Sức cuốn hút khó cưỡng của ẩm thực Việt
Một trong những điều cuốn hút mạnh mẽ nhất của du lịch Việt Nam với khách quốc tế là văn hóa ẩm thực nhiều đặc sắc.
Món Việt không chỉ ngon về hương vị mà còn bắt mắt với sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu tươi ngon thiên nhiên ban tặng. Mỗi vùng miền trên mảnh đất hình chữ “S” đều có những món ngon nức tiếng, đậm đà hương vị riêng nhưng vẫn chứa đựng hồn Việt tinh tế khiến cho những du khách đã một lần nếm thử, cả đời khó quên.
Ẩm thực Việt có sức cuốn hút rất lớn với du khách quốc tế không chỉ bởi sự phong phú và thơm ngon mà đó còn thể hiện nét đặc sắc trong văn hóa người Việt.
Chắt lọc tinh hoa
Nói đến Việt Nam, chắc chắn nhiều người nước ngoài biết đến món phở trứ danh. Đây cũng được coi là món ăn đầu tiên của Việt Nam được quốc tế biết đến và ngợi khen. Phở được giới thiệu trang trọng trên nhiều tạp chí ẩm thực thế giới, có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng cao cấp nhất. Vào năm 2011, Hãng CNN danh tiếng đã bình chọn phở đứng vị trí thứ 28/50 món ăn ngon nhất thế giới.
Tiếp theo phở, người Việt Nam có quyền tự hào khi càng ngày càng có nhiều món ăn, thức uống khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam được tôn vinh trên thế giới. Đó là bún chả, chả giò, gỏi cuốn, bún bò Huế, bánh mì kẹp thịt, bánh xèo, bún riêu cua, bún thang, cà phê trứng… Với nền ẩm thực phong phú được du khách đánh giá cao, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) 2019 dành cho khu vực châu Á tổ chức giữa tháng 10 vừa qua, Việt Nam vinh dự được nhận giải thưởng Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Cố Giáo sư Trần Văn Khê khi còn sống đã chia sẻ rằng ông đã có cơ hội đi tới hơn 60 quốc gia và thấy mỗi nước có hương vị ẩm thực riêng. Ẩm thực Việt thật sự có những điểm độc đáo, khác lạ. Theo Giáo sư, người Việt ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan. Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.
Còn theo nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Thị Ánh Tuyết, món ăn Việt hầu hết được chế biến từ các loại rau, củ, quả, hạt, thủy, hải sản, và không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, không cay như món ăn Thái… Độ ngon của món ăn đều xuất phát từ cách chế biến, chủ yếu là luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên và phương pháp phối hợp các gia vị chua, cay, mặn ngọt.
Video đang HOT
Người Việt cũng thường dùng các gia vị như gừng, nghệ, hành, tỏi, sả và các loại rau thơm… chứ không dùng gia vị khô hoặc qua chế biến. Quan trọng hơn cả đó chính là nghệ thuật bày trí và kết hợp gia vị thì hài hòa và có nước chấm riêng rất đặc trưng và rất nhiều nguyên liệu, gia vị trong món ăn của Việt Nam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Cũng theo nghệ nhân Ánh Tuyết, với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình “chữ S” này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.
Theo đó, đến vùng cao Tây Bắc vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng đặc biệt nhất là vào dịp tiết trời se lạnh, du khách sẽ bị mê hoặc bởi món thịt trâu gác bếp nồng nàn vị mắc kén. Hay đó là món cơm Lam truyền thống của đồng bào Tày, Dao, Giáy thơm nức mùi nếp mới, ngọt dẻo, nếm một lần là quyến luyến khó quên.
Xuôi về miền Bắc với Thủ đô Hà Nội du khách sẽ được thưởng thức tinh hoa ẩm thực với cơ man các món ăn ngon cùng nghệ thuật chế biến tinh tế, khả năng tiếp thu, chắt lọc, hoàn thiện qua thời gian.
Những thức quà của Hà Nội không chỉ làm say lòng thực khách phổ thông mà còn thuyết phục ngay cả những chính trị gia hay các nhà ẩm thực uy tín, như Cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande; cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama; cố đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain…
Đặc biệt, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội tháng 2/2019, ẩm thực Hà thành đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ với giới truyền thông quốc tế. Hình ảnh các món ngon Hà Nội như Phở Thìn, bánh cuốn bà Hoành, giò chả Ước Lễ, xôi chè Phú Thượng, chè sen Tây Hồ, cà phê trứng Giảng…, với những lời khen ngợi tràn ngập trên nhiều kênh thông tin cũng như trang mạng xã hội của các nhà báo quốc tế…
Ngược vào miền Trung, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị đậm đà của món ăn mang đậm chất “biển” nơi đây. Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, màu sắc phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với nhiều món ăn khác nhau.
Đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực là nét di sản tinh tế được hình thành trong dòng chảy hàng ngàn năm văn hóa Việt. Ngày càng nhiều món ăn Việt Nam được quốc tế tôn vinh. Do vậy có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải hành động để đưa di sản ẩm thực đang âm thầm chảy trong lòng dân tộc thành tài sản để phát triển, bảo tồn, kỳ vọng biến Việt Nam thành “bếp ăn của thế giới”.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chia sẻ, ẩm thực chính là con đường tiếp cận nhanh, gần gũi nhất và rất phù hợp để phát triển du lịch. Do vậy cần xây dựng thương hiệu ẩm thực Việt và trở thành “bếp ăn của thế giới”.
“Việt Nam cần cải thiện chất lượng thực phẩm; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần đào tạo đội ngũ nhân lực ngành đầu bếp trong chế biến món ăn, cũng như kỹ năng, phong cách phục vụ phù hợp. Đồng thời, cần xây dựng nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về giá trị ẩm thực; xuất bản sách hướng dẫn về du lịch ẩm thực; tổ chức kênh phát thanh, truyền hình về ẩm thực du lịch dân tộc để quảng bá ra thế giới”, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam nêu.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Phan An, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được thế giới công nhận nhưng chúng ta chưa có sự quảng bá rộng rãi, chưa khai thác được hết những đặc sắc nên nhiều người nước ngoài chưa biết tới. Thậm chí ngay chính người Việt Nam cũng chưa hiểu thấu đáo về nền ẩm thực của dân tộc mình.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này hiện nhiều người Việt mới chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn, còn không gian, ứng xử trong khi ăn thể hiện văn hóa đa dạng của người Việt thì chưa được để ý, làm rõ. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các món ăn không chỉ giúp bạn bè quốc tế biết đến ẩm thực Việt Nam mà còn giúp họ hiểu được con người, văn hóa Việt Nam. Đó là nền văn hóa mang đậm tính nhân văn.
Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội thì cho rằng, văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong các bữa ăn, làm vui lòng nhau qua cách ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống phải có những phép tắc nhất định, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình hay các mối quan hệ ngoài xã hội.
Theo chuyên gia này, bản thân mỗi người dân Việt phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn uống để cụm từ ẩm thực không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là món ngon mà đó còn thể hiện văn hóa, hồn cốt của người Việt.
Trước khi xào rau, cần làm thêm 2 bước nữa rau sẽ luôn xanh và giòn
Để xào được một đĩa rau luôn xanh mướt mắt, ngon, giòn cần có vài bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ.
Rau xào là món ăn được nhiều người ưa thích bởi hương vị đậm đà, lại có chút giòn giòn, thơm nức. Dù trời nóng hay lạnh mà trên mâm cơm có thêm một đĩa rau xanh mướt, tươi ngon, giòn giòn thì còn gì trôi cơm bằng. Thế nhưng, xào rau để được xanh và giòn lại không phải là việc đơn giản. Bởi rất nhiều chị em thường xuyên làm các món rau xào vẫn khiến rau bị thâm xỉn, không xanh thậm chí còn bị mềm, nhũn.
Đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm cho biết, mọi người xào rau không được xanh là do chưa nắm được bí quyết, cứ rửa rau xong là cho vào xào luôn mà bỏ qua 2 bước quan trọng. Nếu làm thêm đủ 2 bước này, rau xào đảm bảo xanh giòn ngon như nhà hàng. Cụ thể như sau:
Trước khi xào rau, đừng cho vào chảo xào ngay mà hãy ngâm qua nước muối. Đầu bếp giải thích, việc ngâm nước muối có tác dụng nhất định. Đến khi xào, rau đã ngâm qua nước muối sẽ ngăn chặn được sự oxy hóa một cách hiệu quả cũng như làm giảm sự mất chất, các nguyên tố vi lượng có trong rau. Rau vốn chứa nhiều chất diệp lục nên nếu bị oxy hóa nó sẽ bị thâm đen.
Sau khi ngâm rau trong nước muối, bạn vẫn cần phải chần. Mục đích của việc chần là làm cho rau chín tới một nửa. Sau khi vớt rau ra, lúc này có thể xào rồi. Chần rau giúp rau xanh và giữ lại được dinh dưỡng cùng hương vị tươi ngon hơn.
Ngoài ra, khi xào rau, bạn cũng cần lưu ý thời điểm nêm muối hoặc gia vị. Có một số người thường sau khi phi thơm hành/tỏi hoặc làm nóng dầu ăn xong, thả rau vào thì ngay lập tức ra cho muối (bột canh) vào. Nhưng chính điều này khiến nước trong rau thoát ra sớm hơn, nó làm cho rau nhanh mềm, có màu không xanh.
Do đó, bạn chỉ nên cho muối vào khi rau đã gần chín. Nếu bạn lo lắng việc cho muối vào muộn quá, không kịp ngấm sẽ khiến rau bị nhạt thì khi nấu, có thể thêm một chút xíu nước tương vì nước tương cũng có chút vị mặn, lại khiến món rau xào có thêm hương vị. Lưu ý, không cho nhiều nước tương làm ảnh hưởng đến màu của rau. Khi rau gần chín thì cho muối với lượng phù hợp vào là được.
5 món bánh canh nổi tiếng nhất định phải thử ở Việt Nam Ẩm thực Việt Nam với vô vàn món ăn độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cùng hương vị đậm đà khó cưỡng, trong số đó phải kể để các món ăn làm từ bánh canh. 1. Bánh canh cua (Ảnh: valeri_n) Bánh canh cua như một "mĩ vị tuyệt phẩm" của Sài Gòn được nhiều thực khách ưa...