Syria có sẵn sàng sử dụng S-300 dù đủ năng lực vận hành hệ thống phòng thủ?
Đã 6 tháng kể từ khi hệ thống phòng thủ tân tiến S-300 của Nga được triển khai ở Syria. Và S-300 được cho là hiện không những đã đi vào hoạt động mà người Syria đã sẵn sàng sử dụng vũ khí này. Tuy nhiên, Syria có sẵn sàng sử dụng S-300?
Theo The Jerusalem Post, nhân lực điều hành hệ thống phòng không của Syria đã nắm giữ tốt nhiệm vụ điều hành S-300 mà Nga đã chuyển cho Damascus hồi tháng 9 năm ngoái. Theo một báo cáo tại Marriv, người Syria đã được tiếp nhận đầy đủ các giai đoạn huấn luyện sử dụng vũ khí tân tiến này trong những tháng qua.
Trong các đợt huấn luyện, binh lính và các quan chức Syria đã sát cánh cùng với các chuyên gia Nga. Trước đó, Nga đã chuyển các hệ thống S-300 cho Syria sau khi máy bay quân sự Nga bị phòng không Syria bắn hạ hồi tháng 9 năm ngoái.
Lực lượng phòng không Syria đã bắn nhầm máy bay Nga trong một cuộc không kích của Israel gần Latakia. Syria đã cáo buộc rằng Israel gây nên vụ việc trên.
Nga đã hoàn tất việc chuyển S-300 cho Syria hồi năm ngoái
Hồi đầu, khi mới chuyển S-300 cho Syria, Nga đã tuyên bố rằng sẽ huấn luyện cho người Syria sử dụng hệ thống phòng thủ này. Nga có đặt hệ thống phòng thủ của nước này ở Syria để bảo vệ căn cứ của Moscow ở Latakia của Syria.
Video đang HOT
Israel và Nga thường xuyên có các cuộc thảo luận, đàm phán. Hồi cuối tháng 2, Thủ tướng Israel Netanyahu đã gặp Tổng thống Nga Putin và thảo luận về sự hiện diện của lực lượng “nước ngoài” ở Syria, ở đây là ám chỉ đến Iran.
Israel cũng tuyên bố các lực lượng Iran nên rời khỏi Syria đồng thời đe dọa sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chống lại Iran và hoạt động chuyển vũ khí cho nhóm Hezbollah.
Vào tháng 1, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel đã tấn công vào một kho vũ khí ở Syria. Hôm 21/3, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington công nhận cao nguyên Golan là một phần của Israel, Thủ tướng Netanyahu đã nhắc tới mối đe dọa Iran trong việc “sử dụng Syria như một sân chơi nhằm phá hủy Israel”.
Với Syria, các cuộc không kích vào lãnh thổ nước này gây nhiều bức bối. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thường xuyên thảo luận về việc giảm xung đột và kết quả là nhiều hiệp ước đã ra đời và có tác động ngừng xung đột. Điều này có nghĩa là mọi cuộc tấn công vào Damascus sẽ không được phép diễn ra và Syria có quyền phản ứng.
Tuy nhiên, đã 6 tháng kể từ khi S-300 được triển khai. S-300 được cho là không chỉ sẵn sàng hoạt động mà người Syria cũng đã sẵn sàng vận hành vũ khí này. Theo các hình ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 2 bởi công ty vệ tinh quốc tế, hệ thống này đã đi vào hoạt động.
Báo cáo của Maairv tuyên bố lực lượng Syria đã tham gia nhiều giai đoạn huấn luyện sử dụng hệ thống phòng thủ này và “câu hỏi về sự hoạt động độc lập của hệ thống này là vấn đề buộc Nga phải quyết định và không liên quan đến khả năng vận hành người Syria”.
Báo cáo này làm dấy lên những điểm quan trọng. Đó là việc chuyển giao hệ thống cho Syria có nằm trong các cuộc thảo luận giữa ông Netanyahu và ông Putin và yêu cầu không làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Israel-Nga.
Ngoài ra, sự hiện diện của nhân sự Nga gần các tổ hợp S-300 có nghĩa rằng các tổ hợp vũ khí này có thể sẽ không được sử dụng, và chỉ khi nào người Nga rời đi và các tổ hợp này có thể đe dọa Israel thì khi đó “sự an toàn của tổ hợp phòng thủ này” mới đứng trước rủi ro.
Nếu Nga chuyển giao hoàn toàn hệ thống này để Syria bảo vệ mình, hệ thống này có thể sẽ bị phá hủy và Syria gặp khó trong việc tự bảo vệ mình tờ Jerusalem Post nhận định.
Theo Nguoiduatin
Israel-Nga hợp tác trong vấn đề binh sỹ nước ngoài rút khỏi Syria
Sau chuyến thăm Nga nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Iran ở Syria, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel và Nga sẽ phối hợp để đảm bảo cho các lực lượng nước ngoài rút khỏi Syria.
Đoàn xe của các lực lượng Mỹ được triển khai tại làng Darbasiyah, Syria, ngày 28/4/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Reuters, ngày 3/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel và Nga sẽ phối hợp để đảm bảo cho các lực lượng nước ngoài rút khỏi Syria.
Tuyên bố được ông Netanyahu đưa ra sau chuyến thăm Nga nhằm ngăn chặn sự hiện diện của Iran ở Syria.
Trong bối cảnh Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành chiến thắng trở lại trong cuộc nội chiến kéo dài tám năm ở nước này, Israel lo ngại sự tăng viện cho ông al-Assad, đến từ Iran và nhóm dân quân Hezbollah được Tehran hậu thuẫn, sẽ ở lại Syria để thành lập một mặt trận chống lại Israel.
Israel đã tiến hành hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu Iran và Hezbollah ở Syria. Nga đã phớt lờ phần lớn những chiến dịch này.
Phát biểu trước nội các, ông Netanyahu khẳng định, đã nói "rất rõ ràng" rằng những vụ không kích như vậy sẽ tiếp tục, với việc đường dây nóng quân sự Israel-Nga tiếp tục ngăn chặn các vụ đụng độ tình cờ giữa hai nước.
Ông nói thêm: "Tổng thống Nga Vladimir Putin và tôi đã nhất trí về mục tiêu chung, đó là không còn lực lượng nước ngoài ở Syria, xuất hiện sau khi cuộc nội chiến bùng phát. Chúng tôi nhất trí thành lập một lực lượng chung để phối hợp và tiến tới mục tiêu này"./.
Theo Vietnam
Thủ tướng Netanyahu: Israel sẽ tiếp tục tấn công lực lượng Iran ở Syria Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với TT Nga Putin trong cuộc gặp của họ hôm 27/2 rằng đất nước ông sẽ tiếp tục tấn công binh lính Iran ở bên trong Syria. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và TT Nga Putin (trái) "Chúng tôi quyết tâm tiếp tục hoạt động lấn tới của mình chống lại Iran - quốc gia đang muốn...