Tài chính tuần qua: Coteccons dự chi hơn 300 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ, Hòa Phát thoái vốn mảng nội thất
Coteccons dự chi 340 tỷ đồng để vào gần 5 triệu cổ phiếu CTD; Tập đoàn Hòa Phát muốn thoái vốn khỏi mảng nội thất trong năm 2021;12 nhà đầu tư đăng ký tham gia phiên thoái toàn bộ vốn của HUD tại HUD Kiên Giang… là các thông tin tài chính đáng chú ý trong tuần qua.
Tài chính tuần qua: Coteccons dự chi hơn 300 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ, Hòa Phát thoái vốn mảng nội thất
Coteccons muốn mua 6,18% lượng cổ phiếu đang lưu hành
Cuộc họp mới đây của HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons đã quyết định mua vào 4,9 triệu cổ phiếu CTD. Lần đầu tiên kể từ khi niêm yết trên sàn năm 2010, doanh nghiệp xây dựng này đăng ký mua vào lượng cổ phiếu quỹ lớn như trên.
Lần gần nhất, Coteccons đã phải chi ra gần 433 tỷ đồng để mua vào 2,72 triệu cổ phiếu, tương đương mức giá bình quân 159.154 đồng mỗi cổ phiếu. Dù lượng cổ phiếu dự tính mua vào đợt này lớn hơn nhưng số tiền Cotecons cần chi ra ước tính chỉ khoảng hơn 340 tỷ đồng. Bởi giá cổ phiếu CTD đã nằm trong xu hướng rơi sâu hai năm gần đây.
phiếu quỹ sẽ tăng lên 7,86 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phiếu quỹ của Coteccons sẽ tăng lên 783 tỷ đồng. Vốn điều lệ của doanh nghiệp xây dựng này hiện cũng chỉ hơn 792 tỷ đồng. Mặc dù có quy mô nguồn vốn 14.056 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 8.500 tỷ đồng, mức vốn điều lệ cũng là giá trị tổng lượng cổ phiếu đã niêm yết theo mệnh giá chỉ ở mức khiêm tốn.
Nguồn vốn chính của công ty đến từ thặng dư vốn có được từ phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá trong các đợt chào bán cổ phiếu, cùng các nguồn quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cùng các khoản công nợ đối tác. Coteccons cũng hoàn toàn không sử dụng kênh tín dụng ngân hàng, chủ yếu do công ty đang có sẵn lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng dồi dào.
Hòa Phát thành lập 4 tổng công ty, thoái vốn mảng nội thất trong năm 2021
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố kế hoạch cơ cấu lại mô hình tổ chức với các tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động.
Video đang HOT
Hòa Phát sẽ thành lập 4 tổng công ty trực thuộc tập đoàn bao gồm: Tổng công ty Gang Thép, Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp và Tổng công ty Phát triển Bất động sản.
Trong đó, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát đã được thành lập từ năm 2016, bao gồm 5 công ty thành viên là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai, Công ty CP Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát, Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát.
Còn về Tổng công ty Phát triển Bất động sản Hòa Phát, tổng công ty được Tập đoàn Hóa Phát quyết định thành lập vào ngày 8/12/2020 với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của Hòa Phát là 99,9%, tương đương 1.998 tỷ đồng. Theo mô hình hoạt động mới của tập đoàn, 2 đơn vị nhỏ hơn của Tổng công ty Phát triển Bất động sản là Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát và Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát.
Trong đó, Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát đánh dấu việc Hòa Phát lần đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản vào năm 2001.
Phía Hòa Phát cho biết tập đoàn này đang tiến hành làm hồ sơ pháp lý để hoàn tất thủ tục thành lập cho 2 đơn vị còn lại là Tổng công ty Gang thép và Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu trong tháng 12/2020.
Cùng với việc thành lập 4 tổng công ty, Tập đoàn Hòa Phát cũng tiết lộ về việc thoái vốn khỏi ngành nội thất trong năm 2021. Nguyên nhân tập đoàn đưa ra là do tính chất thủ công, kinh tế gia đình của ngành nội thất, cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, không phù hợp với mô hình sản xuất của tập đoàn.
98% vốn HUD Kiên Giang thu hút 12 nhà đầu tư tham gia đấu giá
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về danh sách các nhà đầu tư đủ điều kiện về năng lực để tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng HUD Kiên Giang do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sở hữu.
Theo đó, 98% vốn của HUD Kiên Giang do HUD nắm giữ thu hút 12 nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của “ông lớn” ngành sản xuất bồn nước inox – Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Như đã đưa tin trước đó, 34,8 triệu cổ phần HUD Kiên Giang mà HUD chào bán sắp tới có giá khởi điểm là 34.000 đồng/cổ phần, tương ứng cả lô là hơn 1.184 tỷ đồng. Phía HUD sẽ bán đấu giá trọn lô cổ phần của HUD Kiên Giang, tức là mỗi nhà đầu tư trên sẽ phải chi tối thiếu 1.184 tỷ đồng để mua được cổ phần trong phiên đấu giá này.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của HUD Kiên Giang là hơn 29 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó lợi nhuận thuần lũy kế lại giảm hơn 18%, đạt hơn 26 tỷ đồng.
Nhìn xa hơn về kết quả kinh doanh của 3 năm 2017, 2018, 2019, tổng doanh thu của HUD Kiên Giang duy trì ở mức 2.200 tỷ đồng – 2.300 tỷ đồng. Tỷ lệ tổng chi phí/tổng doanh thu trong 3 năm đều loanh quanh ở mức 95%- 96%.
VCG mua vào hơn 39 triệu cổ phiếu quỹ
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) vừa thông báo mua vào hơn 39 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 16/11 đến ngày 2/12.
Với mức giá giao dịch bình quân của đợt thu mua lần này là 41.823 đồng/cổ phiếu, VCG đã chi ra hơn 1.640 tỷ đồng.
Trước đó, công ty có chủ trương mua lại tối đa hơn 44 triệu cổ phiếu, tương đương 10% vốn điều lệ để làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, VCG không thực hiện mua đầy đủ số lượng đã đăng ký do nguồn quỹ chỉ có 1.644 tỷ đồng, được trích từ thặng dư vốn, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
Như vậy VCG đã giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành từ 441,7 triệu đơn vị xuống 402,4 triệu đơn vị.
Thời gian qua, công ty liên tục có động thái thực hiện thoái vốn tại các đơn vị thành viên, đơn cử như việc chuyển nhượng 765 nghìn cổ phiếu, tương đương 51% vốn của Vinaconex Mart. Và mới đây, công ty dự kiến bán 17,5 triệu cổ phiếu ND2, tương đương 35% vốn NEDI2 cho Toyota Tsusho Corporation, một công ty kinh doanh tổng hợp thuộc tập đoàn xe hơi nổi tiếng Toyota Group.
Tăng tốc bán hàng, Hòa Phát đối diện sức ép thu nợ
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG, sàn HoSE) tiếp tục gây ấn tượng bởi sản lượng bán hàng tăng mạnh, nhưng tín hiệu lạc quan đó cũng đi kèm sức ép trong hoạt động thu nợ.
Con số các khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Phát đang tăng tốc rất nhanh
Tăng tốc bán hàng
Tháng 11/2020, Hòa Phát cho biết, Công ty đạt sản lượng thép thô 552.000 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ; tổng lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm bán ra đạt 514.000 tấn. Lũy kế 11 tháng, Công ty đạt sản lượng gần 5,2 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019; tiêu thụ trên 3 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng 23,7% so với cùng kỳ.
Trong 11 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát xuất khẩu 480.000 tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu thép xây dựng của Công ty gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Australia, Campuchia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Ghana. Ngoài ra, Hòa Phát còn xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn phôi vuông để sản xuất thép xây dựng.
Lãnh đạo Công ty cho biết, thời gian qua, Hòa Phát ưu tiên sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Do vậy, thành phẩm thép xây dựng chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Nếu có nhiều sản phẩm hơn, sản lượng bán hàng thép xây dựng của Công ty trong tháng 11 có thể cao hơn mức kỷ lục đạt được trong tháng 9/2020.
Sức ép hoạt động thu nợ
Những tín hiệu lạc quan là vậy, song sự bùng nổ nhanh về doanh số và lưu lượng hàng hóa thường đi kèm với những yêu cầu khó khăn hơn trong kiểm soát các hoạt động tài chính.
Sự bùng nổ nhanh về doanh số và lưu lượng hàng hóa thường đi kèm với những yêu cầu khó khăn hơn trong kiểm soát các hoạt động tài chính.
Hiện tại, rủi ro thu nợ chưa xuất hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính của Hòa Phát. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm cuối tháng 9/2020 là khoảng 38,5 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với mức hơn 37,1 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.
Song việc kiểm soát rủi ro thu nợ trong bối cảnh doanh số bán hàng tăng đang là thách thức cho Hòa Phát. Hiện có những khoản chưa đến thời hạn, nên chưa trích lập dự phòng. Nhưng khi lưu lượng bán hàng tăng nhanh, thì Công ty phải chấp nhận tăng quy mô các khoản hàng phải cho khách nợ tiền, dẫn đến việc đòi nợ trở nên bận rộn hơn, nếu không kiểm soát chặt chẽ, việc phát sinh nợ quá hạn rất dễ gia tăng.
Thực tế, áp lực đối với Hòa Phát cũng gia tăng trong việc theo dõi công nợ. Điều đó được thể hiện ở con số các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đang tăng tốc rất nhanh. Số dư tại ngày 30/9/2020 đã tăng tới 63,7% so với đầu năm. Riêng phải thu ngắn hạn của khách hàng trong giai đoạn này cũng tăng tới hơn 50%.
Số dư các khoản phải thu tăng lên đồng nghĩa với việc Hòa Phát phải chấp nhận bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn. Điều này tuy phù hợp với sự gia tăng doanh số, nhưng ít nhiều cũng khiến Công ty phải tăng vay tài chính để "nuôi" phần vốn bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có mức tăng 42,5% trong 9 tháng đầu năm, chi phí lãi vay theo đó đã tăng 137% so với cùng kỳ.
Thêm lãnh đạo Hòa Phát muốn bán 1 triệu cổ phiếu Ông Nguyễn Ngọc Quang, thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ) vừa đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu HPG để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận. Thời gian thực hiện từ 10/12 đến 8/1/2021. Ông Nguyễn Ngọc Quang - Ông Quang sinh năm 1960, gia nhập...