Tác dụng chữa bệnh của cây tía tô
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như, bún chả, cháo trứng, chuối nấu ốc… Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết, dưới góc độ Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành – tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành thuốc.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh của lá tía tô:
1. Bài thuốc chữa cảm lạnh bằng tía tô
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Bạn có thể nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, thái nhỏ tía tô non và hành lá cho vào bát cháo, thêm tiêu và ớt cay, ăn nóng. Có tác dụng giải cảm rất tốt.
2. Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng
Nếu bạn bị đau bụng bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất.
3. Bài thuốc chữa ăn phải cua độc
Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Video đang HOT
4. Bài thuốc chữa ho, tức thở bằng tía tô
Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
Tía tô là cây thân thảo, mọc hàng năm, đứng thẳng, thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng, đầu nhọn. Hoa trắng hoặc tím.
5. Bài thuốc chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
6. Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng bằng tía tô
Nếu bạn bị đau bụng bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất.
Theo Phununews
Những bài thuốc dân gian trị bệnh dạ dày hiệu quả
Bệnh dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau, vừa dễ thực hiện lại có hiệu quả cao.
Gừng ngâm dấm
Gừng ngâm dấm sẽ là bài thuốc cực hay, tốt cho sức khoẻ của bạn, giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả. Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi. Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Sang tuần sau, vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi. Như vậy sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho bệnh đau dạ dày của bạn.
Đu đủ tươi
Lấy 3-4 quả,ép lấy nước cốt,chia làm 3 lần uống hoặc sử dụng đu đủ,táo tây, lấy mỗi thứ 30g đem sắc lấy nước uống. Bài thuốc này chỉ hỗ trợ giúp giảm đau dạ dày chứ không có tác dụng chữa trị bệnh, vì thế không nên ăn đu đủ quá nhiều.
Hạt bưởi
Lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, để yên trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này,ta sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần,bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi.
Cam thảo
Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Chuối hột
Rất ít người biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.
Quả mơ
Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Loại thuốc này có độc nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2 ml, mỗi ngày không uống quá 6 ml.
Chuối và mật ong
Chuối tiêu xanh , non,(khi chất nhầy vẫn còn phía trong) kết hợp mật ong chữa đau dạ dày rất tốt, đây là bài thuốc dân gian mà ông cha ta đã áp dụng từ lâu. Sau khi tước bỏ vỏ ngoài rồi đem ngâm vào nước cho bớt nhựa và chát,chuối xanh đem thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. Trộn bột chuối với mật ong,ve thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.
Quả sung
Nhiều kinh nghiệm dân gian cho biết quả sung cũng có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Sao khô các quả sung và nghiền thành bột. Mỗi ngày pha khoảng 6-9g bột với nước ấm, uống 2-3 lần trong ngày sẽ giúp bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của bạn có biến chuyển tốt.
Bột nghệ vàng và mật ong
Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.
Củ cải và ngó sen
Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.
Cây nha đam
Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.
Đinh hương
Đinh hương có tác dụng trong việc chữa trị tình trạng hay nôn mửa và nấc do bệnh dạ dày gây nên . Đem 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã được khoét rỗng ở giữa,sau đó hầm chín để ăn.
Theo Phununews
Bài thuốc từ cây, lá cho người cao huyết áp Cao huyết áp dễ dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm tính mạng, như: cơn tăng huyết áp ác tính, tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim... Để hạn chế tình trạng này, có thể dùng một số bài thuốc từ cây, lá. Đậu đỏ Theo lương y Vũ Quốc Trung, huyết áp cao là tên dân gian thường...