Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, điều trị thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng, các tĩnh mạch giãn ra, tuần hoàn bị ứ trệ, do đó sẽ có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau.
Đau đớn, hạn chế vận động và mất thẩm mỹ
Bà Nguyễn Phương Anh (58 tuổi, ngụ P.Tân Chính, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), làm nghề giáo viên, cho biết: “Hơn 15 năm trước chân tôi đã xuất hiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chân đau nhức khi đứng lâu, cảm giác chân rất nặng, sinh hoạt rất bất tiện, khó vận động, ngày càng nhiều tĩnh mạch nổi lên rất nhiều. Suốt nhiều năm điều trị khắp nơi bằng thuốc, mang tất áp lực nhưng vẫn không cải thiện. Không chỉ đau đớn, khó vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn khiến tôi rất tự ti vì đôi chân mất thẩm mỹ”.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh D.X
Tương tự, bệnh nghề nghiệp cũng khiến bà Phạm Thị Thư (66 tuổi, ngụ P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) có hơn chục năm khổ sở với chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch này. Vốn là nhân viên y tế làm việc trong phòng mổ, bà Thư cho biết tính chất công việc khiến bà đi đứng nhiều giờ đồng hồ liên tục, chứng suy giãn tĩnh mạch ngày càng nặng. Về hưu, bà Thư gặp khó khăn khi đi bộ, tập thể dục vì càng đi bộ thì chân đau nhức nhiều hơn.
Hai trường hợp trên nằm trong số những bệnh nhân (BN) vừa được các bác sĩ (BS) Khoa Tim mạch can thiệp – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đà Nẵng tư vấn, điều trị bằng thủ thuật can thiệp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio.
Video đang HOT
“Sau hơn 30 phút thực hiện thủ thuật, cảm giác chân của tôi đã không còn đau nhức, các vết giãn tĩnh mạch trên chân cũng không còn. Tôi ngủ ngon hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Không chỉ là sức khỏe mà vấn đề thẩm mỹ ở chân cũng được giải quyết”, BN Nguyễn Phương Anh cho biết.
Với trường hợp của BN Phạm Thị Thư, các BS dành gần 1 giờ đồng hồ can thiệp vì chứng suy giãn tĩnh mạch ở BN này khá nặng. “Sau khi thực hiện thủ thuật, tôi thấy chân đi lại nhẹ nhàng, không đau, mất hẳn đường gân mạch máu màu xanh sau chân”, BN Thư cho biết.
Can thiệp bằng sóng có năng lượng tần số radio
Theo BS Hồ Văn Phước, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng, nhóm BN suy giãn tĩnh mạch thường do tính chất công việc đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, những người có lối sống thụ động, nhóm tiền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, nhóm thừa cân, béo phì. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, tuổi từ 25 – 70, phổ biến nhất từ tuổi 50 trở lên và đặc biệt phụ nữ trải qua nhiều lần sinh đẻ…
BS Phước cho biết: Các triệu chứng nhận diện bệnh từ nhẹ đến nặng là cảm giác nặng chân, đau nhức chân, nóng rát, chuột rút tăng nhiều vào cuối ngày, sưng bàn chân, tĩnh mạch nông nổi lên dưới da có dạng xoắn, màu xanh; nặng hơn là có cảm giác da khô, ngứa, mỏng ở vùng tĩnh mạch bị suy. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến nặng nề với loét chân khó lành, huyết khối tĩnh mạch sâu, xuất huyết do vỡ các tĩnh mạch nông ở da…
Có thể lựa chọn các phương pháp điều trị, như điều chỉnh lối sống, dùng thuốc trợ tĩnh mạch, dùng tất/vớ y khoa, phẫu thuật hoặc thủ thuật can thiệp tối thiểu bằng laser hay bằng sóng có năng lượng tần số radio (còn gọi là RFA).
Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio cho BN bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn nặng. “Đây là phương pháp dùng năng lượng sóng có tần số radio vừa đủ vào lòng tĩnh mạch để đóng chặt tĩnh mạch bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, thời gian thủ thuật ngắn, ít đau, BN có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo”, BS Phước chia sẻ thêm.
Theo các BS chuyên khoa, với phương pháp sử dụng sóng cao tần, chi phí điều trị ít tốn kém (được bảo hiểm y tế chi trả một phần), giúp tránh được các biến chứng nặng như loét chân, xuất huyết về sau…
Phải làm gì khi máu chảy nhiều do đứt tĩnh mạch?
Máu là nguồn sống của cơ thể, mang dinh dưỡng và ô xy để nuôi các mô và cơ quan. Khi mất máu quá nhiều, nạn nhân sẽ tử vong.
Tình trạng này thường xảy ra khi bị chấn thương nặng hoặc đứt các mạch máu lớn.
Khi một mạch máu bị đứt, tim vẫn tiếp tục bơm máu. Điều này có nghĩa là vết thương vẫn tiếp tục chảy máu cho đến khi phải có thứ gì đó bịt miệng vết thương lại, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Nếu vết thương gây mất máu từ 30 đến 40% thì nạn nhân sẽ ngất xỉu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Có 3 loại chấn thương thường gặp nhất dẫn đến chảy máu nhiều là đầu bếp bị dao cắt, té ngã hoặc tai nạn lao động, bác sĩ cấp cứu Troy Madsen, chuyên gia tại Đại học Y tế Utah (Mỹ), cho biết.
Một trong những nguy cơ đáng sợ nhất là chấn thương gây đứt tĩnh mạch. Hậu quả có thể khiến máu chảy ra rất nhiều.
Một người trưởng thành sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn khi mất khoảng 14% lượng máu của cơ thể. Họ sẽ bị ngất xỉu nếu mất từ 30 đến 40% máu. Nếu tình trạng mất máu tiếp tục xảy ra thì có thể dẫn đến tử vong.
Một trong những nguyên tắc khi sơ cứu vết thương đang chảy nhiều máu là dùng vải, khăn, bông gòn hay bất kỳ thứ gì phù hợp áp và đè lên vết thương trong khoảng 5 phút. Cách này sẽ giúp che kín miệng vết thương và hạn chế chảy máu. Nếu vết cắt sâu và dính một phần vải của quần áo hay vật dụng gì trong vết thương thì phải lấy ra.
Ngoài ra, cần phải lưu ý là nếu vết thường bị ở tay chân hoặc nằm gần các chi này thì hãy nâng vết thương cao hơn vị trí tim. Điều quan trọng là phải bịt lại toàn bộ miệng vết thương.
Khi máu đã ngừng chảy thì cần băng vết thương lại bằng gạc hay bông gòn. Nếu đã dùng gạc, bông gòn che miệng vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy thì đặt tiếp miếng gạc, bông gòn lớn hơn lên miếng đầu tiên, sau đó dùng lực ấn mạnh hơn.
Lựa chọn cuối cùng là dùng vải cột lại tay, chân ở vị trí ngay bên trên vết thương để hạn chế máu chảy. Sau đó, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, theo Medical NewsToday.
Cẩn trọng biến chứng tắc mạch, tăng đông bất thường hậu COVID-19 Từ tháng 4 đến nay, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) tiếp nhận một số ca bệnh có máu đông bất thường ở tĩnh mạch, động mạch và ổ bụng. Sau 10 ngày mắc COVID-19, ông M.T.H. (86 tuổi) bắt đầu xuất hiện đau tức, sưng phù bắp chân phải, chuột rút bắp chân. Ông H. được đưa tới Bệnh viện Hữu Nghị...