Sức hút từ chương trình đào tạo song ngành
Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế cùng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nhiều trường ĐH đã chủ động đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng thông qua các chương trình song ngành.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong một giờ thực hành.
Hai năm trở lại đây, nhiều thí sinh đã mạnh dạn theo đuổi các chương trình này vì thấy được nhiều lợi ích.
Nhiều trường xây dựng chương trình đào tạo song ngành
Xu hướng đào tạo song ngành được không ít trường đại học sớm triển khai với nhiều ưu điểm và lợi thế dành cho người học. ĐHQG TPHCM là đơn vị triển khai sớm chương trình đào tạo song bằng khi cho phép sinh viên có thể học song song 2 ngành tại 2 trường trong cùng hệ thống.
Theo đó, ngành thứ nhất là chương trình mà sinh viên trúng tuyển, nhập học. Nếu sinh viên có nhu cầu, đảm bảo các điều kiện và được cơ sở đào tạo xét tuyển theo quy định sẽ được đăng ký học thêm ngành thứ hai tại các trường trong hệ thống của ĐHQG TPHCM, để được nhận 2 bằng ĐH sau khi tốt nghiệp.
“Sinh viên đăng ký học song ngành phải theo học ĐH hệ chính quy tập trung tại ĐHQG TPHCM, không áp dụng với chương trình đào tạo liên kết trong nước và nước ngoài. Riêng với UEL ngoài các chương trình liên ngành, song ngành nội bộ, từ năm 2021, nhà trường đã triển khai việc tiếp nhận sinh viên có nhu cầu học và nhận bằng thứ 2 từ các trường thành viên trong khối ở 3 ngành gồm Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh và Luật kinh tế”, ThS An nói.
ThS Nguyễn Hải Trường An – Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh của Trường ĐH Kinh tế – Luật (UEL) – cho biết: Chương trình song ngành của ĐHQG TPHCM gồm 2 phần, ngành thứ nhất có khối lượng kiến thức theo quy định của khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ngành thứ hai tối thiểu 30 tín chỉ, tối đa 80 tín chỉ, tổng khối lượng kiến thức gồm các tín chỉ trùng nhau và được công nhận tương đương giữa hai chương trình phù hợp với quy định hiện hành.
Không chỉ ĐHQG TPHCM còn có nhiều trường trong và ngoài công lập triển khai đào tạo chương trình song ngành theo hướng nội bộ. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF) có tới 29 chương trình, Trường ĐH Hoa Sen có 11 chương trình, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có tới 15 ngành có đào tạo song ngành. Ở Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 5 ngành triển khai đào tạo song ngành gồm: Du lịch số, Kinh tế số, Công nghệ tài chính, Tin sinh học, Quản trị công nghệ sinh học đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành và song ngành. Ở khối công lập, ĐH Kinh tế TPHCM cũng triển khai đào tạo 4 chương trình, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM có 3 chương trình đào tạo chính quy quốc tế song bằng.
Công tác tư vấn ngành nghề có vai trò rất quan trọng trong định hướng nghề nghiệp, học tập của sinh viên.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, sức hút của các chương trình trên là người học chủ động học thêm ngành mà mình yêu thích khi đủ điều kiện (điểm học tập, quy định của trường, điểm tiếng Anh). Mặt khác, các chương trình đào tạo song bằng, song ngành đều có hỗ trợ về học phí, tổ hợp xét tuyển được mở rộng hơn. Đặc biệt, việc kết hợp đa dạng khối ngành trong đào tạo, cùng phương thức tuyển sinh, xét tuyển linh hoạt khiến thí sinh dễ dàng chọn lựa.
Video đang HOT
Ngoài các chương trình song bằng như trên, hiện khá nhiều trường còn triển khai chương trình đào tạo song bằng (bằng đôi) thông qua chương trình liên kết đào tạo với các trường nước ngoài. Sinh viên theo học chương trình này sẽ học 3 năm tại Việt Nam và học chuyển tiếp năm thứ 4 tại trường đối tác và nhận 2 bằng đại học (1 tại Việt Nam, 1 bằng quốc tế) chuyên ngành, khối ngành mà mình chọn học.
Học sinh THPT nghe tư vấn các chương trình đào tạo từ một chuyên gia tuyển sinh.
Gia tăng cơ hội việc làm cho người học
Theo GS Sử Đình Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH), các chương trình song bằng có nhiều ưu điểm. Người học được nhận hai bằng cử nhân riêng biệt trong khoảng thời gian học tập chỉ từ 4,5 đến tối đa 5 năm dành cho hệ chính quy tập trung.
Các môn học tự chọn và có tính giao thoa của hai ngành được tăng cường để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức có tính hệ thống trong quá trình học tập, đồng thời đảm bảo đủ số tín chỉ bắt buộc của mỗi ngành đào tạo theo quy định. Quan trọng hơn, việc học song ngành sẽ gia tăng cơ hội việc làm cho người học.
“Để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong bối cảnh mới, thời gian qua, UEH đã chuẩn bị các yếu tố nền tảng cho sinh viên, trong đó có thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo hướng đa ngành mang tính chất liên ngành, mục đích trang bị cho người học cách nhìn tổng quan.
Nếu người học không có cách nhìn rộng thì sức sáng tạo sẽ hạn chế, nên chương trình đào tạo cần phát triển theo hướng đa ngành và liên ngành. Để mở được song ngành, chúng tôi phải tính toán sao cho tối ưu hóa giúp sinh viên tiết kiệm về thời gian, kinh tế, cũng như mở rộng cơ hội việc làm”, GS Thành nói.
TS Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – cho rằng: Phát triển và mở rộng đào tạo theo hướng xuyên ngành, song ngành là xu hướng không thể khác. Vì vậy, việc phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên/xuyên ngành, song ngành nằm trong chiến lược đào tạo giai đoạn 2020 – 2025 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
“Việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình này không chỉ phục vụ theo nhu cầu của xã hội, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên chọn lựa ngành học phù hợp với năng lực và sở thích, tăng cơ hội chọn lựa việc làm sau khi ra trường”, TS Ái Cầm chia sẻ.
Là người chọn lựa học thêm bằng công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ Thông tin từ cuối năm 2, theo sinh viên Hồ Tấn Phước Minh – Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TPHCM), học thêm một ngành khi vẫn đang theo đuổi ngành học mình yêu thích (Luật) tuy có vất vả nhưng cần thiết.
“Em tham khảo rất kỹ các chương trình đào tạo song ngành nên mới đăng ký học thêm ngành 2 để bổ trợ thêm cho mình kiến thức và kỹ năng hành nghề sau này. Thực tế, với khối lượng chương trình đào tạo được thiết kế, cùng số tín chỉ đào tạo ở mức phù hợp, nếu biết sắp xếp và điều chỉnh thời gian, việc nhận hai bằng cùng lúc ở hai trường em thấy không quá khó khăn. Cơ hội việc làm tất nhiên sẽ rộng mở hơn với người có 2 bằng đại học khi lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn được trang bị tốt và đầy đủ hơn”, Phước Minh nói.
Một trong những vấn đề sinh viên có thể gặp phải trong quá trình học song bằng là lượng kiến thức khá lớn. Khối lượng kiến thức sẽ phải học khá nặng, khoảng 80 tín chỉ mà thời hạn ra trường lại không thêm. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Thị Bích Hà – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM) – nhìn nhận: Học hai chương trình đào tạo là thách thức, nhưng việc học song ngành sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc sở hữu hai tấm bằng cử nhân với hai chuyên môn khác nhau sẽ là điều kiện mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn.
Gỡ khó khi triển khai Chương trình Sách giáo khoa mới
Năm học 2021 - 2022, các trường tiểu học và THCS thực hiện Chương trình GDPT 2018 với khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Cô trò Trường Tiểu học Trần Phú, TP Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: NTCC
Tuy còn nhiều thiếu thốn, bỡ ngỡ và khó khăn, song các nhà trường tại Hải Phòng, Quảng Ninh vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm để hoàn thành mục tiêu chương trình đề ra, có thêm nhiều bài học cho năm học mới.
Khắc phục khó khăn
Cô Nguyễn Thị Thu Hồng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng - cho hay, thực hiện Chương trình SGK mới, nhà trường lựa chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau thời gian dạy học với học sinh lớp 1 và lớp 2, nhà trường nhận thấy học sinh nắm bắt kiến thức tốt.
Nhưng với đặc thù xã nông thôn nhỏ nhất huyện, điều kiện sống của người dân còn nhiều khó khăn. Hầu hết, cha mẹ trẻ làm nghề nông nghiệp, hoặc công nhân nên trẻ không được chăm lo chu đáo. Chuyện học hành của trẻ phụ huynh đều giao phó cho giáo viên.
Trường có 220 học sinh, cơ sở vật chất được xây dựng từ lâu, diện tích phòng học nhỏ nên dù chỉ có 44 học sinh lớp 1 và 40 em lớp 2 nhưng trường vẫn phải biên chế thành 2 lớp học. Theo đúng quy định của chương trình mới, Trường Tiểu học Vĩnh Phong còn thiếu 2 giáo viên dạy văn hóa.
Sau 2 năm thực hiện thay sách, chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Trần Phú nâng lên so với những năm trước. Thầy cô có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thích ứng với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin, bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học. Các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, trong đó với học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng giao tiếp được phát triển.
Theo cô Hồng, những khó khăn kể trên nhà trường đều có thể khắc phục được để bảo đảm theo đúng tiến độ và chất lượng chương trình. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đại dịch Covid-19 khiến một số học sinh của trường mắc bệnh và phải học onilne. Ít gia đình có máy tính cho trẻ, chủ yếu dùng bằng điện thoại cho con học, trong khi ban ngày phụ huynh đi làm nên cô trò chỉ có thể onilne vào buổi tối. Học sinh lớp 1, lớp 2 nếu không có sự giám sát của phụ huynh thì chất lượng giáo dục không thể đáp ứng.
Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) nằm trong xã vùng sâu Vàng Danh. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II và chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III vào năm 2017. Khi thực hiện chương trình mới, nhà trường có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, đủ phòng học và bàn ghế cho 30 lớp học 2 buổi/ngày.
Theo thầy Nguyễn Trung Dũng, Hiệu trưởng, để thực hiện tốt chương trình mới, trường ưu tiên mọi nguồn lực cho học sinh đầu cấp. Trường tăng cường tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, tập trung bồi dưỡng đội ngũ, tích cực đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, dù địa bàn còn nhiều khó khăn, có nhiều con em người dân tộc thiểu số nhưng tỷ lệ học sinh đến trường đạt 100%.
Thầy Dũng cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của nhà trường là 2 năm gần đây dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục. Nhiều hoạt động được xây dựng nhưng không được tổ chức quy mô rộng.
Sau 2 năm thực hiện thay sách, chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Trần Phú nâng lên so với những năm trước. Thầy cô có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thích ứng với dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin, bắt nhịp vào môi trường giáo dục mới, chủ động trong việc học. Các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, trong đó với học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng giao tiếp được phát triển.
Giờ học theo chương trình mới, học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Ảnh minh họa.
Đi đầu đổi mới
Năm học này, Trường THCS Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) có 650 học sinh, trong đó có 179 học sinh lớp 6. Cô Vũ Thị Mai Hương - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ: Tuy ở vùng nông thôn, còn nhiều khó khăn so với các trường học ở nội thành, nhưng đổi lại nhà trường có thuận lợi từ sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của trường yêu nghề, giàu kinh nghiệm và tiên phong đổi mới.
Cái khó nhất với nhà trường là bố trí đội ngũ dạy học môn liên môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhà trường đã linh hoạt bố trí giáo viên đúng chuyên ngành dạy học theo phân môn.
Quá trình nghiên cứu môn học, cô Nhung nhận thấy, liên môn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu điểm. Môn học góp phần gắn kết những kiến thức khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào tình huống thực tế.
Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, giáo viên môn Hóa Lý của trường là người giàu kinh nghiệm trong công tác. Cô là một trong những giáo viên tiên phong đổi mới và đảm nhiệm dạy môn Khoa học tự nhiên. Cô Nhung được phân công dạy phân môn Hóa học, Vật lý; phân môn Sinh học có một giáo viên khác phối hợp.
Quá trình nghiên cứu môn học, cô Nhung nhận thấy, liên môn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu điểm. Môn học góp phần gắn kết những kiến thức khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào tình huống thực tế.
Cô Nhung tích cực sinh hoạt chuyên môn theo cụm, theo huyện để tìm giải pháp thực hiện tốt chương trình. Quá trình đó cô giáo đã mạnh dạn lên lớp chuyên đề với bài dạy: Tiết 20 (Bài 11): Oxygen - Không khí.
Theo cô Nhung, bài dạy này rất hay. Bài học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về oxygen và tầm quan trọng của oxygen trong cuộc sống; sự cháy và quá trình đốt cháy nguyên liệu. Qua đó, học sinh còn được thực hành xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí. Bài học giúp trò phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác. Qua đó rèn phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, ham tìm tòi, học hỏi và cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
Cô Vũ Mai Hương cho biết thêm, trăn trở với đội ngũ giáo viên lớp 6 là bước vào chương trình mới làm thế nào để xâu chuỗi kiến thức. Vì thế, thầy cô khá vất vả để kết hợp chiều dọc, chiều ngang của kiến thức để đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Thuận lợi với Trường THCS Kiến Thiết là học trò phải học online chỉ 3 tuần (từ 9 - 25/2), vì vậy mọi hoạt động giáo dục không bị ảnh hưởng nhiều. Với những học sinh bị F0 giáo viên chủ động lịch bồi dưỡng cho các em vào buổi chiều. Nhà trường tự tin với chất lượng giáo dục.
Trong cái khó "ló" cái hay, thực hiện chương trình mới với tích hợp nhiều phương pháp, đồng thời dịch bệnh buộc thầy cô phải thay đổi cách tư duy giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Từ đó một số tài năng của giáo viên về công nghệ được khai phá. Có những thí nghiệm ảo các môn như Vật lý, Hóa học được thực hiện trên không gian mạng khiến học sinh thích thú. Nhiều môn học nhờ công nghệ thông tin mà giáo viên xây dựng được những clip hay giới thiệu đến học sinh khiến cho môn học đa dạng, hấp dẫn. - Cô Vũ Thị Mai Hương
Dạy học tại thực địa: Thực tiễn và giải pháp Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, các cơ sở GD đã xây dựng mô hình Trường học gắn với cuộc sống. Một trong những giải pháp để thực hiện tốt mô hình này là tổ chức hoạt động dạy...