Tác hại của quả dứa nếu dùng sai cách
Dứa là loại quả rất tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu sử dụng sai cách dứa cũng có thể gây hại cho sức khoẻ.
Dứa là loại quả ngon miệng, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được dứa. Dưới đây là những tác dụng của quả dứa cũng như tác hại nếu sử dụng sai cách.
Hàm lượng calo trong dứa thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng. Chỉ 1 cốc (165g) dứa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng:
Lượng calo: 83Chất béo: 1,7gChất đạm: 1gCarbs: 21,6gChất xơ: 2,3gVitamin C: 88% giá trị hàng ngày (DV)Vitamin B6: 11% DV
Dứa đặc biệt giàu vitamin C và mangan. Trong đó, vitamin C cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, hấp thụ sắt, tăng trưởng và phát triển, trong khi mangan cung cấp các đặc tính chống ôxy hóa và hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Các chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn quá trình ôxy hóa trong cơ thể, có thể hỗ trợ ngăn ngừa chứng viêm và các bệnh mạn tính khác.
Dứa cũng chứa các vi chất dinh dưỡng khác, như đồng, thiamine và vitamin B6, rất cần thiết cho sự trao đổi chất lành mạnh.
Dứa tốt nhưng cần ăn đúng cách.
Dứa cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin B lành mạnh, bao gồm thiamin, niacin, B6 và folate. Những chất dinh dưỡng rất quan trọng để hình thành các tế bào hồng cầu mới, mang ôxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.
Tác dụng của quả dứa với sức khoẻ
Các tác dụng của dứa có thể kể đến như sau:
Hỗ trợ giảm đau khớp
Khả năng chống viêm của bromelain trong dứa có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp. Nếu bị đau khớp do viêm xương khớp, hãy thử thêm dứa vào chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, đây chỉ là những hành động bổ sung, người bệnh vẫn phải dùng thuốc hoặc nếu cần thay đổi liều lượng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Ngăn ngừa cảm cúm
Dứa chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khoẻ, khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng để chống bệnh tật như ho, cảm cúm…
Ngay cả khi bạn đang ốm, dứa và các thức uống từ dứa cũng có thể thay thế cho thuốc, giúp bạn mau khoẻ.
Sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ, kali và vitamin C trong dứa đều thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu, những người tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ khi so sánh với những người tiêu thụ ít kali hơn.
Giúp làm đẹp da
Video đang HOT
Vitamin C trong dứa tác dụng chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Quả dứa còn có tác dụng dưỡng da hiệu quả nhờ dồi dào hàm lượng alpha hydroxyl acid, một thành phần quan trọng trong các loại kem chống nhăn, giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới.
Khi được ăn ở dạng tự nhiên hoặc bôi tại chỗ, có thể giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể.
Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, hệ thống hỗ trợ của da.
Tác hại của dứa nếu dùng sai cách
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlate có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, tuy dứa rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu dùng sai cách dứa cũng gây ra những tác hại không tốt cho sức khoẻ:
Người bị tiểu đường hoặc đang trong quá trình giảm cân nếu ăn nhiều dứa sẽ không tốt cho sức khoẻ bởi dứa chứa nhiều đường và carbohydrate.
Chất axit trong dứa có thể làm sưng môi, lưỡi và triệu chứng giảm dần trong thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng này không cải thiện hoặc nặng hơn thì có thể bạn đang bị dị ứng với dứa và cần đến ngay bệnh viện để được sơ cứu kịp thời.
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dứa hàng ngày.
Đối với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì hạn chế sử dụng nước ép dứa hoặc ăn dứa vì lượng axit sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị của bạn.
Dứa chứa axit oxalic, nếu ăn nhiều sẽ hại dạ dày nên bạn chỉ nên ăn vừa phải và sau bữa ăn. Ngoài ra, những người bị huyết áp thấp và sa bụng (chuẩn bị sinh con) nên ăn ít dứa. Những ai sợ lạnh, cơ thể yếu cũng không nên ăn nhiều dứa.
Trước khi ăn, nên rửa dứa với nước muối để loại bỏ glucoside và protease gây kích ứng dạ dày. Đặc biệt lưu ý không được kết hợp dứa với thịt gà khi nấu ăn để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Trên đây là những tác dụng và tác hại nếu ăn dứa sai cách. Hãy ăn dứa đúng cách để cơ thể nhận được những tác dụng tốt nhất nhé.
Thực hư về loại cây leo được ví như "xương sống của quỷ" giúp chữa bệnh xương khớp
Hồ đằng bốn cánh (chìa vôi bốn cạnh - tên khoa học là Cissus quadrangularis) đã được ứng dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ.
Loại cây này chủ yếu mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới và là một phần của họ cây nho (Vitaceae). Mặc dù nhiều bộ phận của cây hồ đằng bốn cánh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật nhưng thân cây được cho là đặc biệt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây leo hồ đằng bốn cánh hay còn gọi là chìa vôi bốn cạnh được cho là có thể chữa bệnh viêm khớp, béo phì, giảm mỡ máu. Thực hư là gì?
Các hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cây chìa vôi bốn cạnh bao gồm flavonoid, phenol, tannin, sterol thực vật (bao gồm beta-sitosterol) và resveratrol. Ngoài ra, loại cây leo này cũng là nguồn cung cấp canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Dưới đây là những nội dung liên quan tới tác dụng của cây hồ đằng bốn cạnh đối với sức khỏe cũng như những lợi ích tiềm năng, tác dụng phụ và cách dùng chìa vôi bốn cạnh chữa bệnh dựa trên các nghiên cứu khoa học.
1. Công dụng của cây hồ đằng bốn cánh đối với sức khỏe
Ngày nay các chất chiết xuất từ lá, rễ và thân cây hồ đằng bốn cạnh được bán rộng rãi dưới dạng thảo dược bổ sung dạng bột, viên nang hoặc xi rô. Mặc dù có nhiều thông tin liên quan tới tác dụng của cây hồ đằng bốn cạnh trong điều trị các tình trạng sức khỏe như gout, hen suyễn,... nhưng chỉ một số ít trong đó được các nghiên cứu khoa học chỉ ra. Cụ thể:
1.1. Cây chìa vôi bốn cạnh giúp tăng hồi phục do gãy xương
Các nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra rằng cây hồ đằng bốn cánh có thể giúp giảm mất xương, tăng tốc độ chữa lành vết thương do xương gãy và ngăn ngừa loãng xương.
Hình ảnh cây hồ đằng bốn cánh (Ảnh: ST)
Theo Healthline, một nghiên cứu ở 9 người dùng 500mg chiết xuất cây hồ đằng bốn cạnh 3 lần mỗi ngày liên tục trong 6 tuần đã giúp tăng tốc độ chữa lành xương bị gãy, bao gồm cả hỗ trợ giảm đau và giảm sưng.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 60 người cũng cho thấy dùng liều 1.200mg cây hồ đằng bốn cánh mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình lành xương bị gãy cũng như tăng mức độ protein cụ thể cần thiết cho việc hình thành xương mới.
1.2. Ngăn ngừa loãng xương
Theo nghiên cứu năm 2023 đăng tải trên MDPI cho thấy cây hồ đằng bốn cạnh có tác dụng ức chế hoạt động của các hủy cốt bào (osteoclasts - là tế bào đa nhân (6 - 12 nhân), xuất nguồn từ tế bào gốc thuộc dòng mônô bào - bạch cầu hạt của tủy tạo huyết, có khả năng sản xuất các enzym tiêu hủy chất nền xương).
Nguy cơ loãng xương cũng tăng lên ở phụ nữ sau mãn kinh nên một số nhà nghiên cứu đã đưa cây hồ đằng bốn cạnh như một phương pháp phòng ngừa khả thi. Cụ thể, hơn 100 phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương hoặc có yếu tố loãng xương sử dụng 1,2 gam - 1,6 gam giả dược hoặc cây hồ đằng bốn cánh mỗi ngày sau 24 tuần. Kết quả cho thấy cả hai liều dùng đều làm chậm quá trình mất xương. Tuy nhiên, đáng chú ý là mật độ khoáng xương không cải thiện đáng kể ở cả hai nhóm.
Một số thử nghiệm khác trên người cũng cho thấy cây chìa vôi bốn cạnh có thể góp phần điều trị loãng xương nhưng chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu trên các quần thể người lớn hơn và đa dạng nhóm nghiên cứu hơn trước khi kết luận.
1.3. Viêm khớp, giảm đau khớp và sưng tấy
Theo Healthline, cây hồ đằng bốn cánh được chứng minh là giúp giảm đau khớp và các triệu chứng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp - một tình trạng đặc trưng bởi các khớp bị sưng đau và tê cứng nhờ tác dụng của các hoạt chất sinh học bao gồm flavonoid, triterpenoid và chất hoạt động tương tự như steroid đồng hóa (bản thân hồ đằng bốn cánh không phải là một steroid) có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa.
Một nghiên cứu năm 2013 trên NCBI thực hiện trên 29 nam giới bị đau khớp mãn tính dùng 3.200 mg cây hồ đằng bốn cánh mỗi ngày trong 8 tuần. Kết quả cho thấy nhóm này đã giảm đáng kể cơn đau khớp do tập thể dục.
Theo VeryWell Health, trong một nghiên cứu trên động vật thì hồ đằng bốn cạnh có thể giúp giảm mức độ một dấu hiệu sinh học gây viêm thường tăng cao ở người bị viêm khớp gọi là yếu tố hoại tử khối u alpha (tumor necrosis factor - alpha viết tắt là TNF-alpha).
Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn còn hạn chế và chúng ta chưa thể kết luận được ngay rằng uống hồ đằng bốn cánh giúp chữa viêm khớp hay chữa các bệnh đau khớp. Vì thế với câu hỏi chìa vôi bốn cạnh chữa viêm khớp được không thì câu trả lời là chưa được chứng minh.
1.5. Có thể giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Các vấn đề này bao gồm dư thừa mỡ vòng 2, huyết áp cao, đường trong máu cao, tăng mức cholesterol hoặc chất béo trung tính.
Cây hồ đằng bốn cánh có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng (Ảnh: ST)
Theo Healthline, trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên 123 người tham gia uống 1.028 mng cây chìa vôi bốn cạnh mỗi ngày kèm theo các chất bổ sung bao gồm trà xanh, selen và crom. Kết quả cho thấy những người tham gia có sự thay đổi đáng kể về trọng lượng và mỡ bụng, cải thiện lượng đường trong máu lúc đói, giảm chất béo trung tính, giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol xấu.
Tuy nhiên, ở một nghiên cứu tổng hợp phân tích 9 nghiên cứu về tác dụng của cây hồ đằng bốn cánh với hội chứng chuyển hóa thì cho thấy, loại cây này chỉ giúp thúc đẩy hiệu quả giảm cân nếu sử dụng kèm theo các chất bổ sung khác chứ không phải khi uống đơn lẻ.
Chính vì do thiếu các nghiên cứu lớn nên vẫn chưa khẳng định được tác dụng của hồ đằng bốn cánh với hội chứng chuyển hóa, cụ thể là trong ngăn ngừa hoặc điều trị hay không.
2. Rủi ro tiềm ẩn của cây hồ đằng bốn cánh
Nhiều nghiên cứu cho thấy cây hồ đằng bốn cánh khá an toàn khi sử dụng và có rất ít báo cáo về tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuy vậy thì một số ít người đã gặp phải tác dụng phụ, bao gồm:
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Khô miệng
- Đau đầu
- Mất ngủ
Trong đó nhức đầu và đầy hơi là hai tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất khi sử dụng cây hồ đằng bốn cánh. Đặc biệt là khi dùng với liều nặng hơn.
Vậy phụ nữ mang thai dùng cây chìa vôi bốn cạnh được không? Cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú đều không nên dùng chìa vôi bốn cạnh, ít nhất là cho tới khi có thêm thông tin chứng minh được công nhận là nó an toàn cho nhóm đối tượng này.
Về tương tác thuốc, không có bằng chứng chắc chắn về sự tương tác của cây hồ đằng bốn cánh với thuốc, nhưng sự tương tác vẫn có thể tồn tại. Chẳng hạn, do tác dụng hạ đường huyết tiềm ẩn của hồ đằng bốn cánh mà nó có thể tương tác với các loại thuốc khác thường dùng trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc thuốc tăng đường huyết khiến lượng đường trong máu xuống tới cực thấp.
Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là rủi ro này vẫn chưa được báo cáo hoặc đưa ra một cách chính thức. Vì thế mà điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì chất bổ sung nào, đặc biệt là khi bạn đang điều trị các bệnh lý mãn tính.
Chỉ sử dụng hồ đằng bốn cánh khi có chỉ định từ bác sĩ (Ảnh: ST)
3. Liều lượng sử dụng hồ đằng bốn cánh
Theo Healthline, không có liều lượng khuyến cáo chính thức cho hồ đằng bốn cánh. Hầu hết các chất bổ sung từ cây leo này đều ở dạng bột, viên nang hoặc xi-rô được bán rộng rãi tại các cửa hàng và hiệu thuốc với liều khuyến nghị từ 500 - 1.000mg mỗi ngày.
Các nghiên cứu trên NCBI năm 2021 thì liều 300mg - 3.200mg mỗi ngày có thể mang lại lợi ích. Tuy vậy, bạn nên bắt đầu dùng với liều thấp hơn và tăng dần liều để đánh giá tình trạng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Câu hỏi thường gặp
- Hồ đằng bốn cánh có giúp giảm cân không?
Theo VeryWell Health, một số nghiên cứu nhỏ đã tìm thấy mối liên hệ tiềm năng giữa hồ đằng bốn cánh với việc giảm cân. Trong một nghiên cứu, những người tham gia được phân loại là mắc bệnh béo phì đã dùng giả dược hoặc 300mg chiết xuất thân và lá hồ đằng bốn cánh mỗi ngày trong 8 tuần.
So với nhóm dùng giả dược thì nhóm này đã có sự thay đổi cân nặng đáng kể hơn. Nhưng chưa có đủ dữ liệu kết luận về việc dùng hồ đằng bốn cánh giúp giảm cân hiệu quả cũng như liều lượng cần thiết để đạt được mục đích. Điều bạn cần nhớ là không có chất bổ sung nào có thể giúp bạn giảm cân lâu dài và lành mạnh.
- Hồ đằng bốn cánh có giúp tăng cường sinh lý không?
Không có bằng chứng và nghiên cứu nào ủng hộ việc chiết xuất hồ đằng bốn cánh có thể tăng cường lượng testosterone ở nam giới.
Trên đây là những thông tin liên quan tới tác dụng của hồ đằng bốn cánh hay còn gọi là cây chìa vôi bốn cạnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý bổ sung hay sử dụng mà chưa tham vấn ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Mộc nhĩ có tác dụng gì với sức khoẻ? Mộc nhĩ là loại thực phẩm được sử dụng rất đa dạng trong món ăn của người Việt, mộc nhĩ cũng rất tốt cho sức khoẻ. Mộc nhĩ là loại rau khô dùng để chế biến các món ăn. Do có nhu cầu sử dụng làm thực phẩm nên việc nuôi cấy mộc nhĩ trở thành công nghệ và sản xuất gần như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phổi gần như mất chức năng sau khi mắc cúm A

5 lợi ích của lá trầu không

Quả hồng xiêm có tác dụng gì?

Chuyên gia đông y hướng dẫn sử dụng hoa đu đủ đực đúng cách

Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày

Suy đa tạng sau khi tham gia chạy bộ 42 km

Phòng chống ngộ độc do cây, quả dại

Bị chó nhà cắn vào cổ, bé gái thủng thực quản

Tiêu chảy: Nguy cơ lây nhiễm không nên bỏ qua

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Ăn rau mồng tơi thường xuyên vào mùa hè có tác dụng gì?

Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần
Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên đánh đối phương đến bất tỉnh vì mâu thuẫn nhỏ trên đường
Pháp luật
06:41:22 11/04/2025
Nữ thần nhan sắc Hàn Quốc mặc "nội y xuyên thấu" đi sự kiện: Tôi muốn mang tới sự khác biệt
Sao châu á
06:19:29 11/04/2025
Mai Ngọc chiêm nghiệm về hôn nhân sau hơn 3 tháng làm vợ thiếu gia Bắc Giang
Sao việt
06:16:36 11/04/2025
Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên 218
Thế giới
06:05:11 11/04/2025
Cách nấu canh chua cá lóc tại nhà đơn giản
Ẩm thực
06:01:02 11/04/2025
Trung Quốc hạn chế phim Mỹ để 'trả đũa' ông Trump
Hậu trường phim
06:00:18 11/04/2025
Đưa mẹ vợ đến ở cùng, mới chỉ nửa năm, tôi đã phải bỏ đi thuê phòng trọ: Câu tuyên bố của mẹ vợ khiến con rể điếng người
Góc tâm tình
05:26:47 11/04/2025
Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025