Sức mạnh khủng khiếp của vận tải cơ An-12 Nga
Xét về thiết kế và kích thước, vận tải cơ An-12 của không quân Nga có nhiều nét tương đồng với dòng máy bay vận tải quân sự chiến thuật Lockheed C-130 của Mỹ. An-12 cùng C-130 trở thành hai biểu tượng máy bay vận tải quân sự nổi tiếng của thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Vào ngày 16/12/1957, nhà máy chế tạo máy bay Antonov tiến hành cho bay thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên máy bay vận tải An-12. Khi đó, đây được xem là mẫu máy bay vận tải thế hệ mới nhất dành cho Không quân Liên Xô hùng mạnh. Chỉ trong giai đoạn từ năm 1957-1973 đã có hơn 1.200 chiếc An-12 được Liên Xô chế tạo với hàng loạt biến thể khác nhau.
Sau khi được đưa vào trang bị từ năm 1959, An-12 nhanh chóng trở thành một trong những dòng máy bay vận tải quân sự chủ lực của Quân đội Liên Xô trong những năm 1960, khi mà nó xuất hiện hết tại mọi sự kiện lịch sử quan trọng của Liên Xô cũng như trên thế giới.
Xét về thiết kế và kích thước của vận tải cơ An-12, nó có nhiều nét tương đồng với dòng máy bay vận tải quân sự chiến thuật Lockheed C-130 của Mỹ. An-12 cùng C-130 trở thành hai biểu tượng máy bay vận tải quân sự nổi tiếng của thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Một trong những vai trò nổi bật của An-12 trong Quân đội Liên Xô là khi nó được trang bị cho các đơn vị đổ bộ đường không của nước này, với khả năng mang theo 22 tấn hàng hóa hoặc 60 lính dù hoặc 2 xe bọc thép đổ bộ đường không BMD-1. Những chiếc An-12 hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò triển khai một lượng lớn binh sĩ cho chiến dịch quân sự đặc biệt.
Máy bay vận tải quân sự An-12 và các biến thể dân sự của nó khá phổ biến tại các quốc gia Đông Âu, Châu Phi và một số nước Châu Á với số lượng lên tới hàng trăm chiếc. Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng An-12 chỉ đứng sau Nga, bên cạnh đó nước này còn tiến hành nội địa hóa dòng máy bay này với mẫu máy bay vận tải quân sự đa năng Y-8.
Về thiết kế cơ bản, An-12 được trang bị bốn động cơ cánh quạt Ivchenko AI-20L hoặc AI-20M có công suất 3.000kW mỗi chiếc với tốc độ bay tối đa có thể lên tới 777km/h và có phạm vi hoạt động hiệu quả khi đầy tải là 3.600km.
Phi hành đoàn của An-12 gồm 5 người với 2 phi công, một kỹ sư hàng không, một hoa tiêu và một sỹ quan liên lạc vô tuyến. Tuy nhiên với một số biến thể An-12 được nâng cấp hoặc Y-8 con số này có thể được giảm xuống còn khoảng 3 người.
Ngoài việc được sử dụng cho mục đích quân sự, An-12 còn được phát triển thành các biến thể dân sự như vận chuyển hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn và chở khách thương mại.
Tính cho tới thời điểm hiện tại, Quân đội Nga đã gần như ngưng hoạt động hoàn toàn các phi đội An-12 trong biên chế và thay thế chúng bằng các dòng máy bay vận tải quân sự khác hiện đại hơn. Hiện chỉ còn Trung Quốc là sử dụng số lượng lớn An-12 với tên gọi Y-8 – “ sao chép” hoàn toàn thiết kế An-12.
Video đang HOT
Trong khi C-130 vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới kể cả tại Mỹ, thì số phận của An-12 lại gắn liền với sự sụp đổ của Liên Xô khi dòng máy bay vận tải quân sự đình đám một thời này nhanh chóng lỗi thời sau gần 60 được đưa vào hoạt động.
Một chiếc An-12 dùng cho hoạt động vận tải đường không của hãng hàng không Aeroflot Nga.
Việc hoạt động tại các vùng cực xa xôi của nước Nga chưa bao giờ là vấn đề quá khó với những chiếc An-12, thậm chí nó còn có thể hạ cánh ở khu vực có đường băng xấu trên tuyết.
Vào ngày 16/12/1957, nhà máy chế tạo máy bay Antonov tiến hành cho bay thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên máy bay vận tải An-12. Khi đó, đây được xem là mẫu máy bay vận tải thế hệ mới nhất dành cho Không quân Liên Xô hùng mạnh. Chỉ trong giai đoạn từ năm 1957-1973 đã có hơn 1.200 chiếc An-12 được Liên Xô chế tạo với hàng loạt biến thể khác nhau.
Sau khi được đưa vào trang bị từ năm 1959, An-12 nhanh chóng trở thành một trong những dòng máy bay vận tải quân sự chủ lực của Quân đội Liên Xô trong những năm 1960, khi mà nó xuất hiện hết tại mọi sự kiện lịch sử quan trọng của Liên Xô cũng như trên thế giới.
Xét về thiết kế và kích thước của vận tải cơ An-12, nó có nhiều nét tương đồng với dòng máy bay vận tải quân sự chiến thuật Lockheed C-130 của Mỹ. An-12 cùng C-130 trở thành hai biểu tượng máy bay vận tải quân sự nổi tiếng của thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Một trong những vai trò nổi bật của An-12 trong Quân đội Liên Xô là khi nó được trang bị cho các đơn vị đổ bộ đường không của nước này, với khả năng mang theo 22 tấn hàng hóa hoặc 60 lính dù hoặc 2 xe bọc thép đổ bộ đường không BMD-1. Những chiếc An-12 hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò triển khai một lượng lớn binh sĩ cho chiến dịch quân sự đặc biệt.
Máy bay vận tải quân sự An-12 và các biến thể dân sự của nó khá phổ biến tại các quốc gia Đông Âu, Châu Phi và một số nước Châu Á với số lượng lên tới hàng trăm chiếc. Trung Quốc là quốc gia sở hữu số lượng An-12 chỉ đứng sau Nga, bên cạnh đó nước này còn tiến hành nội địa hóa dòng máy bay này với mẫu máy bay vận tải quân sự đa năng Y-8.
Về thiết kế cơ bản, An-12 được trang bị bốn động cơ cánh quạt Ivchenko AI-20L hoặc AI-20M có công suất 3.000kW mỗi chiếc với tốc độ bay tối đa có thể lên tới 777km/h và có phạm vi hoạt động hiệu quả khi đầy tải là 3.600km.
Phi hành đoàn của An-12 gồm 5 người với 2 phi công, một kỹ sư hàng không, một hoa tiêu và một sỹ quan liên lạc vô tuyến. Tuy nhiên với một số biến thể An-12 được nâng cấp hoặc Y-8 con số này có thể được giảm xuống còn khoảng 3 người.
Ngoài việc được sử dụng cho mục đích quân sự, An-12 còn được phát triển thành các biến thể dân sự như vận chuyển hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn và chở khách thương mại.
Tính cho tới thời điểm hiện tại, Quân đội Nga đã gần như ngưng hoạt động hoàn toàn các phi đội An-12 trong biên chế và thay thế chúng bằng các dòng máy bay vận tải quân sự khác hiện đại hơn. Hiện chỉ còn Trung Quốc là sử dụng số lượng lớn An-12 với tên gọi Y-8 – “sao chép” hoàn toàn thiết kế An-12.
Trong khi C-130 vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới kể cả tại Mỹ, thì số phận của An-12 lại gắn liền với sự sụp đổ của Liên Xô khi dòng máy bay vận tải quân sự đình đám một thời này nhanh chóng lỗi thời sau gần 60 được đưa vào hoạt động.
Một chiếc An-12 dùng cho hoạt động vận tải đường không của hãng hàng không Aeroflot Nga.
Việc hoạt động tại các vùng cực xa xôi của nước Nga chưa bao giờ là vấn đề quá khó với những chiếc An-12, thậm chí nó còn có thể hạ cánh ở khu vực có đường băng xấu trên tuyết.
TheoTiền phong
Malaysia nhận vận tải cơ A400M lớn nhất Đông Nam Á
Máy bay vận tải A400M đã được chuyển giao cho Không quân Malaysia và sẽ được trình diễn tại triển lãm LIMA 2015 diễn ra từ 17/3 đến 21/3.
Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ giới thiệu chiếc máy bay vận tải A400M đầu tiên của nước này tại triển lãm hàng không LIMA 2015.
Tạp chí quân sự Jane's đưa tin cho biết, Malaysia đã tiếp nhận chiếc máy bay vận tải quân sự chiến thuật A400M Atlas đầu tiên từ công ty Airbus Defence and Space, một trong những công ty con của hãng hàng không Airbus của Châu Âu.
Việc bàn giao chiếc A400M mang số hiệu MSN022 cho Không quân Hoàng gia Malaysia đã được diễn ra tại một nhà máy lắp ráp máy bay của Airbus tại thành phố Seville, Tây Ban Nha. Buổi lễ bàn giao còn có sự tham gia của Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia - Đại tướng Tan Sri Zulkifeli Bin Mohd Zin cùng các tướng lĩnh khác thuộc Không quân Hoàng gia Malaysia.
Hình ảnh chiếc A400M hạ cánh xuống một sân bay của Malaysia.
Chiếc máy bay vận tải A400M này sẽ được Không quân Hoàng gia Malaysia giới thiệu tại triển lãm hàng không LIMA 2015 diễn ra từ 17/3 đến 21/3 tại đảo Langkawi, Malaysia. Malaysia cũng là quốc gia châu Á đầu tiên mua A400M từ Airbus, hợp đồng mua 4 chiếc A400M được Malaysia và Airbus ký kết chính thức vào năm 2005 với giá trị ước tính lên tới 2,5 tỷ USD dựa trên tỷ giá vào thời điểm đó. A400M sẽ được bổ sung thêm vào phi đội máy bay vận tải quân sự đã lỗi thời gồm những chiếc C-130H-30 và KC-130H của Quân đội Malaysia.
Theo kế hoạch ban đầu, Không quân hoàng gia Malaysia sẽ tiếp nhận 2 chiếc A400M đầu tiên trong năm 2013 và hai chiếc còn lại sẽ được bàn giao vào năm 2014. Tuy nhiên, thời gian biểu này đã bị Airbus thay đổi nên thời gian bàn giao những chiếc A400M đầu tiên cho Malaysia sẽ trong năm 2015 và hai chiếc còn lại là vào năm 2016. Trong khi chương trình A400M đã tiêu tốn của Malaysia hơn 2,5 tỷ USD, thì mức đền bù cho việc chuyển giao trễ những A400M sẽ vào khoảng hơn 243 triệu USD.
Từ nay cho đến năm 2016, Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ nhận thêm 3 chiếc A400M nữa từ Airbus.
Trong thời gian sắp tới Airbus sẽ bàn giao khoảng 12 chiếc máy bay vận tải A400M trong đơn đặt hàng 172 chiếc hiện tại, chủ yếu là cho các khách hàng như Pháp, Đức, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Anh. Tuy nhiên Airbus có thể sẽ sớm cho ra mắt một biến thể hiện đại hóa mới của A400M trong năm 2018 và từ đây cho tới lúc đó các đơn đặt hàng A400M của Airbus có khả năng sẽ thay đổi.
A400M là dòng máy bay vận tải quân sự chiến thuật được Airbus Defence and Space thiết kế và chế tạo, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 2009.
Nó được trang bị 4 động cơ cánh quạt Europrop TP400-D6 có công suất 11.060 hp cho mỗi chiếc, tốc độ bay tối đa là 780km/h với tầm bay 4.540km khi mang theo 30 tấn hàng hóa. Một chiếc A400M có thể mang theo tối đa 37 tấn hàng hóa hoặc 116 lính dù cùng đầy đủ trang bị, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Với tải trọng như vậy, A400M của Malaysia được xem là máy bay vận tải lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nhật đưa lượng pluton đủ chế tạo 50 quả bom hạt nhân tới Mỹ Nhật Bản sẽ đưa một lượng pluton khổng lồ đủ để chế tạo 50 quả bom hạt nhân tới Mỹ theo một thỏa thuận hoàn trả nguồn nhiên liệu được sử dụng để nghiên cứu thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh minh họa Theo đó, khoảng 331 kg nhiên liệu phân hạch sẽ được vận chuyển bằng tàu tới một cơ sở hạt nhân...