inch. Riêng dòng TV H5510 được tích hợp khe cắm thẻ CI , bước đầu cho phép người...