Suy giảm nhận thức nhẹ và bệnh sa sút trí tuệ
Suy giảm nhận thức nhẹ (tiếng Anh: mild cognitive impairment) là tình trạng suy giảm về trí nhớ, khả năng suy nghĩ, nhận thức ở mức độ nhẹ.
Tiến triển bệnh sa sút trí tuệ
Mức độ nhẹ nghĩa là tình trạng này không phải bình thường (suy giảm nhận thức do tuổi tác) nhưng chưa ảnh hưởng hay gây ra các sai sót trong cuộc sống hàng ngày như: sắp xếp công việc, chăm sóc bản thân, đi chợ, nấu ăn, đi làm, quản lý tiền bạc,…
Suy giảm nhận thức nhẹ không chắc chắn dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có 10-15% sau đó tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ. Suy giảm nhận thức nhẹ chỉ là biểu hiện chung của nhiều bệnh khác nhau như: trầm cảm, lo âu, stress, suy tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý viêm nhiễm, hoặc giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ,… Tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ cũng hay dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ do tổn thương não (sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu).
Tiến triển bệnh sa sút trí tuệ
Để phòng tránh bị suy giảm nhận thức nhẹ, hoặc để giảm khả năng bệnh tiến triển thành sa sút trí tuệ, tất cả mọi người nên có một lối sống lành mạnh như: Bỏ bia rượu, bỏ thuốc lá hay các chất chất gây nghiện, tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau củ quả, tham gia các hoạt động xã hội, đọc sách, chơi các trò chơi rèn luyện trí óc như đánh cờ, ô chữ,…
Ngoài cách phòng tránh chung như đã nói, hiện chưa có thuốc nào đặc trị cho tất cả các nguyên nhân của suy giảm nhân thức nhẹ. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà có thuốc điều trị khác nhau: thuốc chống lo âu trầm cảm cho người bị stress, trầm cảm, lo âu, thuốc suy giáp cho người bị suy giáp,…Nếu có tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, tăng mỡ máu… thì phải dùng thuốc để điều trị tốt huyết áp, đái tháo đường, hạ mỡ máu và phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Video đang HOT
Hiện nay, trên thị trường có một số loại thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc,.. được quảng quảng cáo có thể chữa được bệnh này. Nhưng sự thực thế nào?
Trước tiên chúng ta cần biết quy trình để chấp nhận một thuốc nào đó được đưa vào sử dụng cho người bệnh: tất cả các loại thuốc cần phải trải qua các giai đoạn nghiên cứu chứng minh an toàn, sau đó chứng minh có hiệu quả, rồi được cơ quan chức năng thẩm định, mới được phép dùng trên người.
Ngay cả với các thuốc đã được chứng minh an toàn và hiệu quả, nếu dùng không đúng bệnh, đúng cách và đúng liều thì vẫn có thể có tác dụng phụ, thậm chí có hại hoặc gây ngộ độc, cho dù là thuốc nam, thuốc bắc,… Đặc điểm của các loại thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc là hiếm khi trải qua quy trình nghiêm ngặt này, do đó dữ liệu về an toàn, hiệu quả chưa đầy đủ. Vì vậy, nếu bạn tự ý dùng thì khó mà đảm bảo được an toàn và hiệu quả cho bệnh tình của mình.
Như đã nói ở trên, suy giảm nhận thức nhẹ là biểu hiện chung của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đang bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, khó suy nghĩ, mệt mỏi,… thì nên đi khám, để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và kê thuốc phù hợp.
Tránh nghe lời đồn hoặc truyền miệng về thực phẩm chức năng rất tốt rồi tự mua uống, có khi tiền mất tật mang. Điều trị bằng thuốc hiệu quả hơn thực phẩm chức năng, không chỉ có vậy các loại thuốc đều được chứng minh hiệu quả thông qua các nghiên cứu lâm sàng, đạt các tiêu chí kỹ thuật đủ để đáp ứng điều trị. Cần lựa chọn chế phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhà sản xuất uy tín, tùy theo tình trạng bệnh lý mà có các loại thuốc điều trị tương ứng.
Người bị suy giảm nhận thức nhẹ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn 3-5 lần so với người bình thường. Vì vậy sau khi được khám, nếu không phát hiện ra được nguyên nhân nào rõ ràng, bạn chưa cần thuốc đặc trị. Bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn phòng ngừa chung đã nêu ở trên, nên đi khám định kỳ hàng năm để giúp phát hiện sớm, nếu bệnh tiến triển thành sa sút trí tuệ. Lúc này bạn sẽ được bác sĩ kê toa cho dùng các thuốc đặc trị sa sút trí tuệ.
Biến chứng nặng vì hiểu sai về đột quỵ, cảnh báo sai lầm cần bỏ ngay
Theo bác sĩ, nguyên tắc cấp cứu cho người đột quỵ là nhanh chóng, tận dụng từng giây, từng phút, càng điều trị sớm càng làm giảm thiểu các tổn thương não.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ, hiện nay vẫn còn rất nhiều thông tin truyền miệng về cách sơ cứu, chữa đột quỵ khiến nhiều người tin theo, làm mất đi nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục sau này.
Các bác sĩ cho biết, tất cả những hành động như chích nặn máu đầu ngón tay, sau tai, xoa bóp, bấm huyệt, để người đột quỵ nằm bất động, cho uống thuốc... không những không tác dụng còn gây nguy hiểm cho người bệnh.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 230.000 ca mắc mới đột quỵ, trong đó gần 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến trước 6 giờ tại nước ta trung bình chỉ khoảng 3,5%, riêng các bệnh viện lớn như Bạch Mai, tỷ lệ này ở mức 5-7%.
Các bác sĩ cho biết, thời gian vàng để dùng thuốc tiêu sợi huyết là 4-5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ trong 6-8 giờ đầu, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ.
Theo các bác sĩ, tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não mất và mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường.
Các bác sĩ nhận định, nếu đến viện càng sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Các triệu chứng cần nghĩ ngay tới đột quỵ là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt... Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo phương pháp dân gian truyền miệng
Các bác sĩ khuyến cáo, khi người nhà phát hiện bệnh nhân có bất cứ triệu chứng nào như dưới đây, thậm chí không rõ ràng càn ngay lập tức gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ, hướng dẫn vận chuyển người bệnh an toàn tới cơ sở y tế gần nhất.
Có 5 dấu hiệu để phát hiện sớm đột quỵ, người nhà cần chú ý khi bệnh nhân đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
Hoặc đột ngột mất ngôn ngữ, giọng bị méo hoặc nói khó. Cũng có thể bệnh nhân sẽ bị thị lực một bên đột ngột bị mất; hay cảm thấy đau đầu dữ dội; Cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt.
3 điều tuyệt đối không nên làm với bệnh nhân đột quỵ não
Theo các chuyên gia y tế, có những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não, đó là không được cho người bệnh uống thuốc. Aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra.
Các bác sĩ khuyến cáo, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Người nhà tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
Đồng thời, các chuyên gia y tế cũng đặc biệt khuyên người nhà không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Các chuyên gia khuyên người nhà cần lưu ý, khi gọi 115 cần nói rõ nghi ngờ bệnh nhân bị "đột quỵ não". Nhân viên cấp cứu 115 sẽ chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
Thời gian trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng không. Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: Thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích cho bác sĩ điều trị.
Bác sĩ cho biết, nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao.
Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hô hấp nhân tạo để hồi sinh tim phổi. Cố gắng giữ bình tĩnh thực hiện hà hơi thổi ngạt và ép tim cho bệnh nhân trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến.
Con thấp lùn tưởng giống ông ngoại, đi khám ra 'thủ phạm' khác Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con thấp bé chủ yếu do di truyền, dù rất lo lắng nhưng đành chấp nhận vì nghĩ không thể cải thiện được. Chậm tăng trưởng vì thiếu hooc môn Chị Nguyễn Thị Tới (Kon Tum) tâm sự con trai chị 13 tuổi nhưng thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa, chỉ nặng 33 kg, cao 130...