Suy giảm chất lượng cuộc sống vì bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Là một bệnh lý mãn tính tiến triển âm thầm, nhưng nếu suy giãn tĩnh mạch không được chẩn đoán sớm, đúng phương pháp sẽ giảm chất lượng cuộc sống, từ nhẹ như tức nặng chân, chuột rút đến nặng hơn, gây ra biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, ảnh hưởng tính mạng.
BS Bùi Văn Dũng can thiệp bệnh suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân.
Tỷ lệ mắc trong cộng đồng tới 40%
ThS, BS Bùi Văn Dũng, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết,bệnh suy giãn tĩnh mạch hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến, mặc dù tỷ lệ mắc trong cộng đồng tương đối lớn, từ 20-40%.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khám và điều trị cho khoảng 20-30 trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch, có không ít trường hợp đến muộn.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ, phụ nữ sau sinh đẻ, người thường xuyên phải làm công việc đứng lâu, ngồi lâu, những người béo phì. Bệnh lý này cũng dễ mắc ở những người tuổi cao, hơn 50 tuổi trở lên.
Nếu gia đình bố mẹ suy tĩnh mạch chi dưới thì tỷ lệ con mắc bệnh cao hơn so với người khác. Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở những người sử dụng nhiều thuốc corticoid, có khối u chèn ép hoặc người lười vận động, có chế độ sinh hoạt ít vận động thể thao, ít ăn chất xơ, ít uống nước….
Theo BS Dũng, bệnh lý này diễn tiến rất âm thầm, từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, bề mặt da xuất hiện mạch máu giãn theo nhiều mức độ như giãn mao mạch, tĩnh mạch dạng lưới hoặc có búi giãn loằng ngoằng trên mặt da. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù chân, thay đổi màu da, sắc tố da, có vết lở loét.
Bệnh lý này tiến triển âm thầm nếu không chẩn đoán sớm đúng phương pháp sẽ giảm chất lượng cuộc sống. Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch là bị huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, ảnh hưởng đến tính mạng.
“Có bệnh nhân đến khám trong tình trạng chân đã bị lở loét. Họ đã đi khám nhiều nơi, nhiều chuyên khoa khác nhau với bệnh lý khác nhau nhưng không khỏi. Khi đến với chúng tôi thì tình trạng lở loét nguy hiểm. Lúc này, ngoài điều trị cho tĩnh mạch bị tổn thương, chúng tôi còn phải điều trị cả biến chứng của da”, BS Dũng nói.
Video đang HOT
Nhiều người trẻ cũng đến khám vì bệnh lý này.
Đừng để bệnh lý đơn giản diễn tiến nặng âm thầm
Là bệnh nhân tái khám sau vài lần can thiệp bằng phương pháp đốt laser, bệnh nhân nữ N.T.T (Hà Nội) cho biết, chị đã từng đi khám ở nhiều tuyến khác nhau, nhưng chỉ sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Sau vài tháng tưởng chừng đỡ, nhưng bệnh lý vẫn nặng dần lên, chị mất tự tin vì nổi gân xanh ở chân, đêm mất ngủ vì chuột rút, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
BS Dũng cho biết, bệnh nhân đã được chỉ định can thiệp bằng laser. Sau khi điều trị, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, triệu chứng bệnh nhân tương đối ổn định. Tuy nhiên, BS Dũng cũng cảnh báo, người đã bị suy giãn tĩnh mạch phải can thiệp ngoại khoa, nguy cơ tĩnh mạch suy tái phát rất cao vì thế người bệnh cần phải tuân thủ theo lịch tái khám của bác sĩ.
BS Dũng khuyến cáo, người dân có thể tự khám trước cho mình khi thấy triệu chứng nổi mạch máu dưới da,chân phù, nặng, màu da thay đổi… Những người ở triệu chứng nhẹ có thể điều trị nội khoa, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học nhiều chất xơ, tăng cường vận động, duy trì ân nặng ổn định.
Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng tất y khoa băng chun để ép tĩnh mạch. Bệnh diễn biến nặng lên sẽ phải can thiệp ngoại khoa.
Theo BS Dũng, trước đây khi chưa có kỹ thuật cao cấp, lựa chọn ưu tiên hàng đầu là mổ gây mê, xâm lấn dùng dao lôi tĩnh mạch bị suy giãn ra ngoài. Phương pháp này gây mất máu, để lại sẹo, di chứng tổn thương dây thần kinh khi can thiệp. Ca mổ kéo dài 2-6 giờ và người bệnh phải nằm viện cả tuần.
Tuy nhiên, hiện nay với can thiệp laser tĩnh mạch, phương pháp này xâm lấn nhẹ, tối thiểu, đường vào chỉ là kim chọc sau đó dùng sợi đốt laser vào tĩnh mạch cần điều trị, sử dụng năng lượng dùng sóng tiêu hủy tĩnh mạch đó. Kỹ thuật chỉ tốn khoảng 30 phút và bệnh nhân sau chưa đến một giờ có thể đứng dậy đi lại sinh hoạt bình thường, xuất viện sau 2-4 giờ theo dõi và được hẹn tái khám định kỳ.
Đặc biệt, kỹ thuật can thiệp bằng laser, sóng cao tần đã được bảo hiểm yt tế chi trả.
Nắng sốc khiến nhiều người nhập viện, bệnh viện nhi khám 2.500-3.500 trẻ mỗi ngày
Nắng nóng, nhiều người ở Hà Nội phải vào viện điều trị vì viêm da và các bệnh khác liên quan nhiệt độ tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 2.500-3.500 trẻ đến khám bệnh.
Bệnh nhân nhập viện điều trị do nắng nóng tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) - Ảnh: MAI THƯƠNG
Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc đã nắng nóng kỷ lục từ khoảng một tuần trước, và đặc biệt từ hôm 22-6 bước vào đợt đỉnh điểm. Đây là đợt nắng nóng đỉnh điểm thứ hai kể từ đầu mùa hè.
Cả hai đợt nắng nóng hầu như kéo dài liên tục, khiến người dân không có cảm giác về những ngày ít ỏi nhiệt độ giảm.
Gia tăng viêm da tiếp xúc do nắng nóng
Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Da liễu trung ương Đặng Bích Diệp cho hay những ngày nắng nóng này, số người đến khám và điều trị các bệnh về da tại bệnh viện tăng 15-20%.
Trong số này có những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do nắng, biểu hiện bằng các vùng ngứa, rát, đỏ, trường hợp nặng có bọng nước trên da sau khi đi nắng, ở những người mới đi biển về thậm chí còn có biểu hiện bỏng nắng, cháy nắng...
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, thông tin từ bệnh viện cho hay mỗi ngày đang có 2.500-3.500 trẻ đến khám bệnh, con số này cao hơn nhiều so với thời điểm giãn cách xã hội do dịch COVID-19 và gần bằng thời điểm cao nhất. Cao điểm nhất tiếp nhận 4.000 trẻ đến khám/ngày.
Đứng ngoài sân Bệnh viện Nhi trung ương một lát mà mồ hôi chảy thành giọt, bé Mông Đức Hiệp (7 tuổi, ở Định Hóa, Thái Nguyên) cứ luôn miệng kêu mệt, nóng. Sáu ngày trước mẹ con Hiệp đến bệnh viện chữa bệnh, không biết rằng có một đợt nắng nóng to đang chờ.
"Ở quê tôi rất mát, không ngờ Hà Nội nóng thế. Ngày đầu nóng quá tôi phải mua thêm quạt cho con, đến tối thì bác sĩ bật điều hòa cho, tối trong phòng bệnh mát nhưng ban ngày cứ ra đến sân, hè là nóng" - mẹ cháu Hiệp cho biết.
Chị H.T.C. ở Vĩnh Phúc, có con 15 tháng tuổi đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương nên rất vất vả. Chị C. cho biết con chị đã điều trị ngoại trú 1 tháng nay và chị thuê phòng ngoài cổng bệnh viện, hằng ngày phải đưa con vào chữa bệnh.
"Phòng không có điều hòa là 120.000 đồng/ngày, có điều hòa thì 160.000 đồng/ngày, nhiều nhà đi chữa bệnh cả năm nên không có điều kiện thuê phòng máy lạnh" - chị kể.
Lo ngại viêm não Nhật Bản
Ông Đỗ Thiện Hải (Trung tâm các bệnh lâm sàng nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương) cho hay đã có thêm các trường hợp viêm não các thể vào viện, đáng chú ý trong số này là bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh phía Bắc.
"Năm nay nhiều ca bệnh đã ghi nhận đều là trẻ lớn trên 10 tuổi, các cháu mắc bệnh đều trong tình trạng nặng và đang phải thở máy, khảo sát cho thấy các cháu chưa được tiêm ngừa hoặc chưa được tiêm đủ mũi" - ông Hải cho biết.
Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ từ 15 tuổi trở xuống. Bà Dương Thị Hồng, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết vắcxin ngừa viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường, mỗi tháng tổ chức 2 đợt tiêm chủng.
"Từ năm 2018 đến nay chúng tôi đã tổ chức một số đợt tiêm nhắc lại vắcxin viêm não Nhật Bản với các cháu dưới 5 tuổi chưa tiêm, chưa rõ tiền sử hoặc thậm chí tiêm không hỏi tiền sử để ngừa bệnh. Đây là vắcxin rất an toàn do đã sử dụng 23 năm ở Việt Nam mà không ghi nhận các ca phản ứng nặng" - bà Hồng cho biết.
Nắng nóng coi chừng... đau bụng
Tại khu vực miền Trung cũng đang phải trải qua những ngày nắng gắt. Ghi nhận ở Đà Nẵng, nhiệt độ trung bình ngoài trời phổ biến ở mức 37-40 độ trong ngày 23-6, dự báo tiếp tục tăng trong hai ngày tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng - phó trưởng khoa khám bệnh - cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng, mọi người nên tránh ra nắng ngay sau khi vừa ở trong phòng lạnh, thay vào đó hãy uống nước và chuyển dần trạng thái để tránh xảy ra sốc nhiệt.
Bác sĩ Hưng cho biết trong điều kiện thời tiết nắng nóng gây ra nền nhiệt cao, thực phẩm rất dễ phân rã, ôi thiu. Nếu quá trình bảo quản thức ăn không được lưu ý, người sử dụng có thể bị ngộ độc thực phẩm. (TRƯỜNG TRUNG)
Giảm tác hại của tia UV ra sao?
Thời điểm tia cực tím (UV) cao nhất, ảnh hưởng đến da nhiều nhất là từ 10h-15h hằng ngày. BS Đặng Bích Diệp lưu ý tốt nhất là hạn chế ra nắng vào thời điểm này, nhưng những người có công việc ngoài trời cần thực hiện các biện pháp bảo vệ như che chắn bằng các phương pháp vật lý (mặc quần áo chống nắng), trong đó quần áo màu sáng trông có vẻ mát hơn nhưng quần áo tối màu lại hạn chế hấp thụ tia UV hơn. Bên cạnh đó, cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da.
Bà Diệp hướng dẫn phương pháp hạn chế tác hại của nắng nóng bằng cách nhìn bóng của chính mình để đánh giá khi nào tác hại của nắng cao nhất và tránh nắng. "Thời điểm nhìn bóng của mình ngắn nhất thì mặt trời ngay trên đỉnh đầu, đó là lúc tác hại của tia UV cao nhất, khi bóng dài hơn thì tác hại giảm đi" - bà Diệp cho biết.
Người già nhập viện do viêm phổi, rối loạn điện giải tăng cao Từ ngày 22-6, Hà Nội và các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi hơn 40 độ C, khiến tình trạng người già nhập viện do viêm phổi, rối loạn điện giải tăng cao. Ảnh minh họa Bác sĩ Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa trung...