Sức hút ngành thương mại điện tử trong nền kinh tế số
Khi kinh tế chịu tác động do đại dịch Covid-19, khiến một số ngành nghề rơi vào trạng thái đóng băng, thương mại điện tử lại là lĩnh vực hưởng lợi lớn.
Trong năm qua, những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội như hạn chế di chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng… đều được giải quyết nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử. Sự phát triển rõ rệt của ngành này thời gian qua đã cho thấy tiềm năng to lớn trong bối cảnh nền kinh tế số .
Cơ hội trong thách thức
Trong thời đại công nghệ số 4.0, Internet phát triển nhanh và trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người. Mỗi ngày, con người dành nhiều thời gian trên không gian mạng. Đây cũng là nơi người dùng tiếp cận các mặt hàng, sản phẩm. Nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã phát triển kinh doanh trực tuyến và ghi nhận thành công đáng kể.
Hội thảo về thương mại điện tử tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF).
Trong những năm trở lại đây, người dùng đã có cái nhìn tích cực về những giá trị và lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Từ năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Lĩnh vực thương mại điện tử nổi lên như biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Tích cực tiếp cận Internet và thương mại điện tử hóa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp trong thời đại số. Do đó, đội ngũ nhân lực trẻ chất lượng cao, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này đang được săn đón. Trước tình hình đó, sinh viên thương mại điện tử nếu trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng sẽ có nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp.
Ngành học thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển
Bắt nhịp xu hướng phát triển của xã hội, nhiều bạn trẻ quyết định đăng ký theo học ngành thương mại điện tử. Trong những ngày đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) ghi nhận sự lựa chọn đa dạng vào các ngành của trường, trong đó thương mại điện tử là ngành thu hút sự quan tâm lớn của thí sinh năm nay.
Nhiều thí sinh nắm bắt cơ hội nộp hồ sơ trong đợt đầu tiên.
Không chỉ theo kịp xu hướng của nền kinh tế số, các thí sinh còn ấn tượng bởi môi trường đào tạo quốc tế hiện đại tại UEF. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên được kiểm tra, trang bị kiến thức Anh ngữ nền tảng nhằm đảm bảo dễ dàng tiếp cận chương trình song ngữ.
ThS Trần Thành Công, Trưởng ngành Thương mại điện tử – UEF, chia sẻ: “Chúng tôi cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc và bám sát thực tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin ứng tuyển tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội thời 4.0, trường tập trung đào tạo 3 chuyên ngành chính: Kinh doanh trực tuyến, Marketing trực tuyến và Giải pháp thương mại điện tử”.
Song song đó, môi trường học tập với nhiều hoạt động ngoại khóa cũng giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng ngay từ năm nhất. Ngoài ra, trường có hệ thống kết nối các doanh nghiệp rộng lớn, giúp người học tích lũy kiến thức thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước.
Chính sách học bổng hấp dẫn
Năm 2022, trường tuyển sinh bằng các phương thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển theo học bạ 3 học kỳ THPT; xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2022 ĐHQG-HCM.
Mỗi năm, UEF đều trao nhiều suất học bổng giá trị cho thí sinh trúng tuyển. Thí sinh trúng tuyển bằng một trong 4 hình thức trên có cơ hội nhận các mức học bổng 25%, 50%, 100% học phí trong năm đầu tiên. Đặc biệt, thí sinh trúng tuyển ngành thương mại điện tử có cơ hội nhận học bổng 30% học phí toàn khóa học từ các doanh nghiệp đồng hành.
UEF có nhiều chính sách học bổng ươm mầm tài năng trẻ.
Nhờ lựa chọn môi trường học tập quốc tế năng động, sáng tạo với nhiều nguồn trợ lực, các thế hệ sinh viên UEF tự tin phát triển trong 4 năm học tập. Nhiều tân cử nhân sớm tìm được vị trí công việc tốt tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
81 trường dùng kết quả thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM xét tuyển đại học
Đã có 81 trường và đơn vị sử dụng kết quả thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM xét tuyển đại học năm 2022.
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức thành 2 đợt:
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 ĐH Quốc gia TP.HCM được công bố vào ngày 5/4.
Đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố sau một tuần (ngày 29/5)
Đặc biệt, năm nay kỳ thi sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi. Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển ngày 28/1-28/2. Đợt 2 từ ngày 6/4-25/4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.
Thông tin mới nhất về 2 đợt thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2022 Năm nay, hơn 80 trường đại học đăng lý sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Sáng 21-1, ĐH Quốc gia TP.HCM đã có công bố thông tin chính thức về Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022. Theo đó, năm nay, kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức...