Tã bỉm “nội địa cao cấp”: Trả giá quá đắt cho sức khỏe trẻ nhỏ
Các bác sĩ da liễu cảnh báo đã có nhiều trường hợp trẻ bị viêm da do tã lót hoặc viêm da tiếp xúc do bỉm. Thậm chí, nhiều trẻ bị nấm do thường xuyên sử dụng các loại bỉm/tã không đạt chất lượng…
Nhiều sản phẩm tã bỉm không rõ nguồn gốc trên thị trường
Với khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời hàng năm, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho ngành hàng bán lẻ các sản phẩm đồ dùng dành cho mẹ và bé. Bên cạnh những nhãn hiệu chính thức có cơ quan đại diện tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng xuất hiện một số mặt hàng tã bỉm “nội địa cao cấp Trung Quốc”.
Sản phầm này rất phổ biến trên các diễn đàn về mẹ và bé, được số đông các mẹ có thu nhập trung bình – thấp ở các tỉnh thành phố lớn, đặc biệt là khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… quan tâm do bỉm tương đối mềm, mỏng nhưng giá thành rẻ hơn nhiều.
Bỉm “nội địa cao cấp” đội lốt bằng những bao bì bắt mắt toàn Tiếng Anh nhằm đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc bày bán công khai trên mạng.
Tuy nhiên, hầu hết đây là các sản phẩm nhập lậu, không có tem phụ sau khi nhập khẩu theo quy định. Vì vậy, rất khó để các phụ huynh có thể truy nguồn và kiểm chứng chất lượng thực sự của các sản phẩm được quảng cáo là “hàng nội địa cao cấp”.
Chị Minh Nga, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm cho mẹ và bé ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Một trong số các lý do mà nhiều mẹ lựa chọn các sản phẩm này còn vì tâm lý ưa chuộng hàng nhập ngoại. Không ít mẹ mua tã bỉm gắn mác châu Âu, nhưng được cung cấp từ những người bán hàng trên mạng, không rõ nguồn gốc.
Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro như mua phải sản phẩm bỉm không đạt chất lượng nhưng đóng gói trong bao bì châu Âu, Hàn, Nhật… với quảng cáo “dòng bỉm cao cấp, nguyên liệu 100% Nhật/Hàn, sử dụng công nghệ của châu Âu và đạt tiêu chuẩn châu Âu CE”.
Video đang HOT
Tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm cho bé
Chất lượng của mặt hàng bỉm, tã giấy cho trẻ em được đánh giá dựa trên một số tiêu chí như: nguyên vật liệu sản xuất, khối lượng, kích thước, khả năng, tốc độ hút nước, độ PH và giới hạn vi trùng không gây bệnh, giới hạn nấm mốc…
Bên cạnh đó, các sản phẩm tã bỉm luôn có các hạt siêu thấm giúp nước tiểu không bị thấm ngược vào da, cùng chất bảo quản để tránh ẩm, mốc, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên để giảm giá thành, các cơ sở sản xuất tã bỉm kém chất lượng sẽ sử dụng nguyên liệu giá rẻ, đồng thời thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong sản phẩm.
Bỉm chất lượng kém gây hăm ngứa, nấm và có thể có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểt niệu
Th e o các chuyên gia, việc các chất hóa học có trong bỉm không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe của trẻ. Nếu chọn và sử dụng không đúng loại, liều lượng thì các chất này sẽ bị oxy hóa thành chất độc gây nguy cơ dị ứng viêm da.
Đặc biệt, bên cạnh loại hóa chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, không ít nhà sản xuất còn đưa vào tã giấy loại hóa chất cực mạnh để giết chết vi khuẩn. Khi đó, vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt càng tạo thuận lợi cho nấm mốc phát triển, thậm chí có thể khiến bé bị phát ban, nổi mụn hay sốt cao do dị ứng.
Hơn nữa, da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, kể cả vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu trẻ bị xước da ở vùng đeo bỉm, những loại tạp chất, chất độc có trong tã kém chất lượng sẽ dễ dàng xâm nhập vào da dẫn đến nhiễm trùng mà các mẹ sẽ khó phát hiện. Các bác sĩ da liễu cảnh báo đã có nhiều trường hợp trẻ bị viêm da do tã lót hoặc viêm da tiếp xúc do bỉm. Thậm chí, nhiều trẻ bị nấm do thường xuyên sử dụng các loại bỉm/tã không đạt chất lượng.
Với những loại tã đảm bảo chất lượng, thời gian mặc tã kéo dài từ 2 -3 giờ nếu mẹ có trễ hơn thì khả năng thấm hút vẫn đảm bảo khô thoáng cho bé. Đối với tã kém chất lượng, da bé sẽ thường xuyên bị ẩm rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện như là mẩn đỏ vùng sinh dục, vẩy da vùng sinh dục…
Bỉm nhập lậu kém chất lượng chứa hóa chất tẩy trắng độc hại để diệt khuẩn, nấm mốc và chất tạo hương, khi sử dụng lâu dài có thể gây nhiều hệ luỵ sức khoẻ cho trẻ
“Bé nhà tôi từng bị hăm đỏ, viêm da, nhiễm trùng da vì tôi đã chủ quan trong việc lựa chọn bỉm tã không rõ nguồn gốc. Đến bây giờ tôi vẫn thấy hối hận vì vô tình làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con sau này”, chị Mai Lan, 29 tuổi ở Bắc Ninh cho biết.
Có thể nói, bỉm là mặt hàng trực tiếp tiếp xúc với cơ thể trẻ nên các thông số kỹ thuật cần phải được quản lý rất chặt chẽ. Việc sử dụng các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên là những người tiêu dùng thông thái, lựa chọn các sản phẩm tã/bỉm được cung cấp bởi những nhà sản xuất uy tín, có cơ quan đại diện chính thức trong nước để luôn nhận được những dịch vụ chăm sóc tốt nhất từ thương hiệu chính hãng.
Đau đầu sau khi tiêm vaccine COVID-19 có bất thường?
Hiện đã bắt đầu có những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, trong đó nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến.
Hầu hết các loại vaccine đang được sử dụng hiện nay đều có những tác dụng phụ. Đây là điều rất bình thường. Các triệu chứng có thể là sốt, phát ban, mệt mỏi và đau đầu. Nhưng điều gì khiến cơn đau đầu trở thành một tác dụng phụ phổ biến của vaccine và có những cách nào để giải quyết?
Đau đầu- Tác dụng phụ phổ biến của vaccine ngừa COVID-19
Nếu bạn vừa tiêm vaccine ngừa COVID-19 và có dấu hiệu bị đau đầu sau đó. Đừng quá lo lắng. Trên thực tế, đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường thấy của vaccine và cũng đã được liệt kê trên các tờ thông tin về vaccine.
Giống như các tác dụng phụ khác, đau đầu cũng là một dấu hiệu của các phản ứng phụ cơ thể trong quá trình tạo khả năng miễn dịch. Trong một số loại biến thể vaccine chứa virus sống, đã được giảm độc lực, việc gặp các tác dụng phụ tạm thời, bao gồm đau đầu, trở nên phổ biến hơn nhiều.
Tác dụng phụ này xuất hiện khi nào?
Theo các chuyên gia và những người đã tiêm vaccine, khả năng bị đau đầu cao nhất sau khi tiêm liều thứ hai. Điều này chủ yếu do các kháng thể, được tạo ra sau liều đầu tiên, làm tăng phản ứng với lần tiêm vaccine thứ hai, khiến bạn trải qua các phản ứng mạnh hơn trước. Đau đầu khi tiêm vaccine COVID-19 có thể khiến bạn cảm thấy suy nhược, đặc biệt khi bạn bị chứng đau đầu mãn tính.
Mặc dù triệu chứng là nhẹ nhưng đối với một số người có thể ảnh hưởng đặc biệt đến chất lượng cuộc sống. Do đó, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, không sắp xếp các cuộc gặp quan trọng và khẩn cấp trong những ngày tiêm chủng, để cơ thể được nghỉ ngơi nếu cần thiết.
Bạn nên làm gì khi bị đau đầu?
Nếu bị đau đầu, bạn đừng quá lo lắng. Đau đầu, giống như các tác dụng phụ khác của vaccine sẽ hết sau vài ngày. Nếu bạn bị đau đầu, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau cơ bản như ibuprofen hoặc acetaminophen theo tư vấn của bác sĩ.
Nếu bạn không muốn uống thuốc, có một số biện pháp khắc phục tại nhà
Đau đầu, một dấu hiệu của viêm có thể thuyên giảm bằng cách chườm lạnh. Có một số thực phẩm làm giảm đau đầu tự nhiên như uống cà phê, ăn rau lá xanh, gừng... Sử dụng các liệu pháp tinh dầu, tránh thực phẩm giàu histamine cũng có thể có tác dụng.
Để phòng ngừa, bạn nên cắt giảm uống rượu sau khi tiêm vaccine. Uống rượu không chỉ làm giảm hiệu quả của vaccine, mà còn là tác nhân xấu gây ra cơn đau đầu của bạn. Nếu có thể, hãy cân nhắc nghỉ ngơi một chút sau khi tiêm phòng. Điều này giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi tốt.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù cơn đau đầu sẽ được giải quyết trong vài ngày giống như các tác dụng phụ khác của vaccine. Tuy nhiên nếu bạn bị đau đầu hoặc các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ./.
Để bạn gái "mát-xa" bằng miệng, nam sinh viêm đường tiết niệu nặng Sau một lần quan hệ với bạn gái qua đường miệng nhưng không áp dụng biện pháp an toàn, nam sinh viên năm cuối tại Hà Nội nhận cái kết đắng. Mới đây, khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận một nam sinh viên năm cuối của một trường đại học trên...