Sưng môi trên, người đàn ông được phát hiện u xương hàm
Đi khám do sưng, đau vùng môi trên, bệnh nhân bất ngờ được chẩn đoán u nang xương hàm trên.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân là nam, 51 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ, đến khám ngày 15/4 do sưng đau môi trên.
Sau khi thăm khám, chụp panorama răng toàn cảnh, CT xương hàm, các bác sĩ chẩn đoán bị nang xương hàm trên do răng thừa ngầm vùng cửa. Nang đã phá hủy vào xoang hàm trên bên trái.
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện ngay để điều trị sưng đau, sau đó phẫu thuật cắt bỏ nang xương hàm. Hiện bệnh nhân ổn định, ăn uống được. Dự kiến, bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Bệnh nhân được các bác sĩ phẫu thuật kịp thời. Ảnh: BVCC .
Theo các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, u xương hàm là bệnh lý các khối u xuất hiện ở xương hàm mặt. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và dưới.
Nếu bệnh lý này được phát hiện sớm, các u còn khu trú gọn, việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật triệt để sẽ ít hoặc không tái phát. Tuy nhiên, khi u lớn, các phẫu thuật mang tính chất cắt bỏ để phục hồi chức năng và thẩm mỹ cần đặc biệt chú ý. Lúc này, các bác sĩ không thể phẫu thuật triệt để vì u lan rộng, không có ranh giới. Ngoài ra, phẫu thuật tổ chức u chảy máu cũng rất khó cầm.
Do đó, các bác sĩ khuyén cáo người dân thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm như đau nhức, phồng bề mặt xương, nặng…, cần đến khám kịp thời để phát hiện sớm khối u, tránh để xảy ra tình trạng u phát triển làm gãy xương hàm, diễn biến thành u ác tính, chèn ép thần kinh mạch máu xung quanh.
Gần 40% người mắc bệnh máu khó đông chưa được điều trị
Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu. Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người bị bệnh hemophilia (máu khó đông), trong đó có trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị.
Hưởng ứng Ngày Hemophilia Thế giới (17/4), chiều nay 16/4, Hội Rối loạn đông máu Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chương trình Giao lưu trực tuyến "Thay đổi để thích nghi".
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương chia sẻ với người bệnh.
Tại Việt Nam, từ chỗ chỉ có 7 cơ sở chính điều trị và quản lý người bệnh hemophilia tại các tỉnh, thành phố lớn, đến nay cả nước đã phát triển thêm 10 trung tâm hemophilia vệ tinh trải đều trên hầu hết các vùng miền.
Nhờ duy trì tốt mối quan hệ hợp tác quốc tế, trong năm 2020, Việt Nam vẫn nhận được trên 1,2 triệu đơn vị thuốc viện trợ, tương đương gần 175 tỷ đồng, trong đó có nhiều loại thuốc mới chưa có trên thị trường Việt Nam để điều trị miễn phí cho người bệnh.
Tại Việt Nam, theo ước tính có trên 6.200 người bị bệnh hemophilia (máu khó đông), trong đó có trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị. Còn gần 40% người mắc bệnh trong cộng đồng chưa được chẩn đoán và điều trị.
Nếu người bệnh không được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ dẫn tới những hệ quả không mong muốn như suy nhược, đau đớn, biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.
Người bệnh hemophilia phải điều trị suốt đời.
Người bệnh hemophilia phải truyền các chế phẩm từ máu suốt đời. Nhiều người bệnh do điều trị muộn đã bị tàn phế, kinh tế khó khăn, khánh kiệt.
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết: Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện là một trong những trung tâm điều trị hemophilia lớn trên thế giới và lớn nhất tại Việt Nam, quản lý và điều trị gần 2.000 người bệnh.
Người bệnh được cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện, với các hoạt động phối hợp đa chuyên khoa như phối hợp với bác sĩ phục hồi chức năng, cơ xương khớp, phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện biến chứng cơ, khớp phối hợp với chuyên khoa sản, di truyền để chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán trước cấy phôi nhằm hạn chế sinh ra những em bé bị bệnh hemophilia...
Bé gái 7 tháng tuổi đã mắc thuỷ đậu, nguyên nhân do mẹ Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương vừa tiếp nhận bệnh nhi 7 tháng tuổi nhập viện do bị thủy đậu lây từ mẹ. Bé 7 tháng tuổi đã bị thuỷ đậu do mẹ không tiêm phòng lúc mang bầu. Trước đó anh trai của bé bị thủy đậu đã khỏi lây sang mẹ bé, mẹ bé trong quá trình điều trị...