Tác hại của việc lạm dụng tập luyện Cardio
Tập luyện cardio giúp tăng nhịp tim và đốt mỡ nhanh chóng, nên đa số những người thừa cân, béo phì thường được khuyến khích tập cardio cường độ cao. Tuy nhiên, việc tập luyện cardio cũng cần có những cân nhắc vì đôi khi chúng sẽ gây ra một số tác hại đối với sức khỏe của người tập.
Tập luyện cardio giúp làm tăng nhịp tim, điều hòa cơ thể, khí huyết lưu thông. Đây cũng là hình thức tập luyện phù hợp với những người có thể trạng thừa cân, béo phì, thích hợp với những bài tập như đạp xe, chạy bộ, bơi lội… giúp giảm cân đốt mỡ nhanh.
Mặc dù cardio có những tác dụng nhất định đối với hình thể và đối với sức khỏe của người tập. Tuy nhiên việc lạm dụng tập luyện có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, rõ thấy nhất là tình trạng mệt mỏi do phải vận động với cường độ cao hoặc tình trạng đau cơ kéo dài.
Khi tập quá nhiều cardio, bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau đây:
1. Không giảm mỡ, chuyển sang giảm cơ
Nói đến việc giảm mỡ là người ta lại liên tưởng đến cardio. Tuy nhiên, khả năng đốt mỡ từ việc tập cardio là hiệu ứng ngắn hạn. Đến một giới hạn nào đó, nó sẽ không đốt mỡ nữa mà sẽ chuyển sang đốt cơ của bạn.
Chỉ cần cơ thể mất một lượng cơ dù là nhỏ nhất, tỉ lệ trao đổi nghỉ (tức lượng calorie bạn sử dụng khi không tập) sẽ giảm. Như vậy có nghĩa là: Mỡ sẽ khó bị loại bỏ hơn, dù cho bạn có tăng cường độ cardio đi chăng nữa.
2. Người mỏng đi
Nếu bạn muốn tăng cơ thì cardio không phải lựa chọn tốt. Cardio chỉ thích hợp với những tạng người thừa cân và muốn đốt mỡ nhanh. Một vài nghiên cứu cho hay, tập cardio giúp phát triển cơ chân). Đừng mong trở thành một anh chàng cơ bắp như Jason Statham chỉ với các bài cardio.
Người bạn sẽ trở nên kém sức sống và mất cân đối nếu như người quá mỏng và không có cơ, sự rắn chắc sẽ mất đi và bạn có thể trông như người bị ốm.
3. Đau khớp trường kì
Nhiều bài tập cardio có thể gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Chạy bộ hoặc đạp xe nhiều sẽ khiến mắt cá, đầu hống, hông, lưng dưới bị tác động và có thể gây ra những tổn thương lâu dài. Đạp xe nhiều có thể gây ra các vấn đề về lưng, vai- tương tự như với bộ môn bơi lội.
Nếu sau thời gian tập, bạn cảm thấy cơ thể đau nhức, mệt mỏi, hãy xem lại các động tác và điều chỉnh cho đúng, giảm tần suất tập hoặc thay đổi các nhóm bài tập. Nếu bạn đi đau chân, hãy hạn chế những bài tập phải sử dụng chân nhiều.
Tập quá sức có thể khiến cột sống bị tổn thương, gây thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…những tổn thương này có thể thấy rõ trên xét nghiệm hình ảnh x quang cột sống.
Video đang HOT
4. Người mệt mỏi, mất nước
Tập luyện là một dạng giúp giải tỏa stress và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên chỉ nên tập đến với giới hạn nào đó, nếu tập quá sức bạn sẽ phải đối mặt với việc căng thẳng do đau đớn thể chất kết hợp với sự mệt mỏi của não bộ.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là việc giảm năng suất tập. Bạn không thể hoàn thành phần tập cardio như thường ngày vì mải mê lo nghĩ đến công việc, bạn bè. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ ngã bệnh và chấn thương.
5. Cách khắc phục
Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ thể hình của mình, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các Huấn luyện viên thể hình, họ sẽ tiến hành đo lượng mỡ,cơ của bạn để biết bạn phù hợp với hình thức tập luyện nào.
Thứ hai, khi tập luyện, hãy chọn cho mình nơi tập luyện thoải mái nhất, bạn có thể tập ở nhà hoặc đến các phòng tập gym. Hãy cân đối các bài tập, không nên tập quá nhiều, quá lâu một bài cụ thể nào đó. Cân đối giữa các bài tập tăng cơ hoặc giữ cơ. Hơn nữa, các bài tập thể lực tăng khả năng chịu đựng của khớp cơ, qua đó hạn chế khả năng chấn thương. Tập thể lực cũng không đè ép bạn như tập Cardio. Xen kẽ giữa những ngày tập Cardio là những ngày tập thể lực, ngoài ra cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi sau mỗi giờ tập luyện.
Đối tượng nào dễ bị tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng?
Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng là những vấn đề sức khoẻ dễ xảy ra do thói quen tắm rửa, ăn uống hay ngồi điều hoà sai cách. Dưới đây là những thói quen cần bỏ, nhóm người có nguy cơ cao và cách phòng tránh cần lưu ý.
Theo các thống kê y học cho thấy đột quỵ mùa nắng nóng thường xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Trong một nghiên cứu về nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng của trường Đại học Haifa trên tính toán báo cáo về tình trạng đột quỵ của nước này cho biết, mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C thì nguy cơ xảy ra đột quỵ sẽ tăng lên 10% trong thời gian là 6 ngày.
Nghiên cứu này tập trung trong việc xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ dạng tắc mạch máu cao hơn dạng đột quỵ vỡ mạch máu và gây xuất huyết não. Khi xem xét hồ sơ ghi chép bệnh án của những người bị đột quỵ, các nhà khoa học nhận thấy rằng cơn đột quỵ có thời gian ủ bệnh là 6 ngày và thường xảy ra ở nhóm nam giới và nữa giới có độ tuổi từ 50 trở lên.
Do đó việc xác định nguyên nhân, các thói quen nguy cơ gây đột quỵ mùa nắng nóng đặc biệt cần thiết đối với người trên 40 tuổi hay người từng có tiền sử bệnh này.
1. Nguyên nhân gây đột quỵ mùa nắng nóng
- Nhiệt độ chênh lệch:
Vào mùa hè thời tiết thường thay đổi đột ngột, bất thường chẳng hạn như việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ bên ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên.
Để nhiệt độ phòng bật điều hòa quá thấp, gây chênh lệch lớn với nhiệt độ ngoài trời; nếu ra ngoài đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt do các mạch máu co lại và gây ra tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
- Cơ thể bị mất nước
Cơ thể bị mất nước nhiều vào mùa hè (do độ ẩm trong không khí cao) thông qua việc đổ mồ hôi và hơi thở. Điều này có thể gây rối loạn về đông cầm máu từ đó gây đột quỵ.
Cơ thể bị mất nước nhiều hơn vào mùa hè (Ảnh: Internet)
- Tắm ngay khi ở bên ngoài về hoặc tắm nhiều lần
Vào mùa nắng nóng, thói quen tắm khi vừa ở bên ngoài về hay tắm nhiều lần có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu, huyết áp và nhịp đập của tim gây ra đột quỵ hay việc giảm nhiệt cơ thể đột ngột, lúc này lỗ chân lông của bạn co lại gây ra cảm lạnh. Nguyên nhân được giải thích là người do cơ thể đang ở trạng thái mất muối và mất nước nhiều, dẫn tới tình trạng máu cô lại khiến nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn.
2. Nhóm người có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao
Bước vào cao điểm mùa hè, những nhóm người dưới đây có nguy cơ đột quỵ cao hơn cần đặc biệt chú ý:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi
- Người trên 65 tuổi
Hai nhóm kể trên đều có khả năng thích nghi với sự gia tăng nhiệt độ chậm hơn so với nhóm người khác.
Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn (Ảnh: Internet)
- Nhóm đang bị mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận, chứng tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, chứng rối loạn chuyển hoá, người mắc bệnh tâm thần.
- Nhóm có lối sống sinh hoạt không lành mạnh bao gồm: uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, uống ít nước,...
- Người sống ở các khu vực đô thị có nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn người sống ở vùng nông thôn.
Nguyên nhân là do các khu đô thi thường có mức nhiệt cao hơn so với vùng nông thôn, đồng thời vào ban đêm hiện tượng "đảo nhiệt" thường xảy ra, cụ thể là đường nhựa, đường bê tông phả nhiệt ra bên ngoài, nhiệt độ cũng vì thế mà giảm chậm hơn so với vùng nông thôn.
3. Phòng tránh tai biến, đột quỵ mùa hè như thế nào?
- Bổ sung nước cho cơ thể
Uống nước đều đặn, bù nước vào mùa hè là thói quen cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, không nên để tới lúc khát mới uống. Lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau tùy thuộc vào thể trạng (cân nặng, chiều cao) và mức độ vận động.
- Vận động thường xuyên
Duy trì thói quen tập thể dục giúp củng cố thành mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và trái cây
Các loại trái cây và rau xanh rất giàu acid amin hỗ trợ sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch (Ảnh: Internet)
- Không để điều hòa thấp hơn quá 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ lý tưởng là thấp hơn từ 3 đến 4 độ C.
- Không bước ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng điều hoà, cần tắt điều hòa khoảng 15 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ rồi mới ra ngoài.
[ẢNH] Bổ sung nước đúng cách trong mùa nắng nóng để tăng sức đề kháng Trong những ngày có nhiệt độ cao, cơ thể của chúng ta thường sẽ đổ nhiều mồ hôi, phản ứng này gây mất nước, làm giảm chất điện giải, khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội, tắm, dinh dưỡng... thì cung...