‘Tác dụng phụ’ sau bỏ thuốc lá, đối phó thế nào?
Đối với một số người, sau khi bỏ thuốc lá thường gặp phải nhiều thay đổi khó chịu về thể chất, tinh thần khiến họ dễ hút thuốc trở lại.
Một số người thường gặp phải nhiều thay đổi khó chịu về thể chất, tinh thần sau khi bỏ thuốc lá. (Ảnh minh hoạ)
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, gây ung thư phổi và các bệnh khác. Muốn có một sức khoẻ tốt, việc bỏ thuốc lá là vô cùng cần thiết và cấp bách. Trong khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó hơn 40 loại có thể gây ung thư, các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…, đặc biệt phải kể đến hắc ín, nicotin, CO.
Dù hút thuốc là trực tiếp hay thụ động đều có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý trên nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, từ bỏ thuốc lá chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh. Tuy nhiên, những người hút thuốc lá lâu năm, có quá trình tiếp xúc lâu dài với nicotin làm cho hoạt động của não bộ bị lệ thuộc, khi cai thuốc, thiếu nicotin trong máu, cơ thể sẽ biểu hiện khó chịu thường được gọi là “hội chứng cai thuốc lá”. Các triệu chứng phổ biến như thèm thuốc, mất ngủ, uể oải mệt mỏi, khó tập trung, tăng cân… Nhưng điều làm một số người lo lắng là họ cảm thấy bỏ thuốc khiến họ “bệnh” hơn như khó thở, tức ngực, ho, nghẹt mũi…
Nguyên nhân gây khó thở sau khi bỏ hút thuốc
Ngay khi ngừng hút thuốc lá, cơ thể sẽ bắt đầu tự sửa chữa các mô bị hư hại, tổn thương bằng cách loại bỏ các hóa chất và độc tố tích tụ trong thời gian hút thuốc. Trong giai đoạn này, bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự cúm (đau họng, nghẹt mũi, ho khạc ra đờm), đó là nỗ lực của cơ thể để thanh lọc chất độc khỏi hệ hô hấp. Hút thuốc tích tụ độc chất trên lông mao trong phổi. Môi trường không hút thuốc sẽ giúp làm sạch và kích hoạt lại lông mao, những cơn ho là một phần của quá trình làm sạch này. Tùy thuộc vào “khối lượng độc chất” trong phổi, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tháng. Bên cạnh biểu hiện ho, có thể bạn cũng bị cảm giác tức ngực và khó thở. Các nguyên nhân khác gây khó thở khi ngừng hút thuốc bao gồm:
Tăng cảm giác căng thẳng, lo âu. Điều này đặc biệt đúng với những người từng hút thuốc lá như một hình thức thư giãn. Căng thẳng, lo âu khiến người ta cảm thấy khó thở.
Thở nông hơn. Khi hút thuốc lá buộc bạn thở chậm và sâu, sau khi bỏ hút thuốc, bạn ít khi có “cơ hội thở hít sâu” như thế nên bạn có “cảm giác” khó thở (hơi thở nông hơn) là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế thì chính quá trình hút thuốc lá khiến những người hút thuốc lá có thể tích thở ra gắng sức (FEV) giảm rất nhanh. Giảm FEV làm cho người hút thuốc lá lâu dài thở hơi ngắn và khó thở.
Một số triệu chứng do phổi hay đường dẫn khí nhạy cảm có thể xuất hiện sau ngừng hút thuốc. Ví dụ, ở những người phổi nhạy cảm đã quen với tình trạng trong phổi phủ một lớp “hắc ín” từ khói thuốc lá. Khi mô phổi thanh lọc hết hắc ín và tiếp xúc với các hạt không khí bình thường, có bụi, có thể có cả phấn hoa và các yếu tố khác thì phản ứng ho và khó thở có thể xảy ra.
Các triệu chứng trên nếu có nhưng khó thở không kéo dài và không dẫn tới các triệu chứng khác như da nhợt nhạt, tái xanh (biểu hiện cơ thể không nhận đủ oxy) thì bạn vẫn ổn.
Đối phó với ‘tác dụng phụ’ khác
Video đang HOT
Bên cạnh khó thở, cần đối phó với một số “tác dụng phụ” không mong muốn khác có thể gặp sau khi bỏ hút thuốc.
Tâm trạng chán nản: Trầm cảm là tác dụng phụ phổ biến của việc cai nicotine. Nếu trầm cảm trở nên quá nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì trầm cảm kéo dài có thể dễ dàng dẫn đến cám dỗ hút thuốc trở lại.
Mất ngủ: Đây là một triệu chứng cai nghiện phổ biến khác. Để ngủ ngon hơn, tránh dùng caffeine, hãy tập thể dục thường xuyên và thử các bài tập thở sâu trước khi đi ngủ.
Khó chịu, bực bội hoặc tức giận: Gần như ngay lập tức sau khi bạn ngừng hút thuốc, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn rất dễ bực mình hoặc khó chịu. Cảm giác khó chịu này sẽ sớm qua khi cơ thể tự điều chỉnh. Bài tập thư giãn có thể mang lại hiệu quả.
Lo lắng: Nhiều người hút thuốc để giảm căng thẳng. Khi thói quen đối phó này không còn nữa, căng thẳng và lo lắng có thể tích tụ. Tìm thói quen giảm căng thẳng thay thế như nghe nhạc thư giãn, thưởng thức những điều yêu thích hoặc trò chuyện với bạn bè.
Khó tập trung: Đây là một tác dụng phụ khác của việc cai thuốc, nhưng nó sẽ sớm qua đi. Hãy cho bản thân thêm một chút thời gian để hoàn thành công việc trong khi bạn làm quen với cuộc sống không có nicotine.
Tăng cân: Khi cai thuốc lá, nguồn cung nicotin giảm dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng, tăng tiết insuline, giảm hoạt hóa men lipoproteine lipase, do đó làm tăng tổng hợp và dự trữ mỡ. Ngoài ra, các đầu dây thần kinh vị giác và khứu giác sau khi cai thuốc nhạy cảm hơn, người cai thuốc sẽ cảm thấy thức ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn. Đối với người nghiện thuốc lá nặng, khi cai, năng lượng dư thừa mỗi ngày sẽ từ 400 – 500kcal và như thế chỉ sau vài tuần cai thuốc lá, cân nặng sẽ tăng nhanh từ 3 – 4kg. Vì vậy, ngoài những thay đổi trong thói quen ăn uống, một số người khi cai thuốc có thể bị rối loạn hành vi ăn uống, có những cơn thèm ăn mãnh liệt, đặc biệt thèm ngọt (do tăng tiết insuline gây hạ đường huyết, giảm serotonine ở não). Để chống lại điều này, hãy thử nhai kẹo cao su nicotine, tránh thực phẩm nhiều calo, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Táo bón: Nếu bạn bị táo bón sau khi ngừng hút thuốc, bạn cần chế độ ăn nhiều chất xơ và giữ cho cơ thể luôn đủ nước, tập thể dục.
Nhức đầu: Có thể thấy đau đầu sau khi bỏ hút thuốc. Để giúp giảm đau, có thể dùng thuốc. Nếu những cơn đau đầu không thể chịu đựng được, đừng ngần ngại xin tư vấn bác sĩ.
Bạn có thể làm gì?
Để giúp giảm các triệu chứng về đường hô hấp sau khi bỏ hút thuốc, hãy thử các biện pháp sau:
Tăng cường độ ẩm không khí nơi sống và làm việc, đồng thời uống nhiều nước.
Tránh không khí ô nhiễm. Đeo khẩu trang trong suốt thời gian phục hồi. Hít thở không khí sạch, có thể tăng tốc độ hồi phục cho phổi.
Ngoài ra, một số bài tập sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu hô hấp sau bỏ hút thuốc lá. Nên dành 30 phút tập mỗi ngày cho các bài tập aerobic, rất tốt cho việc cải thiện chức năng tim phổi. Khó thở sau khi bỏ hút thuốc có thể giảm bằng cách tập các bài tập thở sâu. 3 kỹ thuật thở có thể áp dụng hiệu quả là thở bụng, kiểm soát hơi thở, kỹ thuật thở pranayama trong yoga. Đặc biệt kỹ thuật pranayama sẽ giúp bạn cải thiện dung tích phổi và cho phép bạn hít vào và thở ra sâu hơn.
'Nên tăng giới hạn tuổi tối thiểu mua thuốc lá'
Tiến sĩ Carrie Wade, giám đốc phụ trách chính sách giảm thiểu tác hại và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu R Street ở Washington, DC (Mỹ), đã tới Việt Nam để tìm hiểu về thực trạng hút thuốc lá nói chung và của giới trẻ nói riêng.
Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
PV Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với bà Carrie Wade.
* Theo dữ liệu và nghiên cứu của bà cũng như từ các nghiên cứu khác bà nắm được, những ảnh hưởng nguy hiểm nhất của thuốc lá với thanh thiếu niên là gì?
- Tác động nguy hiểm nhất của các loại thuốc lá nói chung là những ảnh hưởng của nicotin lên sự phát triển của não và gây căng thẳng (stress).
Nicotin, giống như mọi hóa chất gây nghiện khác, sẽ gây tác động tiêu cực tới hệ thần kinh kiểm soát căng thẳng, khiến chúng ta mẫn cảm hơn trước những yếu tố gây căng thẳng nhỏ, dễ tổn thương hơn trước những khó khăn vì ta dễ bị bốc đồng hơn trong khả năng kiểm soát thần kinh.
Những ảnh hưởng này tác động mạnh hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên vì các khu vực trong não chịu trách nhiệm điều khiển những kiểm soát đó lại là một trong những phần cuối cùng sẽ được phát triển toàn diện ở giai đoạn trưởng thành.
* Về phương diện chính sách, bà có chia sẻ nào giúp các nhà quản lý Việt Nam kiểm soát thuốc lá phù hợp hơn trong việc ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng sản phẩm này?
- Tăng giới hạn tuổi tối thiểu được mua thuốc lá sẽ đặt ra được rào cản lớn hơn, khiến các thanh thiếu niên khó mua thuốc lá hơn, ngăn được một bộ phận lớn trong xã hội tiếp cận các sản phẩm này.
Các nhà quản lý cũng nên thực thi chính sách xử phạt nghiêm khắc hơn với việc bán thuốc lá trái phép cho người vị thành niên. Ngoài ra, chúng ta cần có thêm các hình thức giáo dục sức khỏe cộng đồng được thiết kế phù hợp hơn nhắm tới thanh thiếu niên, đây là khu vực khó khăn nhưng khi làm đúng sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Ngoài việc có thể nâng mức giới hạn độ tuổi dùng thuốc lá, quảng cáo, phát thông điệp tuyên truyền về sức khỏe cộng đồng, tất cả những biện pháp này đều đã phát huy hiệu quả trong việc giảm nhu cầu dùng thuốc lá.
Tiến sĩ Carrie Wade - Ảnh: CONCORDIA
* Như bà biết, việc kiểm soát hoạt động bán thuốc lá qua mạng không đơn giản. Theo bà, làm cách nào để kiểm soát thị trường đó?
- Ở Mỹ việc bán hàng loại này trên mạng thực sự lại không phải vấn đề đáng lo. Là vì các hệ thống xác minh độ tuổi người mua hàng hoạt động khá tốt, và những người bán lẻ cũng rất quan tâm đến việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề đáng lo hơn lại là các thị trường bên thứ ba, giống như những người bán hàng trên e-Bay, họ rất có thể bán những sản phẩm bị giả và đây mới là yếu tố khó kiểm soát. E-Bay khó kiểm soát vấn đề đó. Nên hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật có lẽ là giải pháp tốt nhất.
* Việc điều trị các chứng nghiện ở thanh thiếu niên nói chung và thuốc lá nói riêng, có dễ hơn với người trưởng thành không và tại sao?
- Việc điều trị cai nghiện luôn khó khăn với mọi độ tuổi. Nhưng riêng với nicotin và hầu hết các loại ma túy, nếu một người tìm cách điều trị sớm, có thể cai được thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Bà Chelsea Boyd (thạc sĩ, nghiên cứu viên về chính sách giảm thiểu tác hại tại Viện nghiên cứu R Street ở Washington, DC, Mỹ):
Cần tập trung giúp đỡ người trẻ bỏ thuốc lá
Tác động nguy hiểm nhất của hút thuốc lá với thanh thiếu niên là khi việc đó trở thành một thói quen. Tôi không quá lo lắng về chuyện một số bạn trẻ hút thuốc một hoặc hai lần mỗi tháng khi dự tiệc hay sự kiện nào đó, nhưng tôi lo ngại nhiều hơn với trường hợp các bạn trẻ có quá nhiều nhân tố nguy cơ sẽ khiến họ thành con nghiện của thuốc lá như cha mẹ họ hút thuốc, bạn bè họ cũng hút, vị thế kinh tế xã hội yếu kém...
Như chúng ta biết, hầu hết các bệnh liên quan tới thuốc lá thường phát sinh sau một quá trình sử dụng. Việc ngăn người trẻ không dùng thử các sản phẩm này để không thành những con nghiện là đúng, song tôi nghĩ chúng ta cần tập trung hơn vào việc giúp đỡ bỏ thuốc với những người trẻ đã nghiện thuốc lá hoặc có nguy cơ cao chuyển từ việc thử cho biết thành người hút thuốc thường xuyên.
Đề nghị tăng thuế đối với thuốc lá
Bà Phan Thị Hải, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, cho biết còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc phòng chống tác hại thuốc lá. Thuế các loại thuốc lá phổ biến chỉ tương đương 36,7% giá bán lẻ tại Việt Nam, trong khi trung bình toàn cầu là 58,3%, càng thấp hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (75%/giá bán lẻ).
"Để hạn chế tiêu dùng và tiếp cận sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là ở học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, đề nghị sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó tăng thuế đối với thuốc lá, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỉ lệ hút thuốc, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá"- bà Hải đề xuất.Lan Anh
Đàn ông xuất hiện 3 loại mùi hôi này trên cơ thể, cảnh báo cơ thể đang lão hóa, suy giảm tuổi thọ Lão hóa cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. So với phụ nữ, đàn ông ít quan tâm đến sự lão hóa, nhưng không ai muốn già đi nhanh chóng. Trên thực tế, lão hóa không chỉ đơn giản như một vài nếp nhăn trên da, điều khủng khiếp nhất là cơ thể bắt đầu xuống dốc....