Suy tuyến giáp: Nguyên nhân và cách phòng chống
Đây là một rối loạn nội tiết thường là hệ quả từ sự thiếu hụt của hormone tuyến giáp, tức là tuyến giáp sản xuất hormone không đủ để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Khi mắc bệnh, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ). Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở…
Triệu chứng:
Mệt mỏi, sợ lạnh, da khô và thô, tóc dễ rụng gãy.
Phù niêm mạc toàn thể, da mỡ, nặng mí mắt, lưỡi to dày, nói khàn, khó thở.
Dễ táo bón.
Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim.
Suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.
Rong kinh hay kinh nguyệt ra nhiều, giảm ham muốn tình dục.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh viêm giáp Hashimoto do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị rối loạn gây ra tổn thương tuyến giáp làm giảm sản xuất nội tiết tố giáp.
Do suy tuyến yên làm giảm chất kích thích tuyến giáp.
Do đã bị cắt tuyến giáp hoặc do điều trị iode phóng xạ.
Do thiếu iod.
Do các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường.
Do yếu tố di truyền.
Cách phòng chống:
Video đang HOT
Chế độ ăn thiếu iod sẽ không cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất nội tiết tố giáp gây ra suy giáp. Vì thế, nên ăn thức ăn giàu i-ốt như cá, hải sản, tảo biển, muối có i-ốt.
Người mắc bệnh nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như: khoai tây, ngô, cà rốt, chuối, cam, dứa, đu đủ, dưa hấu; giảm những thực phẩm giàutinh bột như bột mỳ, đường, ngũ cốc.
Giảm các thực phẩm làm chậm chức năng hoạt động của tuyến giáp như bông cải xanh, bắp cải, củ cải, viên sắt, viên calci, mù tạt.
Phụ nữ mang thai mắc suy tuyến giáp sẽ thiếu máu, suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường bánh nhau, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau sinh.
Theo congthuong.vn
Không ngờ cải xoong chống được ung thư, còn chữa đủ bệnh cực hiệu quả
Cải xoong được biết đến là món ăn tốt cho sức khỏe, nhưng ít ai biết, cải xoong có tác dụng chữa rất nhiều loại bệnh, phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh minh họa: Internet
Cải xoong cũng như bất cứ loại rau lá xanh nào đều giàu dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Trong gia đình nhà cải, cải xoong được chấm điểm cao nhất trên ANDI (chỉ số mật độ dinh dưỡng tổng hợp) và danh sách mật độ dinh dưỡng của CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh).
Nói một cách đơn giản, cải xoong chứa nhiều chất sắt hơn rau bina, nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn một ly sữa. Cải xoong còn chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so cả bông cải xanh, táo và cà chua.
Hạ huyết áp
Cải xoong có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, đã được chứng minh tác dụng giảm bớt nguy cơ xuất hiện chứng xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch, từ đó làm giảm khả năng tăng vọt huyết áp. Tương tự như vậy, hàm lượng canxi, magiê và kali trong rau cải xoong đã được chứng minh là có tác động nhất định trong việc giảm huyết áp, cũng như cải thiện rối loạn chức năng nội mô và hạn chế kết tập tiểu cầu.
Cải thiện sức khỏe xương
Lượng vitamin K dồi dào trong cải xoong đủ để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của bạn. Thiếu vitamin K có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và xương giòn. Bổ sung cải xoong trong chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe xương bằng cách điều chỉnh hàm lượng protein trong xương, giảm mức độ bài tiết canxi qua nước tiểu và cải thiện sự hấp thụ canxi. Cải xoong giúp giảm nguy cơ loãng xương do hàm lượng canxi dồi dào. Tương tự như vậy, hàm lượng folate trong lá xanh giúp cải thiện và duy trì mật độ xương.
Ảnh minh họa: Internet
Cải thiện chức năng tuyến giáp
Cải xoong rất giàu iốt, khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Ăn cải xoong sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng iốt cần thiết để ngăn ngừa mọi rối loạn liên quan đến tuyến giáp. Ăn sống hoặc luộc cải xoong có thể giúp cân bằng việc sản xuất không kiểm soát của các hormone tuyến giáp và tránh các bệnh như suy giáp hoặc bướu cổ.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Vitamin C rất quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút và nấm. Hàm lượng vitamin C trong cải xoong giúp kích thích và cải thiện hệ thống miễn dịch. Vitamin giải phóng các chất chống oxy hóa sẽ đẩy lùi các gốc tự do và bất kỳ chứng viêm nào trong cơ thể. Việc loại bỏ các gốc tự do giúp tăng cường và củng cố toàn bộ hệ thống miễn dịch.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn cải xoong giúp chống ung thư
Tác dụng tuyệt vời của cải xoong đối với sức khỏe là chống ung thư, bởi cải xoong giúp tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra.
Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí The British Journal of Nurition (Anh), ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung. Theo tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư. Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u) nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhất là ung thư vú.
Ảnh minh họa: Internet
Bổ mắt, phòng bệnh tim mạch
Cải xoong có chứa nhóm carotenoid, cung cấp nhiều lutein và zeaxantin, là chất chống oxy hóa cực mạnh, đặc biệt có lợi cho đôi mắt và trái tim. Một chén cải xoong chứa 1900mg lutein và zeaxanthin, vì vậy ăn cải xoong thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bệnh liên quan đến tuổi già có khả năng làm giảm thị lực và gây mù lòa.
Đối với hệ tim mạch những người có nồng độ lutein và zeaxanthin trong máu cao sẽ có khả năng ít bị xơ vữa động mạch hơn, đồng thời phòng ngừa cholesterol cao trong máu.
Ngăn ngừa đột quỵ
Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng, cải xoong có thể ngăn chặn sự khởi phát của đột quỵ do hàm lượng folate cao. Những người bổ sung cải xoong trong chế độ ăn uống hằng ngày đã được chứng minh là giảm nguy cơ đột quỵ xuống rất thấp. Hàm lượng carotenoids cao trong loại rau này cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa: Internet
Điều trị bệnh tiểu đường
Axit alpha-lipoic chống oxy hóa trong cải xoong đóng vai trò trung tâm trong việc hạ thấp mức đường huyết. Kết hợp cải xoong vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa những thay đổi do stress oxy hóa. Một trong những vai trò quan trọng khác của chất chống oxy hóa là làm tăng độ nhạy insulin. Hàm lượng chất béo, calo, cholesterol và natri thấp trong loại rau này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì các axit amin và hàm lượng chất xơ sẽ giúp dạ dày điều chỉnh nồng độ insulin và glucose trong máu.
Hỗ trợ giảm cân
Cải xoong không có chất béo và hàm lượng calo rất thấp. Điều này có lợi nếu bạn đang muốn giảm cân vì hàm lượng axit amin cao và chất xơ có thể làm giảm cơn đói của bạn trong một thời gian dài. Điều này làm giảm nhu cầu ăn vặt liên tục, đây là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân.
Một số bài thuốc từ cải xoong:
Cải xoong có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt: Nếu bạn bị nóng trong người, thường xuyên mệt mỏi, hắt hơi, hãy dùng một nắm 60g cải xoong, rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.
Ảnh minh họa: Internet
Trị giun, giải độc, lợi tiểu: Dùng cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cải xoong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 1 lần hàng ngày giữa các bữa ăn.
Thúc đẩy giảm cân, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi: Cải xooong đem xào tỏi hoặc luộc chấm xì dầu rất tốt cho người muốn giảm cân, chống một số bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay...
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Cải xoong đem nấu canh ăn. Vào mùa khô hanh nếu bị nhiệt lợi, lưỡi, môi, khoang mũi có mụn nhọt thì ăn canh cải xoong sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Hoặc dùng cải xoong tươi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc nước uống mỗi ngày 2 lần cũng sẽ có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Chữa bí tiểu: Cải xoong tươi 45 g, 20 g củ hành tây, 15 g củ cải trắng. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ, sấy khô sắc với 1 lít nước còn 300 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày. Hoặc lấy rau cải xoong rửa sạch, để ráo, nhúng qua nước sôi trộn với dầu vừng (dầu mè) và dấm ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày.
Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, cải xoong sinh sôi phát triển rộng ở những khu vực ao tù nước đọng, nơi có nhiều chất thải động vật - môi trường là ổ chứa của một số loài động vật ký sinh trùng như sán lá gan, vắt, đỉa...
Nếu ăn rau cải xoong sống hoặc tái, nguy cơ nhiễm sán rất cao. Khi rửa rau chú ý cần rửa sạch rửa kỹ, ăn chín uống sôi, chỉ nên ăn sống rau cải xoong biết rõ nguồn gốc, tránh mang bệnh.
Ngoài ra, không nên ăn quá 100 g/lần trong thời gian dài để tránh đau bụng, bàng quang khó chịu hoặc tổn thương tới thận. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không ăn quá nhiều cải xoong vì nó có thể gây sẩy thai.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thứ rau được ưa chuộng vào mùa đông bởi thơm ngon, siêu bổ máu nhưng tuyệt đối đừng quên những lưu ý quan trọng này khi ăn Cải xoong ngon và bổ thật đấy nhưng không điều đó chỉ đúng khi bạn nắm rõ những lưu ý quan trọng, tránh rước bệnh vào thân. Trong số những loại rau cải cực tốt cho sức khỏe vào mùa đông, chúng ta không thể không nhắc đến rau cải xoong. Không chỉ có vai trò như loại rau thông thường, cải xoong...