Lo sợ sân bay là mục tiêu tấn công, người dân Liban tháo chạy bằng đường biển
Nhiều người dân Liban muốn tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài buộc phải lựa chọn những chuyến tàu chở hàng trên biển kéo dài 13 giờ đến Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì bay từ sân bay Beirut.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thủ đô Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Hassan Alik, một người dân Liban muốn tháo chạy khỏi tình trạng bạo lực leo thang trong cuộc chiến Israel- Hezbollah, đã lên một con tàu vào ngày 19/10 rời khỏi miền Nam đất nước. Alik cho biết mình không lựa chọn đường hàng không vì sân bay Beirut có thể bị “đánh bom” bất kỳ lúc nào.
Người đàn ông 31 tuổi này lựa chọn xuất phát từ cảng phía Bắc Tripoli, trên bờ biển Địa Trung Hải – lãnh thổ Liban cho đến nay không nằm trong phạm vi hoạt động ném bom của Israel trong một tháng giao tranh dữ dội trên khắp đất nước
Mặc dù sân bay quốc tế duy nhất của Liban chưa bị tấn công, song tháng trước, quân đội Israel đã cảnh báo họ có thể tấn công vào đó để ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho các chiến binh Hezbollah thân với Iran.
Kể từ đó, nhiều người dân Liban muốn tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài buộc phải lựa chọn những chuyến tàu chở hàng trên biển kéo dài 13 giờ đến Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì bay từ sân bay Beirut.
“Tôi đi từ đây vì tôi sợ phải đi qua sân bay. Nếu tôi mua vé máy bay, sân bay có thể bị đánh bom”, Alik – người đàn ông đến từ vùng ngoại ô đông đúc ở phía Nam Beirut – chia sẻ.
Ngày 23/9, Israel đã phát động một chiến dịch không kích dữ dội vào Liban và sau đó đã cử lực lượng mặt đất vào sau gần một năm giao tranh xuyên biên giới với nhóm Hezbollah.
Video đang HOT
Dẫn số liệu từ Bộ Y tế Liban, hãng tin AFP cho biết kể từ đó, cuộc chiến đã khiến ít nhất 1.454 người ở Liban thiệt mạng và số người chết thực tế có thể cao hơn.
Ngoại trừ hãng hàng không quốc gia Middle East Airlines, hầu hết các hãng hàng không đã ngừng phục vụ sân bay Beirut do tình trạng bạo lực.
Theo thuyền trưởng Salem Jleilati, để đáp ứng nhu cầu tăng cao, các con tàu chở hàng khổng lồ tại cảng Tripoli với lộ trình đến bờ biển phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang phục vụ cả hành khách, bán vé với mức giá 350 USD/người.
Từ tháng 9, nhu cầu khách đi tăng vọt, từ 150 lên ít nhất 900 người/tuần.
Muammar Malas (52 tuổi) – đang sinh sống tại miền Bắc Liban – cho biết ông chọn đi bằng thuyền vì đường ra sân bay ở Beirut cũng rất nguy hiểm. Ông Malas biết rõ các tàu chở hàng không được thiết kể đủ đảm bảo để chở khách nhưng người dân buộc phải tìm đến phương tiện này.
Theo số liệu của chính phủ, hơn một triệu người đã tháo chạy khỏi tình trạng bạo lực trên khắp Liban.
Mohammad Hawar (22 tuổi) đã phải di dời hai lần, lần đầu tiên là từ thành phố Nabatiyeh ở phía Nam – nơi các cuộc không kích dữ dội của Israel trong tuần này đã khiến hàng chục người thiệt mạng – và sau đó là từ phía nam Beirut.
“Điều tốt nhất cần làm bây giờ là chạy trốn khỏi Liban”, Hawar nói khi lên thuyền.
Israa Sweidan, một phụ nữ trẻ người Palestine đến từ trại tị nạn Beddawi, cũng bày tỏ hành trình đi tàu ra khỏi Tripoli “là lựa chọn an toàn nhất ở Liban”.
Một thành viên cấp cao Hezbollah thoát chết sau vụ không kích của Israel
Các vụ nổ lớn đã làm rung chuyển Liban vào tối 10/10 khi Israel không kích nhằm vào ít nhất một thành viên cấp cao của Hezbollah trong một khu dân cư ở thủ đô Beirut.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel, Wafiq Safa, chỉ huy Đơn vị Liên lạc và Điều phối của Hezbollah, được cho là mục tiêu của một trong các cuộc tấn công, nhưng đã thoát chết trong vụ tấn công vào một căn hộ ở tầng ba gần trung tâm Beirut.
Ít nhất 22 người đã thiệt mạng và trên 100 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào đêm 10/10, mặc dù một nguồn tin y tế Liban ước tính số người chết có thể tăng lên khi các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang tiếp diễn.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) không đưa ra bình luận ngay lập tức về các cuộc tấn công. Vụ tấn công này gây chết người nhiều nhất ở trung tâm thủ đô Beirut kể từ khi Israel leo thang chiến dịch chống Hezbollah vào tháng trước.
Về chi tiết vụ tấn công, truyền thông Liban đưa tin rằng ngay sau khi trời tối, một căn hộ trong tòa nhà tám tầng nằm ở rìa các khu vực Al Nuwairi và Ras el-Nabaa đã bị nhắm mục tiêu trong một cuộc không kích của Israel.
Một tòa nhà khác ở khu vực Basta gần đó cũng bị tấn công vài phút sau đó.
Cả hai địa điểm này trước đây chưa từng bị tấn công trong các cuộc không kích của Israel và đều cách xa khu vực phía Nam Beirut, nơi có trụ sở của Hezbollah.
Đây là lần thứ ba một cuộc không kích diễn ra ngoài khu vực phía Nam Beirut, mặc dù trước đó đã có các cuộc không kích của Israel vào các tài sản của Hezbollah trên khắp miền Nam Liban và thung lũng Beqaa ở phía Đông.
Cuộc tấn công nhằm tiêu diệt ông Safa, người có vai trò kết hợp cả an ninh và chính trị. Vụ việc cho thấy Israel mở rộng mục tiêu vào các quan chức Hezbollah, mà trước đó chủ yếu tập trung vào các chỉ huy quân sự và lãnh đạo cấp cao của nhóm này.
Ông Safa sinh năm 1960, đã giám sát các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận năm 2008 mà theo đó Hezbollah trao đổi thi thể các binh sĩ Israel bị bắt vào năm 2006 để đổi lấy tù nhân Liban tại Israel.
Cuộc tấn công gây chết người của Hezbollah vào miền Bắc Israel năm 2006 đã châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài 34 ngày với Israel.
Vào năm 2021, ông Safa đã cảnh báo thẩm phán điều tra vụ nổ cảng Beirut thảm khốc năm 2020 rằng Hezbollah sẽ loại bỏ ông khỏi cuộc điều tra, khi thẩm phán này đã tìm cách thẩm vấn một số chính trị gia liên kết với Hezbollah.
Ông Safa bị Mỹ trừng phạt vào năm 2019. Theo Bộ Tài chính Mỹ, ông Safa là người trung gian của Hezbollah với các lực lượng an ninh Liban. Bộ Tài chính Mỹ cho biết vào thời điểm đó: "Với vai trò là người đứng đầu cơ quan an ninh của Hezbollah, có liên kết trực tiếp với Tổng thư ký Hassan Nasrallah, Safa đã lợi dụng các cảng và cửa khẩu biên giới của Liban để buôn lậu hàng hóa và tạo điều kiện đi lại thay mặt cho Hezbollah, làm suy yếu an ninh và an toàn của người dân Liban, đồng thời làm hao tổn các khoản thu nhập quý giá từ thuế nhập khẩu của chính phủ Liban".
Israel lần đầu tấn công trung tâm thủ đô Liban sau gần một năm xung đột Sáng sớm ngày 30/9 (giờ địa phương), Israel đã lần đầu tiến hành không kích trung tâm thủ đô Beirut của Liban (Lebanon) trong gần một năm xung đột, san phẳng một tòa nhà chung cư. Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống ngoại ô Beirut, Liban ngày 29/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin AP, cuộc không...