Syria sẵn sàng không chiến với Israel
Theo Southfront, nếu Israel tiếp tục điều chiến đấu cơ không kích bên trong lãnh thổ Syria, nhiều khả năng Damascus sẽ điều tiêm kích đấu tay đôi trên không.
Thông tin này được trang Southfront dẫn nguồn tin không quân Syria cho biết, để có đủ sức đối đầu với những tiêm kích tối tân của Israel, phi đội MiG-29 của Không quân Syria vừa trải qua quá trình nâng cấp mới nhiều nhiều trang bị và vũ khí tối tân.
Dù không nói rõ về chương trình này nhưng nguồn tin này cho biết, sau khi hoàn thành nâng cấp, MiG-29 của Syria sẽ mang được tên lửa đối không Vympel R-77 khiến chúng đủ sức cho kịch bản xung đột trên không với bất kỳ dòng tiêm kích tối tân nào của phương Tây, kể cả F-15 hay F-16 của Israel.
Tiêm kích MiG-29 Syria.
Southfront cho biết, tên lửa này vượt xa các tên lửa thế hệ cũ hơn R-24, R-27, các tên lửa nước ngoài như AIM-7F Sparrow, Skyflash, Matra super 530F, một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả tên lửa AMRAAM AIM-120A trang bị tiêu chuẩn trên tiêm kích phương Tây.
Tên lửa R-77 có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị đa hệ thống dẫn đường. Tên lửa được sử dụng cho các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa “đất đối không” và “không-đối-không”, máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng.
Video đang HOT
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc “bắn và quên”, sử dụng dẫn đạn đa kênh. Tên lửa R-77 có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.
Dẫn đạn R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E. Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.
Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ – máy bay đối phương. Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn – cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính.
Trong điều kiện môi trường tác chiến nhiễu dày đặc, radar máy ngắm không thể cung cấp thông tin về tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu, tên lửa được dẫn theo một quỹ đạo đặc biệt. Sau đó tên lửa tự dẫn bằng nguồn bức xạ điện từ từ máy bay đối phương. Tên lửa trang bị bộ phận kích nổ laser.
Đầu đạn của tên lửa là đầu đạn nổ phá mảnh thanh đặc trưng với các thành phần hiệu ứng nổ lõm nhỏ. Các mảnh đạn dạng thanh được sắp xếp liên kết với nhau để khi nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh thép cắt xé mục tiêu. Các thành phần nổ lõm cấu thành đầu đạn nhằm tiêu diệt mục tiêu cần có độ chính xác cao trong chế độ phòng thủ tên lửa của máy bay chiến đấu. Ví dụ như đánh chặn tên lửa phòng không đối phương.
Hiện nay, R-77 đang là vũ khí tiêu chuẩn cho tiêm kích thế hệ 5 Su-57. Trang Southfront nhận định, với tên lửa R-77, dòng tiêm kích thế hệ cũ MiG-29 của Không quân Syria hoàn toàn đủ sức đấu tay đôi với hầu hết chiến đấu cơ của Không quân Israel hiện nay như F-15, F-16 và rất có thể một cuộc không chiến sẽ diễn ra trên bầu trời Syria nếu Israel tiếp tục không kích vào Damascus.
Thùy Dung
Syria chính thức có thể tự vận hành dàn "rồng lửa" S-300
Những nhân viên kỹ thuật Nga được điều đến Syria làm nhiệm vụ lắp đặt hệ thống S-300PMU2 đã về nước sau khi hoàn thành công việc của mình.
Tên lửa phòng không S-300. Ảnh: Donat Sorokin/TASS
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin quân sự ngoại giao Nga cho biết các chuyên gia của nước này đã hoàn thành việc tích hợp lại cấu hình hệ thống tên lửa S-300 ở Syria lên chuẩn phiên bản xuất khẩu S-300PMU2 Favorit và đã trở về Nga.
Nguồn tin ngoại giao riêng của TASS cho biết, trước khi các chuyên gia Nga về nước, họ đã thực hiện chuyển đổi thành công hệ thống mã của Nga sang mã và tần số riêng của bộ dò tín hiệu radar dùng cho Syria trên cả 2 phiên bản của hệ thống phòng không S-300.
Cũng theo nguồn tin trên, "toàn bộ 3 tiểu đoàn được trang bị cùng hệ thống S-300PMU-2 đã sẵn sàng chiến đấu ở Syria. Quân đội Syria cũng đã thành thục sử dụng hệ thống này".
Một nguồn tin quân sự ngoại giao khác trước đó đã chia sẻ với TASS rằng các chuyên gia kỹ thuật Nga đã thay thế mã hỏi và mã trả lời của của máy hỏi radar mặt đất sang chuẩn Syria
Trước đó, hôm 31/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay bên cạnh việc cung cấp các hệ thống phòng không S-300, Nga còn huấn luyện cho các sĩ quan phòng không Syria sử dụng cả hệ thống điều khiển và chỉ huy đồng bộ dùng cho lữ đoàn phòng không hỗn hợp 9S52M Polyana-D4M tiên tiến. Hệ thống này chưa từng được Nga xuất khẩu trước đó.
Việc chuyển giao các tổ hợp phòng không tên lửa S-300 của Nga cho Syria được hoàn tất vào ngày 1/10. Theo đó, Moscow giao cho Damascus 49 thiết bị, bao gồm các thiết bị định vị chiếu sáng, hệ thống xác định chính, máy điều khiển cùng 4 bệ phóng. Bên cạnh đó, Nga cũng đã tăng cường đáng kể và bổ sung các thiết bị cho hệ thống tác chiến điện tử.
Việc Nga cung cấp các tổ hợp phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria diễn ra trong bối cảnh Moscow và Tel Aviv đang rơi vào khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng từ sau sự kiện chiếc máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn rơi trên biển Địa Trung Hải hôm 17/9 khiến 15 quân nhân nước này thiệt mạng.
Nguyên nhân Il-20 của Nga bị bắn rơi được cho là do "máy bay tiêm kích F-16 Israel núp bóng sau chiếc Il-20 khiến tên lửa phòng không S-200 Syria bắn nhầm". Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Israel về vụ việc này.
Theo giới phân tích, việc Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Syria đẩy quan hệ giữa Moskva và Tel Aviv rơi vào cuộc khủng hoảng nghiệm trọng nhất kể từ thời điểm khôi phục quan hệ ngoại vào năm 1991.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Bất ngờ động thái quân sự của Israel sau khi S-300 xuất hiện ở Syria Quân đội Israel đã không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên lãnh thổ Syria sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Damascus. Syria trở nên an toàn hơn sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho nước này. Ảnh: RIA Novosti Việc Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân...