Sức khỏe 2 bệnh nhân nhiễm corona ở TP.HCM giờ ra sao?
Cả 2 bệnh nhân người Trung Quốc và Mỹ (gốc Việt) đều tiến triển tốt, không có triệu chứng bệnh hô hấp.
Chiều 9/2, BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, sức khỏe bệnh nhân Li Ding, 66 tuổi, người Trung Quốc, đang điều trị nCoV tại Bệnh viện có tiến triển rất tốt. Bệnh nhân mới được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. Vợ ông, bà Hu Xiao Lan có kết quả âm tính với nCoV hiện đang sống cùng con trai (đã xuất viện sau khi được điều trị khỏi).
Sức khỏe 2 bệnh nhân nhiễm nCoV đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tiến triển tốt.
Theo BS Thức, 28 người tiếp xúc với cha con ông Li Ding đều đã trải qua 14 ngày cách ly và hiện đều trong tình trạng khoẻ mạnh. Riêng nữ điều dưỡng, người tiếp xúc với cha con ông Li Ding một phút rưỡi, đã kịp thời được kích hoạt hệ thống điều trị dịch nCoV và trải qua 14 ngày cách ly. Cô đã quay trở lại làm việc trong tình trạng khoẻ mạnh.
Cùng với đó là trường hợp bệnh nhân người Mỹ gốc Việt T.H.K. 73 tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng có tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Bệnh nhân đã tự thở hai hôm nay. “Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân T.H.K đều khoẻ mạnh, không có các triệu chứng bệnh hô hấp. Chiều nay, tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TPHCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có điện đàm với ông và tin rằng sức khoẻ của bệnh nhân này sẽ sớm ổn định”, BS Thức nói.
Theo VTC
Hai kỹ thuật giúp chẩn đoán người nhiễm virus Corona
Trước đây, giới y khoa phải mất hơn 3 tháng để giải trình tự bộ gen chủng virus SARS thì những kỹ thuật giải trình tự gene hiện đại đã giúp việc xác định virus nCoV được hoàn tất trong 10 ngày.
Video đang HOT
Hai kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới có tên gọi Next Generation Sequencing - NGS và Realtime RT - PCR. Các kỹ thuật này cũng được phát triển tại Việt Nam bởi các đơn vị lớn như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Vậy khả năng ứng dụng của công nghệ gen tại Việt Nam trong chẩn đoán và điều trị bệnh, bệnh dịch như thế nào? Sau đây là khía cạnh phân tích từ Tiến sĩ Giang Hoa - Phó viện trưởng Viện Di truyền Y học - Gene Solutions tại TP.HCM.
Tiến sĩ Giang Hoa (giữa) chia sẻ về hai kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới trong việc chẩn đoán và bào chế vaccine người bị nhiễm virus corona chủng mới. Ảnh: T. Hân.
Theo TS Hoa, trước đây, giới y khoa phải mất hơn 3 tháng để giải trình tự bộ gen chủng virus SARS thì những kỹ thuật giải trình tự gen hiện đại đã giúp việc xác định bộ gen chủng virus nCoV được hoàn tất trong 10 ngày. Dựa trên khác biệt di truyền trên bộ gen của chủng virus nCoV, các nhà khoa học nhanh chóng xét nghiệm, chẩn đoán nhanh chủng nCoV.
Nhìn chung, kỹ thuật giải trình tự gen đã và đang thay đổi khả năng tiếp cận của y học, đặc biệt trong trường hợp đối phó với các bệnh dịch như viêm phổi nCoV.
Giúp chẩn đoán nhanh, bào chế vaccine
Khi có một chủng virus mới xuất hiện, các nhà khoa học sẽ cách ly bệnh nhân để lấy mẫu virus đưa vào giải trình tự bộ gen (hiện nay là kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới - NGS). Tiếp đó, bộ gen của chủng virus mới sẽ được đối chiếu với cơ sở dữ liệu về gen để tìm ra đặc điểm di truyền khác biệt giữa chủng mới với các chủng đã biết trên thế giới.
Virus corona trong mô phỏng 3D mới nhất.
Trường hợp virus nCoV có bộ gen giống hơn 85% với bộ gen virus SARS. Từ đây, các nhà khoa học tìm ra những đặc điểm di truyền riêng biệt của virus nCoV để có thể chẩn đoán sự hiện diện của virus này trên một người bất kỳ.
Tuy nhiên để có thể chẩn đoán nhanh, các nhà khoa học thường sử dụng kỹ thuật realtime RT-PCR để xác định sự hiện diện của những đặc điểm di truyền riêng biệt này trên mẫu bệnh phẩm vì không phải nơi nào cũng có thể ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen.
TS. Giang Hoa cho biết: "Kỹ thuật realtime RT-PCR có ưu điểm về thời gian và đơn giản vì vậy trong các tình huống khẩn cấp, đây là lựa chọn phù hợp nhất, giúp các cơ sở y tế chẩn đoán nhanh, hiệu quả mà không cần giải mã toàn bộ gen của từng người nghi nhiễm. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có thể ứng dụng sau khi có được kết quả giải trình tự bộ gen chủng virus mới; đồng thời chỉ phát hiện sự hiện diện của virus nCoV mà không biết liệu virus này có biến đổi gì thêm hay không".
Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấp và phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) trong phòng thí nghiệm.
Không chỉ giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán, bộ gen virus nCoV còn được "giải mã" cụ thể, giúp các nhà khoa học có thêm thông tin để đối phó với chủng virus mới. Dựa trên bộ gen virus, các nhà khoa học sẽ phân tích truy xuất nguồn gốc động vật và dự đoán cơ chế lây nhiễm để từ đó đưa ra hướng dẫn ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Bộ gen virus cho phép nhà khoa học xác định những đặc điểm kháng nguyên chuyên biệt để đẩy nhanh việc tìm thuốc điều trị cũng như phát triển loại vaccine cho chủng virus mới này.
Ngoài ra, sự sẵn sàng của kỹ thuật giải trình tự gen còn cho phép ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp chủng virus có dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng kháng hay lây lan theo cơ chế khác. Khi đó, việc giải trình tự bộ gen những chủng virus mới đã biến đổi sẽ nhanh chóng giúp chúng ta theo dõi được diễn tiến thay đổi để từ đó điều chỉnh hướng dẫn cần thiết phòng tránh dịch bệnh lan rộng.
Hướng dẫn học viên cao học làm chủ quy trình công nghệ giải mã gen tại Viện Di truyền Y học - Gene Solutions TP.HCM. Ảnh: T. Hân.
Câu trả lời cho các bệnh hiếm, dịch bệnh
Kết hợp với sự hiểu biết của giới y khoa, kỹ thuật giải trình tự gen hiện đại đã và đang trở thành công cụ thiết yếu cho các nhà y sinh học, phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh di truyền (ung thư, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, mỡ trong máu...), xác định chủng vi khuẩn và virus mới, nghiên cứu sự tiến hóa của con người, nhân bản DNA của xác ướp, xác định quan hệ huyết thống và hàng ngàn triệu chứng - hội chứng di truyền từ hiếm đến phổ biến.
Làm chủ được công nghệ, một số cơ sở nghiên cứu - thực hành y sinh tại Việt Nam đã và đang chủ động phân tích các dòng virus, bệnh lạ nhằm đẩy nhanh công tác chẩn đoán, xét nghiệm cho người dân, bớt lệ thuộc việc gửi mẫu ra nước ngoài, tạo tiền đề cho việc tìm hiểu và bào chế vaccine đặc hiệu.
Vĩnh Hàn
Theo khampha
Giám đốc BV Chợ Rẫy chia sẻ lý do bệnh nhân nCov hồi phục nhanh, không lây chéo Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hai ca dương tính với virus Corona đầu tiên ở Việt Nam được xác nhận vào đúng dịp Tết và đến nay chưa có nhân viên y tế nào lây bệnh. Hai bệnh nhân đầu tiên mắc Corona ở Việt Nam Ban đầu, khi nghe tới dịch nCoV...