Tác hại của thức ăn nhanh đối với sức khỏe
Thức ăn nhanh có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm chức năng não…
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Các chất béo xấu trong thức ăn nhanh làm tăng triglyceride và cholesterol LDL trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Giảm chức năng não : Thức ăn nhanh gây giảm khả năng ghi nhớ và học các kỹ năng mới, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Khi ăn đồ ăn vặt, lượng đường trong máu tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận: Thức ăn nhanh chứa một lượng muối khá lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của natri và kali, gia tăng gánh nặng cho thận.
Video đang HOT
Tổn thương gan: Thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng xấu đến men gan và gây ra các tổn thương gan.
Gây ra các vấn đề tiêu hóa: Thức ăn nhanh hầu như không có chất xơ do đó làm tăng nguy cơ táo bón và trĩ cao hơn.
Tăng nguy cơ ung thư: Hàm lượng đường và chất béo cao trong thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tăng nguy cơ bị trầm cảm: Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Khiến bạn mệt mỏi: Thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng, vitamin do đó việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phầm này có thể dẫn đến mệt, suy nhược./.
Chàng trai 9X đột nhiên tê liệt cả người, nguyên nhân do thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh
Trong lúc làm việc, anh Lâm đột nhiên bị tê liệt cả người, ngã trên sàn nhà và nói năng không rõ.
Anh Lâm thuộc thế hệ 9X, sống tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Trong lúc làm việc, anh Lâm đột nhiên tê liệt cả người, ngã trên sàn nhà và nói năng không rõ nên được đồng nghiệp gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ Minh, khoa Ngoại Thần kinh, bệnh viện Shenzhen No.3 People's Hospital cho biết: "Khi vào bệnh viện, anh Lâm có biểu hiện không có sức lực, tê liệt nửa người bên trái. Vào viện chưa đến 1 tiếng thì anh Lâm rơi vào trạng thái buồn ngủ, nếu không có người gọi dậy thì anh Lâm sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp, xuất huyết não, được chẩn đoán là đột quỵ".
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp, xuất huyết não, được chẩn đoán là đột quỵ.
Sau 2 ngày điều trị, anh Lâm đã tỉnh táo, được đưa vào phòng theo dõi, chuẩn bị tiếp nhận điều trị hồi phục sau đột quỵ.
Sau 2 ngày điều trị, anh Lâm đã tỉnh táo, được đưa vào phòng theo dõi.
Khi hỏi thăm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, anh Lâm cho biết, anh có thói quen thức khuya, tăng ca đêm, ăn uống không theo quy luật và thường tiêu thụ thức ăn nhanh.
Bác sĩ Minh giải thích: "Bệnh nhân có thói quen sinh hoạt không tốt, cộng thêm tiêu thụ thức ăn nhanh chứa nhiều muối, dầu mỡ, đây chính là một trong số nguyên nhân gia tăng nguy cơ xuất huyết não và đột quỵ. Cứu chữa bệnh nhân đột quỵ được xem là chạy đua với thời gian. Những triệu chứng ban đầu, người bệnh thường xem nhẹ. Nếu thời gian "vàng" kéo dài hơn 3 tiếng thì bệnh tình sẽ diễn biến nghiêm trọng".
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Béo phì có thể gây ra 13 loại ung thư Béo phì có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, chúng cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Béo phì và biến chứng của nó là một trong các nguyên nhân gây gánh nặng cho việc chi trả y tế . Theo thống kê của WHO, tỷ lệ người bị...