Tác hại khôn lường khi tổ chức kiểm tra học kỳ sớm, bớt của học trò cả tuần lễ
Kế hoạch kiểm tra học kì của sở giáo dục, phòng giáo dục thường được đẩy lên trước … 1 tuần.
Biên chế năm học năm nay, phần lớn các địa phương trên cả nước có cơ cấu 35 tuần thực học, thay vì 37 tuần như một số địa phương đã làm trước đây.
Trong 35 tuần thực học, có 18 tuần ở kì I, 17 tuần ở kì II.
Một số địa phương thực hiện kiểm tra học kì I vào tuần 17, giới hạn kiến thức ra đề kiểm tra ở tuần 16, cá biệt có địa phương giới hạn tuần 15 [1].
Nhà trường, giáo viên được tự chủ về chuyên môn, bất cứ ai làm phân phối chương trình đều dành tiết kiểm tra học kì I vào tuần 18, học kì II vào tuần 35.
Thế nhưng, khi thực hiện kiểm tra học kì các cơ sở giáo dục đều thực hiện theo … kế hoạch của sở giáo dục, phòng giáo dục! Kế hoạch kiểm tra học kì của sở, phòng thường được đẩy lên trước … 1 tuần!
Khi kế hoạch kiểm học kì được đẩy lên trước 1 tuần, buộc giáo viên phải thay đổi kế hoạch dạy học của mình. Bài mới dạy ở tuần 16,17 ở học kì I (34,35 ở kì II) sang tuần sau mới dạy để dành tiết ôn tập cho học sinh chuẩn bị kiểm tra.
Cái lợi của kiểm tra học kì sớm
Cái lợi của kiểm tra học kì sớm lớn nhất mà học sinh và giáo viên đều nhận thấy, đó chính là kiến thức dùng để ra đề sẽ được giảm bớt một phần, đề kiểm tra có thể “nhẹ nhàng hơn”.
Bên cạnh đó, giáo viên có thời gian chấm bài, vào sổ dài hơn; nhà trường có thời gian tổng hợp số liệu báo cáo lên cấp trên đảm bảo sớm.
Học sinh làm bài kiểm tra học kì. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Video đang HOT
Học trò lợi đâu chả thấy
Tâm lý học trò sau khi kiểm tra xong chẳng khác quả bóng xì hơi, phần lớn đã chuẩn bị tâm thế … vui chơi thoải mái, mà thực tế từ các năm học trước …. đã là như thế!
Giáo viên sau khi kiểm tra xong, nhận bài, tranh thủ chấm, đơn giản nhất là … chấm trên lớp.
Tâm lý, tâm thế của cả thầy và trò đều … tương tự nhau, nên tiết học không thể nào đạt yêu cầu, trò chẳng thiết học, thầy chẳng muốn dạy.
Với môn học có 1 tiết/tuần, ít nhất còn 1 bài chưa học, với các môn học có 2, 3, 4 tiết/tuần thì số bài chưa học sẽ lớn hơn.
Như vậy, chính các sở, phòng khi đẩy lịch kiểm tra học kỳ sớm cả tuần đã tạo nên khoảng trống trong tiến trình tiếp thu kiến thức của học trò.
Điều nguy hại hơn, chính những tiết học cho có, vui là chính, của học trò; tranh thủ chấm bài, nhập điểm, ngồi cho hết tiết để ký sổ đầu bài của thầy, gây mất niềm tin của phụ huynh, học sinh vào nhà trường, thầy cô.
Không ít phụ huynh đã chủ động cho con nghỉ học sau khi đã kiểm tra học kì vì thấy con đi học trở nên vô nghĩa.
Như vậy, kiểm tra học kì sớm, chúng ta đang … bớt của học trò ít nhất 1 tuần! Nếu cả hai học kì, tiến hành kiểm tra sớm, học trò đã mất 2 tuần.
Theo ý kiến người viết, các địa phương tuyệt đối không nên kiểm tra học kì sớm, hãy tôn trọng kế hoạch dạy học của cá nhân, nhà trường đã lên từ đầu năm học, kiểm tra vào tuần 18 với kì I (tuần 35 với kì II).
Muốn kiểm tra đề chung, cần phân công lại thời khóa biểu, đảm bảo tiết kiểm tra là tiết học cuối cùng của học kì.
Giáo viên tuyệt đối không được đưa bài kiểm tra lên lớp để chấm vì lý do kịp thời cho tiến độ báo cáo của nhà trường.
Giãn tiến độ báo cáo 1 tuần sau khi kiểm tra, với các phần mềm quản lý giáo dục hiện nay, lãnh đạo ngành chỉ cần vài lần kích chuột là có toàn bộ số liệu, vì vậy không cần yêu cầu nhà trường báo cáo ngay sau khi … vừa tổ chức kiểm tra xong, gây áp lực cho giáo viên phải đưa bài lên lớp chấm.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://sgddt.dongnai.gov.vn/chi-dao/van-ban/kiem-tra-va-so-ket-hoc-ki-i-bac-trung-hoc-nam-hoc-2020-2021-d3730.h
Xu hướng ra đề thi không chỉ để kiểm tra kiến thức
Học sinh không còn bắt buộc phải làm những bài kiểm tra với yêu cầu viết đúng, viết đủ những nội dung trong sách giáo khoa mà thay vào đó là các trò chơi hay bài thể hiện năng lực bản thân.
Học sinh học và làm bài kiểm tra môn sinh học với điện thoại di động - ẢNH: C.P
Đề mở theo hướng cho học sinh lựa chọn
Học kỳ 1 năm học 2020 - 2021 là học kỳ đầu tiên các trường chính thức thực hiện những quy định mới trong kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh (HS) theo Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS, THPT.
Theo đó, các trường có thể sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra như bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính, bài thực hành, dự án học tập... Giáo viên (GV) đánh giá năng lực HS thông qua quá trình học tập, thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định.
Chúng em không còn sợ hãi vì phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ những khái niệm hay định nghĩa của bài học. Mà thay vào đó việc kiểm tra theo yêu cầu hiểu và vận dụng sẽ giúp việc học nhẹ nhàng và giảm áp lực khi có thể chủ động thể hiện hiểu biết theo cách của mình
NGUYỄN THẢO ANH (HS lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM)
Vì vậy, đề kiểm tra trong học kỳ này đã không còn đơn thuần là những bài kiểm tra kiến thức, yêu cầu HS viết đúng viết đủ từng nội dung ghi nhớ, định nghĩa được in đậm trong sách giáo khoa (SGK). Mà thay vào đó, HS có điều kiện để lựa chọn những đề thi mà bản thân hứng thú, từ đó thể hiện năng lực, tư duy vận dụng và sáng tạo...
Chẳng hạn Phòng Giáo dục Q.1 (TP.HCM) ra đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn lớp 8 yêu cầu HS đưa ra lời khuyên với người thân để họ dần từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Một câu khác trong đề thi có yêu cầu: "Tình cảm đẹp nhất trên đời là tình thân. Muôn đời muôn kiếp, ruột thịt là thân thuộc nhất", em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã trải qua hoặc xem từ sách báo, phim ảnh hoặc được nghe, được chứng kiến trong đời sống về tình cảm gia đình... Đối với HS lớp 9, đề thi môn ngữ văn của Q.1 yêu cầu HS kể lại một trải nghiệm đáng nhớ để từ đó trưởng thành thông qua câu nói của William Arthur Ward "Mục đích của đời người là trưởng thành"...
Thầy Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), so sánh những năm trước đề kiểm tra thường yêu cầu cụ thể, HS làm trong phạm vi nhất định. Năm nay đề ra theo hướng mở, HS có thể kể bất kỳ câu chuyện nào để thể hiện trải nghiệm của mình. Thầy Kim Bảo cũng cho biết ngay cả ở khối 6 và 7 mọi năm chỉ có 1 đề thì năm nay có 2 đề để HS lựa chọn đề thi nào phù hợp, thích thú nhất để làm bài.
Với những yêu cầu có tính mở trong đề thi, thầy Kim Bảo cho rằng: "Học trò không bị ràng buộc trong một giới hạn nhỏ mà thể hiện bài làm từ chính trải nghiệm của bản thân. Vì vậy, GV thay đổi yêu cầu môn ngữ văn từ viết hay sang viết đúng, có kỹ năng. HS nào viết hay được cộng thêm điểm năng khiếu trong bài kiểm tra để đảm bảo tính công bằng".
Ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá
Cũng theo hướng mở, không bó hẹp kiểm tra những kiến thức trong SGK và không còn là bài kiểm tra viết truyền thống là cách ra đề của nhiều trường hiện nay.
Chẳng hạn Trường THCS Nguyễn Du đã cho HS sử dụng điện thoại thông minh trong tiết học và thực hiện bài kiểm tra thường xuyên môn sinh học. Dưới sự dẫn dắt của thầy Nguyễn Công Phúc Khánh, Hiệu phó nhà trường, mỗi nhóm HS lớp 9 nhận mã QR để quét và truy cập vào kho tài liệu về kiến thức liên quan protein.
Mỗi nhóm sẽ có 25 phút để tự tìm hiểu kiến thức bài học từ mã QR, thực hiện sơ đồ hóa nội dung kiến thức thông qua sơ đồ tư duy, hoàn thành phiếu học tập cá nhân. Sau đó, đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày, GV sẽ điều chỉnh kiến thức bài học chung cho HS. Hoạt động cuối cùng của giờ học là trò chơi được thiết kế trên ứng dụng Kahoot để củng cố lại kiến thức. Kết quả khi tham gia trò chơi cùng với điểm trình bày qua sơ đồ tư duy sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên của HS.
Chia sẻ về tiết học kết hợp với hình thức kiểm tra đánh giá HS thông qua ứng dụng công nghệ, thầy Nguyễn Công Phúc Khánh cho hay điều này đã tạo tâm thế chủ động cho HS trong tìm kiếm thông tin bài học. GV có thể đánh giá toàn diện và bao quát HS từ thái độ, kỹ năng học tập chứ không chỉ là kiến thức.
Với hình thức học và kiểm tra mới này, Nguyễn Thảo Anh, HS lớp 9 của trường, cho biết: "Chúng em không còn sợ hãi vì phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ những khái niệm hay định nghĩa của bài học. Mà thay vào đó việc kiểm tra theo yêu cầu hiểu và vận dụng sẽ giúp việc học nhẹ nhàng và giảm áp lực khi có thể chủ động thể hiện hiểu biết theo cách của mình".
Học kỳ này, lần đầu tiên Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) đã tổ chức cho khoảng 700 HS lớp 12 thực hiện bài kiểm tra các môn toán, vật lý, hóa học bằng điện thoại thông minh hoặc trên máy tính có kết nối internet. Ngay sau khi kết thúc bài làm, bấm nút nộp bài thì mỗi HS nhận kết quả kiểm tra ngay lập tức.
Cũng trong lộ trình thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), cho biết nhà trường đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chỉ một số môn tự nhiên có bài kiểm tra một tiết ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại di động.
Tuy nhiên, đến học kỳ 2, nhà trường sẽ mạnh dạn tổ chức cho HS kiểm tra các môn trên máy tính hay các ứng dụng công nghệ. Đặc biệt ông Phú cho hay sẽ chú trọng với HS lớp 10 và lớp 11 để làm quen dần những thay đổi của các kỳ thi trong những năm sắp tới. (còn tiếp)
Câu chuyện giáo dục: Đừng 'nấu cơm', 'dọn sẵn' mỗi mùa thi! 'Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất người học' là thông điệp ý nghĩa từ hội thảo đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững tổ chức tại Đà Nẵng cuối năm 2020. Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (ảnh minh họa) - ĐÀO NGỌC THẠCH Đây cũng là định hướng đổi mới...