Syria: In tiền mới khi đang trên bờ vực nội chiến
Reuters dẫn lời các nhà ngân hàng ở thủ đô Damascus của Syria cho biết, chính phủ nước này đã in và đưa vào lưu thông tiền mặt mới để bù cho thâm hụt ngân sách.
Trong khi lạm phát gia tăng, bạo lực ngày một dữ dội và cấm vận của nước ngoài làm suy giảm nguồn thu của Syria, nền kinh tế ngày càng suy sụp.
Reuters cho biết, 4 ngân hàng nói rằng số lượng tiền mới được đưa vào lưu thông thử đang tăng lên ở thủ đô và ở thành phố Aleppo. Tiền mới này được sử dụng không chỉ để thay thế đồng tiền đang mất giá hiện nay mà còn để trả lương cho công chức cùng các chi tiêu khác của chính phủ. Theo các nhà phân tích, đây là một bước đi làm gia tăng lạm phát và làm trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế.
Video đang HOT
Theo các nhà ngân hàng, tiền mới được in ở Nga, nhưng họ không nêu được tên công ty. Hai trong số 4 nhà ngân hàng nói họ đã trò chuyện với các quan chức Syria vừa từ Mátxcơva trở về. “Người Nga đã gửi các mẫu tiền mới được phê duyệt và đơn đặt hàng in đầu tiên đã được chuyển về đây. Tôi biết rằng một số tiền mới đã được bơm vào thị trường” – một nhà ngân hàng giấu tên nói.
Bộ trưởng Tài chính Syria sắp hết nhiệm kỳ Mohammad al-Jleilati tuần trước cho biết, Syria đã thảo luận với các quan chức Nga việc in đồng tiền mới trong các cuộc đàm phán kinh tế hồi cuối tháng 5 ở Mátxcơva. Ông nói rằng hai bên gần như đã đạt thỏa thuận. Tuy nhiên, Ngân hàng T.Ư Syria đã phủ nhận việc lưu thông tiền mới.
Goznak – công ty nhà nước điều hành việc in tiền của Nga và có quyền đặc biệt đảm bảo công nghệ in tiền – thường in tiền cho các nước khác. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối đưa ra bình luận về trường hợp Syria. Nga là nước ủng hộ Syria mạnh mẽ về chính trị, là đối tác kinh tế thương mại thân thiết của Syria. Chưa có lệnh cấm vận nào hiện hành ngăn cảnh một công ty Nga in tiền cho Syria.
Tiền của Syria trước đây thường được Công ty Oesterreichische Banknoten-und Sicherheitsdruck GmbH – một chi nhánh của Ngân hàng T.Ư Áo – in. Nhưng việc này bị dừng lại năm 2011 do lệnh cấm vận của EU.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu hôm 12.6, cáo buộc Nga đang cung cấp máy bay chiến đấu cho Chính phủ Syria. Còn ông Herve Ladsous – Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình – phát biểu rằng, cuộc xung đột kéo dài 15 tháng qua tại Syria đã phát triển thành cuộc nội chiến toàn diện.
Liên Hợp Quốc cáo buộc Chính phủ Syria đã tiêu diệt 10 nghìn người trong cuộc trấn áp phong trào nổi dậy, còn chính phủ nói rằng 2.600 binh lính đã bị quân nổi dậy giết.
Theo Lao Động
Mỹ đối mặt nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm
Các cơ quan đánh giá tín dụng quốc tế cảnh báo Mỹ có thể sẽ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm nếu trong năm nay, chính phủ không đề ra được một kế hoạch đáng tin cậy để giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Lời cảnh báo được đưa ra trong lúc ngày càng nhiều người dự đoán rằng các quyết định liên quan đến thuế và chi tiêu ngân sách chính phủ của Mỹ sẽ được lùi sang năm 2013 vì các nhà lập pháp sẽ không có thời gian để giải quyết các việc này trong thời gian ngắn ngủi từ sau bầu cử tổng thống vào tháng 11 đến hết năm nay.Việc lùi thời hạn này không hẳn sẽ dẫn đến việc bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, nhưng các hãng định giá tín dụng cho rằng Washington cần một kế hoạch thực sự để giảm mức nợ công hiện đang ngày càng phình to nếu muốn tránh việc bị hạ điểm trong tương lai.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ ngày 25/5, giới quan sát nhận định khó có thể có bất cứ quyết định nào liên quan đến vấn đề nợ công được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 11, vì cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang xây dựng chiến dịch của họ dựa trên các khác biệt về thuế và chi tiêu ngân sách.
Thay vào đó, Quốc hội Mỹ sẽ phải chờ sau bầu cử mới quyết định có nâng mức trần nợ công và kéo dài chương trình giảm thuế hay không. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại hơn khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner mới đây đã tái khẳng định rằng các nghị sĩ Cộng hòa sẽ không nâng mức nợ trần một lần nữa.
Trong ba hãng đánh giá tín dụng lớn hiện chỉ có Standard & Poor"s đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, còn Fitch và Moody"s đều đã đặt nền kinh tế số một thế giới vào diện triển vọng tiêu cực, tức là có thể sẽ bị hạ điểm trong tương lai nếu không có thay đổi. Fitch coi 2013 là năm hết sức quan trọng để Washington có hành động với vấn đề nợ và hãng này sẽ chờ đến cuối năm 2013 mới có quyết định hạ điểm hay không, dựa trên hành động của Nhà Trắng sau bầu cử.
Ông Steve Bell, giám đốc cao cấp phụ trách chính sách kinh tế của Trung tâm Chính sách Lưỡng Đảng, cho rằng nếu Quốc hội Mỹ không đề ra một tiến trình để đảm bảo rằng vấn đề sẽ được giải quyết thực sự thì khó tránh khỏi nguy cơ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Ông nêu rõ "các thị trường trên khắp thế giới đang theo dõi sát hành động của Chính phủ Mỹ."
Các cơ quan đánh giá tín dụng hiện đang phải chịu sức ép lớn về vấn đề đánh giá tín dụng của Mỹ. Uy tín của các hãng này từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua khi họ cho điểm tốt với các sản phẩm tài chính mà sau đó đã chứng tỏ là không có giá trị./.
Theo TTXVN
Duma Quốc gia Nga chính thức phê chuẩn ông Medvedev làm Thủ tướng Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã được phê chuẩn làm Thủ tướng sau khi giành được đa số phiếu bầu trong một phiên họp toàn thể bất thường của Duma quốc gia chiều ngày 8/5. Cựu Tổng thống Medvedev phát biểu tại phiên họp toàn thể bất thường của Duma quốc gia chiều ngày 8/5. Theo RIA Novosti, phiên họp trên được...