Tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc
Hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến pháp luật…
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc. (Nguồn: Báo điện tử Chính phủ)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1062/QĐ-TTg bổ nhiệm lại ông Nguyễn Văn Phúc giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian tái bổ nhiệm tính từ ngày 22/9/2022.
Hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến pháp luật; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam; Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của SEAMEO tại Việt Nam; Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; phụ trách các địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Ông Nguyễn Văn Phúc trải qua nhiều cương vị công tác như: Nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu phát triển thuộc Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Phó trưởng phòng Nghiên cứu phát triển thuộc Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Phó trưởng khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng khoa Kinh tế thuộc Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Hiệu trưởng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22/9/2017, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
UBND TPHCM tặng bằng khen 'Tập thể lao động xuất sắc' cho 125 đơn vị trường học
Sáng 25-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Video đang HOT
Đến tham dự có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM và Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TPHCM.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Hội nghị có sự tham gia của 22 điểm cầu trực tuyến tại TP Thủ Đức và 21 quận, huyện với sự tham dự của lãnh đạo UBND quận, huyện, phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hoài Nam cho biết, về tình hình cơ sở vật chất trường lớp, nhiều địa phương đang gặp khó khăn về áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao, số trường và số phòng học chưa đủ đáp ứng triển khai dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp nhiều khó khăn, nhất là khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018.
Trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị gặp khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu CT GDPT 2018, ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quá trình xây dựng các trường ngoài công lập nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn do các địa phương thiếu quỹ đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn nhiều vướng mắc.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Về đội ngũ, công tác tuyển dụng giáo viên đã có nhiều đổi mới theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở. Hiện nay, thành phố đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, chăm lo đời sống cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
Chủ tịch UBNDTPHCM Phan Văn Mãi trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng giáo viên trong năm học 2021-2022 thực hiện chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn tiếng Anh, tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đủ đáp ứng theo quy định, nhất là đối với loại hình học tập 2 buổi/ngày.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Nhìn chung, trong năm học 2021-2022, ngành giáo dục đã thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương đổi mới của ngành, thể hiện rõ qua những chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên. Bên cạnh đó, toàn ngành đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường và triển khai dạy học.
Đánh giá về tình hình triển khai năm học 2021-2022, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM nhìn nhận, giai đoạn dạy học trực tuyến khá dài, một số học sinh không có thiết bị học tập, thời gian tương tác giữa giáo viên và học sinh ít làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1. Ngoài ra, việc học trực tuyến một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tâm lý và kỹ năng sống của học sinh.
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, tinh thần tự giác và ý thức chấp hành quy định pháp luật ở một số trung tâm chưa tốt. Một số trung tâm chưa quan tâm đến nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sử dụng lao động người nước ngoài, công tác phòng cháy chữa cháy, nội dung quảng cáo chưa đúng theo giấy phép được cấp.
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo lý giải của Sở GD-ĐT TPHCM, nguyên nhân là do các biện pháp chế tài chưa kịp thời và đủ mạnh để chấn chỉnh những sai phạm của các trung tâm ngoại ngữ, tin học khi vi phạm, địa bàn rộng nên chưa kịp thời nắm bắt các sai phạm của các trung tâm.
Ngoài ra, công tác giảng dạy kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều lúng túng vì đang chờ Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định cụ thể các nội dung liên quan.
Từ những thực tế đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, năm học 2022-2023, ngành giáo dục đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lí nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Phát triển mạng lưới triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 3, 7 và 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, 8 và 11; Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện CT GDPT 2018.
Song song đó, ngành giáo dục tiếp tục vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tiếp tục mở rộng mô hình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
Trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục phát triển các kho học liệu số dùng chung toàn ngành gồm bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác, phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt, công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, rà soát các điều kiện đầu tư, chính sách thuế, đất đai trong lĩnh vực giáo dục nhằm cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch, giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Dịp này, UBND TPHCM đã trao tặng bằng khen "Tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022" cho 125 tập thể đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của giáo dục thành phố.
Năm học 2021-2022: Ngành GD&ĐT TP.HCM đạt những thành tựu ấn tượng Dù bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng ngành GD&ĐT TP đã đảm bảo hoạt động dạy học và đạt được những thành tựu ấn tượng. Sáng 25-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022-2023. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn...