Tác động tới cơ thể khi bạn uống bia mỗi ngày
Bạn sẽ nhận được một số lợi ích khi thỉnh thoảng uống bia nhưng nếu dùng quá nhiều, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
Một lon bia (350ml) chứa 153 calo, 2g protein, 1g chất béo, 13g carbohydrate, 1g chất xơ, 1g đường. Bia chứa kali, magie, canxi, phốt pho, vitamin B3, B9.
Tùy thuộc vào màu sắc, một số loại bia cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Bia càng sẫm màu thì càng có nhiều chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do trong cơ thể bạn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Uống bia chừng mực có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Beerstore
Bia là một trong những đồ uống có cồn lâu đời nhất và được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Thỉnh thoảng thưởng thức bia có thể đem lại những tác động tốt cho cơ thể như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cường độ chắc khỏe của xương.
Nhưng thường xuyên uống bia mỗi ngày có thể gây ra nhiều tác động xấu. Theo Times of India, dưới đây là những gì có thể xảy ra với những người uống bia hằng ngày:
Video đang HOT
Một trong những tác dụng dễ nhận thấy nhất của việc uống bia mỗi ngày là tăng cân. Bia chứa nhiều calo nên việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, uống bia thường xuyên có liên quan đến tình trạng béo bụng và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn ở nam giới. Hàm lượng carbohydrate cao trong bia cùng với hàm lượng cồn góp phần làm tăng cân, đặc biệt là vùng bụng.
Uống nhiều bia có thể khiến gan quá tải. Ảnh minh họa: Carygastro
Tổn thương gan
Gan làm nhiệm vụ chuyển hóa 90% lượng rượu bia đi vào cơ thể. Nhưng khi bạn sử dụng lượng lớn đồ uống có cồn có thể khiến gan quá tải, dẫn tới tổn thương, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Liver, tiêu thụ bia thường xuyên có thể dẫn đến viêm gan, suy gan.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Uống bia vừa phải có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhưng uống quá nhiều có thể gây tác dụng ngược lại. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy uống nhiều bia mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim và đột quỵ.
Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần
Thường xuyên uống bia mỗi ngày cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần như tăng nguy cơ phát triển các rối loạn sức khỏe tâm thần. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Rối loạn cảm xúc, uống nhiều bia có liên quan đến tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn.
Gián đoạn giấc ngủ
Mặc dù đồ uống có cồn có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy uống rượu bia trước khi đi ngủ có thể dẫn đến thức giấc thường xuyên vào ban đêm và chất lượng giấc ngủ nói chung kém hơn.
Việc xác định uống bao nhiêu bia là quá nhiều tùy thuộc vào từng người. Khuyến cáo chung thường là phụ nữ không uống quá 1 lon, nam giới không quá 2 lon. Tuy nhiên, các yếu tố cá nhân như tuổi tác, cân nặng, giới tính và sức khỏe tổng thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng chịu đựng của một người. Bạn cần biết giới hạn của mình để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến việc uống nhiều rượu bia.
Uống bia sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng?
Với nồng độ cồn thấp, bia được coi là an toàn hơn rượu và có tác dụng làm mát cơ thể trong mùa năng nóng.
Tuy nhiên, bia không có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.
Trong mùa nắng nóng, bia là một trong những loại đồ uống rất được ưa chuộng bởi giúp giải khát nhanh chóng. Uống bia cũng là thú vui không thể thiếu đối với nhiều người, nhất là cánh đàn ông sau một ngày lao động vất vả hay sau mỗi trận đá bóng, mỗi cuộc giao lưu ...
Lạm dụng bia cũng gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe
Với nồng độ cồn thấp, bia được coi là an toàn hơn rượu và có tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt. Do đó, lượng bia được uống vào trong mỗi cuộc nhậu thường gấp nhiều lần giới hạn cho phép, ít nhất cũng 2-3 cốc, thậm chí có người uống hàng chục cốc.
Theo TS-BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, đúng là khi uống một hơi hết cốc bia lạnh, nhiều người cảm thấy cơn khát được đánh bay ngay lập tức. Tuy nhiên, bia không được xem là chất dinh dưỡng hay đồ uống có tác dụng giải nhiệt như nhiều người lầm tưởng.
Trong thành phần của bia có khoảng 80 - 90% là nước. Tuy nhiên, bia còn có các thành phần khác như lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Trong bia có cồn và khi uống vào làm nhịp tim tăng lên, tần suất hô hấp cũng tăng lên. Cùng với việc tăng nhịp thở, khi uống bia thì lại đi tiểu nhiều. Do đó, nếu uống bia nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, bia có tác dụng giải khát nhưng không giúp giải nhiệt.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành không nên nạp vào cơ thể quá 40g cồn/người/ ngày. Tuy nhiên, tốt nhất là nên giới hạn dưới 20g cồn/ngày/người.
Với loại bia có nồng độ cồn 5% thì một người chỉ nên uống 2 cốc bia (tương đương khoảng 400ml)/1 ngày.
"Có một con số cần lưu ý là trong một giờ đồng hồ, gan của chúng ta chỉ thải được khoảng 10g cồn. Như vậy, nếu trước mỗi bữa ăn chính (trưa và tối), bạn uống 1 cốc bia tương đương 200ml thì gan không phải làm việc quá tải và không gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Nếu uống nhiều hơn, lượng cồn nạp vào cơ thể quá nhiều và tập trung trong một thời điểm thì sẽ gây gánh nặng cho gan." - BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.
Trong bia không chỉ có cồn mà còn có năng lượng rỗng. Trung bình, 1 lon bia 330ml sẽ cung cấp khoảng 120 kcal. Uống quá nhiều bia còn gây ra tình trạng dư thừa năng lượng, dẫn đến tích mỡ ở vùng bụng đối với nam giới và vùng hông đối với nữ giới và đây chính là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Hiện nay trên thị trường có loại bia không cồn, vậy có thể uống thoải mái được hay không? Giải đáp câu hỏi này, BS Trường Hồng Sơn cho biết, gọi là bia không cồn là bởi nồng độ cồn trong loại bia này rất thấp, thường dưới ngưỡng 0,5%. Nếu uống 1 lít bia không cồn, thực chất là bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 5g cồn.
Sau khoảng 30 phút cơ thể mới đào thải hết lượng cồn này, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, nếu uống nhiều, lượng cồn tích lũy lại cũng có thể gây hại cho cơ thể và khi thổi bằng thiết bị của cảnh sát giao thông thì máy đo nồng độ cồn vẫn lên.
Uống cà phê như thế nào để tốt cho sức khỏe? Cà phê được xem là thức uống lành mạnh nếu sử dụng ở mức độ vừa phải và hợp lý. Theo các chuyên gia Harvard, có rất nhiều loại đồ uống hấp dẫn với mọi người, nhưng lựa chọn đồ uống lành mạnh cho sức khỏe không đơn giản. Đầu tiên, nước tinh khiết chính là thức uống lâu đời và quan trọng...