Sudan và Nam Sudan đàm phàn nối lại xuất khẩu dầu
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, ngày 20/10, Sudan và Nam Sudan đã nhấn mạnh nhu cầu giải quyết những trở ngại nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan.
Một người đàn ông kiểm tra đường ống dẫn dầu bị rò rỉ tại một trạm bơm được xây dựng cạnh ngôi làng của anh trên mảnh đất từng được sử dụng cho mục đích nông nghiệp Paloch Nam Sudan ngày 20/1/2010. Ảnh: AFP/sudantribune.com
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền chuyển tiếp của Sudan kiêm Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) Abdel Fattah Al-Burhan và Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Nam Sudan, ông Tut Gatluak tại Port Sudan, thủ phủ của Bang Biển Đỏ ở miền Đông Sudan.
Trong một tuyên bố, ông Gatluak cho biết hai nước đều sẵn sàng tăng sản lượng và đảm bảo dầu mỏ được xuất qua cảng Bashayer của Sudan, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng của Nam Sudan trong việc thực thi các điều khoản của thỏa thuận với Chính phủ Sudan. Ông Gatluak tiết lộ rằng một cuộc họp giữa Bộ Năng lượng và Dầu mỏ của hai nước dự kiến sẽ được tổ chức nhằm thảo luận chi tiết về vấn đề này, lưu ý thêm rằng “dầu mỏ là nguồn sống của người dân cả hai nước”.
Vào tháng 3 năm nay, Chính phủ Sudan đã tuyên bố đình chỉ hoạt động xuất khẩu dầu của Nam Sudan qua các vùng lãnh thổ nước này do sự cố trên các tuyến đường vận chuyển. Theo chính quyền Sudan, sự cố này là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường ống ngầm, nằm ở phía bắc Bang White Nile của Sudan, một khu vực do Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự kiểm soát.
Video đang HOT
Cuộc họp trên diễn ra sau cuộc họp trước đó vào đầu tháng 6. Xuất khẩu dầu là nguồn thu nhập quốc gia chính của Nam Sudan, nước này phụ thuộc rất nhiều vào Sudan, quốc gia láng giềng ở phía Bắc, để vận chuyển dầu ra thị trường quốc tế.
Trong khi đó, Sudan cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột kéo dài giữa SAF và RSF kể từ giữa tháng 4/2023. Theo ước tính gần đây của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), giao tranh đã khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và hàng triệu người phải di dời bên trong lãnh thổ Sudan và đi lánh nạn ở các nước láng giềng.
Iraq sửa lại đường ống cũ để nối lại vận chuyển dầu thô đến Thổ Nhĩ Kỳ
Việc Iraq mở lại đường ống Kirkuk-Ceyhan, vốn đã ngưng hoạt động trong 1 thập niên qua, sẽ là sự cạnh tranh với đường ống từ khu vực người Kurd đang bị ngừng hoạt động trong 1 năm nay.
Một cơ sở lọc dầu tại Nasiriyah, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Iraq đang sửa chữa một đường ống cho phép Baghdad có thể vận chuyển 350.000 thùng dầu/ngày đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng này.
Đây là thông báo được Thứ trưởng Dầu mỏ Iraq, Basim Mohammed đưa ra ngày 8/4.
Trong thông báo, ông Basim khẳng định việc sửa chữa đường ống Kirkuk-Ceyhan đang diễn ra và một trạm bơm dầu thô lớn cùng các cơ sở lưu trữ dầu đã được hoàn thành.
Theo ông, đường ống này có thể hoạt động và sẵn sàng bơm dầu trở lại vào cuối tháng này.
Thứ trưởng Dầu mỏ Iraq khẳng định việc sửa chữa các đoạn đường ống bị hư hại bên trong Iraq và hoàn tất một trạm bơm quan trọng sẽ là giai đoạn đầu của việc đưa đường ống hoạt động trở lại đầy đủ công suất.
Ba nguồn tin từ công ty dầu khí quốc gia Iraq North Oil Company (NOC) cho biết việc bơm thử dầu thô đã được bắt đầu đầu tuần trước để kiểm tra các đoạn đường ống bên trong lãnh thổ Iraq và phát hiện rò rỉ ở một số đoạn.
Các đội kỹ thuật của NOC đang đẩy nhanh việc sửa chữa các đoạn bị hư hại từ Kirkuk qua các tỉnh Salahuddin và Mosul đến khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai quan chức dầu mỏ Iraq và một cố vấn năng lượng của chính phủ nêu rõ năm 2010, thỏa thuận giữa Baghdad và Ankara về hoạt động của đường ống dầu giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ (ITP) được gia hạn thêm 15 năm và sẽ hết hạn vào giữa năm 2025.
Việc nối lại hoạt động tại đường ống cũ này sẽ được thảo luận trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận ITP.
Theo giới quan sát, việc mở lại đường ống Kirkuk-Ceyhan vốn đã ngưng hoạt động trong 1 thập niên qua, sẽ cung cấp tuyến đường cạnh tranh với đường ống từ khu vực người Kurd - cũng đang trong tình trạng không hoạt động trong 1 năm nay trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Baghdad và chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) về việc nối lại xuất khẩu bị đình trệ.
Việc xuất khẩu qua đường ống Kirkuk-Ceyhan, dài 960km, bị dừng vào năm 2014 sau nhiều cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đường ống này từng giải quyết khoảng 0,5% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Trong khi đó, đường ống của Khu tự trị người Kurd bị dừng ngày 25/3/2023, sau khi một tòa án trọng tài phán quyết đường ống này vi phạm các điều khoản của hiệp ước năm 1973, thông qua việc hỗ trợ xuất khẩu dầu từ khu vực bán tự trị của người Kurd mà không có sự chấp thuận từ phía Baghdad.
Các cuộc đàm phán tái khởi động đường ống này bị đình trệ do Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Khu tự trị người Kurd và Iraq đưa ra các yêu cầu mâu thuẫn nhau./.
Iraq nối lại xuất khẩu dầu mỏ qua Khu tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq đã gửi đề nghị chính thức đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nối lại việc xuất khẩu dầu thông qua một đường ống dẫn dầu giữa hai nước và trong vài giờ tới sẽ nối lại hoạt động bơm dầu. Một nhà máy lọc dầu ở Zubair, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 4/4, Chính phủ Iraq và chính quyền Khu tự trị người Kurd...