Sức khỏe xuống dốc “nhờ” bột nêm
Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu… nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng?
Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối. Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc.
Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…
Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5′ – Guanylate và Disodium 5′ – Inosinate. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm. Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.
Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.
Video đang HOT
Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. (Ảnh: Quế An)
Không nên lạm dụng bột nêm
Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.
Xử trí khi ngộ độc bột nêm Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể… Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.
(Theo Sài Gòn Tiếp thị)
5 hiểu lầm chết người của những bà nội trợ về ăn uống lành mạnh
Có phải đường mía là hoàn toàn lành mạnh? Đậu nành và dầu ô liu là tốt cho sức khỏe nhất, hoặc bạn có thể dễ dàng tránh được mì chính trong ăn uống?
Thực tế, có khá nhiều chị em vẫn nhầm lẫn về những thực phẩm hoặc thông tin sai lệch về các chất phụ gia nhất định và cho rằng chúng hoàn toàn lành mạnh hoặc hoàn toàn gây hại khi ăn.
1. Đường mía hoàn toàn lành mạnh?
Nhiều chị em cho rằng đường múa là hoàn toàn khỏe mạnh hơn hẳn so với các loại đường khác vì nghĩ chúng có lượng calo thấp hơn.
Nhưng sự thật là hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo, kể cả đường mía đều không lành mạnh hoặc an toàn.
Những nghiên cứu cho thấy, các loại đường có thể gây ra các vấn đề:
- Teo tuyến ức
- Mở rộng gan và thận
- Teo các nang bạch huyết ở lá lách và tuyến ức
- Tăng trọng lượng
- Giảm tốc độ tăng trưởng của cơ thể
- Giảm số lượng tế bào máu
- Kéo dài thời kỳ mang thai
- Giảm trọng lượng cơ thể thai nhi và trọng lượng nhau thai
- Tiêu chảy
2. Đậu nành tốt cho sức khỏe?
Nhiều nhà khoa học uy tín đã cảnh báo rằng những lợi ích của đậu nành nên được cân nhắc khi ăn vì đã chứng minh được những rủi ro của nó.
Được biết, ăn nhiều đậu nành là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, suy tiêu hóa, hệ thống miễn dịch gặp sự cố, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy giảm nhận thức, rối loạn sinh sản, vô sinh, ung thư và bệnh tim.
Hầu hết những lo ngại liên quan đến sữa đậu nành là làm biến đổi estrogen của cơ thể. Những vấn đề khác như mức độ fluoride, nhôm và mangan nhiều trong đậu nành có khả năng ảnh hưởng xấu đến phát triển trí não. Mặc dù hàm lượng mangan rất quan trọng cho sự phát triển của não, nhưng độ độc hại của sữa đậu nành trong giai đoạn mang bầu sẽ làm trẻ em bị rối loạn tâm trí, chứng khó đọc và các vấn đề học tập khác.
3. Bơ thực vật là tốt?
Thực tế, đã có 5 nghiên cứu được thực hiện để xác định xem bơ thực vật hoặc các loại bơ khác là tốt hơn khi tiêu thụ. Bạn có thể tìm thấy một loạt các tuyên bố tranh luận khá gay gắt. Sự thật là, tất cả các loại bơ đều không lành mạnh và bạn cần giảm thiểu khi sử dụng chúng càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, giữa hai loại bơ, bạn nên tin bơ thực sự là lựa chọn tốt hơn bơ thực vật. Bơ có nhiều chất béo bão hòa nhưng bơ thực vật lại chứa lượng chất béo bão hòa tệ hơn (trans-fatty acid). Bơ thực vật cũng làm tăng mức độ cholesterol xấu và làm giảm mức độ cholesterol tốt, trong khi bơ lại cung cấp vitamin A, D, E và K.
Ngoài ra, bơ thực vật làm giảm khả năng miễn dịch và tăng insulin trong máu, khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Và trong khi bơ thực vật không chứa cholesterol như bơ, khi ăn nó chúng còn kích thích cơ thể tạo ra cholesterol.
4. Dầu ô liu là dầu ăn lành mạnh nhất?
Mặc dù các phương tiện truyền thông mô tả dầu ô liu là dầu ăn tốt cho sức khỏe. Song dầu ô liu có chứa chất béo không bão hòa tạo ra một sự mất cân bằng ở cấp độ tế bào, trong đó có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim.
Vì thế, dầu thực vật như ngô, cây rum, đậu nành và dầu cải là những loại dầu tồi tệ nhất để nấu vì các axit béo chuyển hóa khi chế biến.
Bất cứ lúc nào bạn cần một loại dầu để nấu ăn thì bạn có thể thay thế dầu dừa để thay cho bơ, bơ thực vật, dầu ôliu. Đây là một loại dầu lành mạnh hơn nhiều và tinh khiết.
Dầu dừa có nhiều lợi ích như:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Thúc đẩy giảm cân
- Hỗ trợ sức khỏe hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh
- Cung cấp một nguồn năng lượng ngay lập tức
- Giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và trẻ trung
- Hỗ trợ các hoạt động của tuyến giáp
5. Có thể dễ dàng tránh được mì chính khi ăn uống?
Bột ngọt (MSG), một chất tăng hương vị được biết đến rộng rãi như một phụ gia bổ sung cho thực phẩm thực sự có trong hàng ngàn các loại thực phẩm bạn đang ăn.
Nó ở trong tất cả mọi thực phẩm từ súp, bánh, thịt và salad trộn. Ngay cả các công thức nấu ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em thì các loại thực phẩm có chứa chất độc này vẫn xuất hiện.
Loại bỏ bột ngọt từ chế độ ăn uống của bạn là một lựa chọn khôn ngoan cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Theo PLXH
Những tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp khi dùng bột ngọt Chị em thường sử dụng bột ngọt (còn gọi là mì chính) như một chất phụ gia tăng hương vị món ăn đậm đà nhưng bạn hãy cẩn trọng với một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng. Những tác dụng phụ chung khi sử dụng bột ngọt? Bột ngọt là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến được tìm...