Sửa luật để người bị oan sai được tạm ứng tiền bồi thường
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều qua 23/1, ông Trần Việt Hưng – Phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước – cho biết, Bộ Tư pháp ủng hộ quan điểm bổ sung quy định ứng trước tiền bồi thường oan sai vào Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đang được sửa đổi, bổ sung.
Ông Trần Việt Hưng- Phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Ảnh: Thế Kha).
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc bồi thường oan sai cho những người như ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Hàn Đức Long (Bắc Giang), Cục Bồi thường nhà nước đã hỗ trợ gì và có đưa việc tạm ứng tiền bồi thường vào dự thảo Luật Bồi thường nhà nước đang được sửa đổi hay không, ông Trần Việt Hưng khẳng định quá trình xây dựng luật đã đưa ra vấn đề này.
“Cơ bản những vấn đề của Chính phủ trình đã được đồng ý. Hiện nay chúng tôi đang báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để trao đổi lại với Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội xung quanh dự thảo luật, trong đó có việc tạm ứng. Đây là quy định mà nếu được thông qua sẽ tháo gỡ cho người bị hại thuận lợi hơn, cơ quan nhà nước cũng giảm bớt đi khó khăn vướng mắc trong giải quyết bồi thường. Chúng tôi hi vọng luật mới được xây dựng sẽ có hiệu quả nhất với điều kiện hiện nay, với nền công vụ hiện nay”- ông Hưng nói.
Liên quan đến vụ việc của ông Hàn Đức Long, ông Trần Việt Hưng cho biết trách nhiệm giải quyết đang thuộc về các cơ quan tố tụng liên quan, Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) chỉ phối hợp trong việc bồi thường oan sai. “Vừa rồi luật sư Ngô Ngọc Trai có trao đổi với chúng tôi xung quanh việc hỗ trợ tính toán bồi thường. Cục Bồi thường nhà nước có một trung tâm hỗ trợ về pháp lý, sẵn sàng tư vấn cho ông Long thực hiện việc đòi quyền lợi của mình”- ông Hưng thông tin.
Đối với vụ việc của ông Huỳnh Văn Nén, sau khi họp báo công bố số tiền bồi thường trên 10 tỷ đồng, TAND tỉnh Bình Thuận phải chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan tới TAND Tối cao và Bộ Tài chính. Sau khi nghiên cứu, nếu thấy đầy đủ cơ sở thì Bộ Tài chính sẽ cấp tiền để chi trả cho ông Nén và gia đình.
Trong khi đó, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho rằng những quy định trên nếu được Quốc hội thông qua, đi vào cuộc sống sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người dân.
Đến nay, ông Nguyễn Thanh Chấn đã được bồi thường oan sai trên 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan, ông Huỳnh Văn Nén được TAND tỉnh Bình Thuận chấp nhận bồi thường trên 10 tỷ đồng cho 17 năm ngồi tù oan và sắp tới TAND Cấp cao sẽ phải thoả thuận bồi thường cho ông Hàn Đức Long.
Video đang HOT
Thế Kha
Theo Dantri
Những người bị án oan sẽ làm gì trong năm mới 2017?
Những trường hợp án oan sau khi được trả tự do có người đã được nhận bồi thường thiệt hại, có người vẫn đang trong quá trình đòi bồi thường. Những số phận đó, những con người "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ, đều có những mong ước trong năm mới 2017.
1. Ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang): Phải chữa bệnh đã!
Năm 2015, ông Nguyễn Thanh Chấn được nhận khoản tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan, cũng như những mất mát mà ông và gia đình phải gánh chịu trong suốt hành trình kêu oan. Nhiều người nghĩ rằng, với khoản tiền đó ông Chấn sẽ được sống yên ổn, tuy nhiên người đàn ông này lại phải "đánh vật" với bệnh tật.
Ông Chấn liên tục phải điều trị bệnh sau khi được trả tự do
Bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) kể: "Có dạo ông Chấn bị bệnh, hai tay đau đến mức không bưng được bát cơm, tôi phải đưa ông lên nhà thầy thuốc ở tận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn để điều trị gần 3 tháng rưỡi. Mặc dù chưa khỏi hẳn nhưng gia đình vẫn đưa ông về để theo dõi thêm. Về đến nhà thấy ông ho nhiều quá, đi khám lại phát hiện thêm bệnh lao, bác sĩ nói phải điều trị liên tục trong khoảng thời gian 6 tháng".
Ông Chấn cho biết, thời gian tới việc lớn nhất chỉ là chữa bệnh để mau khỏe chứ chưa dám nghĩ gì đến các việc khác.
2. Ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận): Mong sớm được bồi thường
Khác với ông Chấn, ông Huỳnh Văn Nén - được mệnh danh là người tù thế kỷ đến nay vẫn đang trong quá trình thương lượng để giải quyết bồi thường oan sai. Ông Nguyễn Thận - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), từng là thầy giáo và người tham gia kêu oan cho ông Nén cho biết vừa qua ông Nén đã vào TP.HCM đã khám bệnh. Các bác sĩ cho hay ông Nén bị trầm cảm khá nặng. Do điều kiện nên gia đình đưa ông Nén về nhà để chăm sóc, thuốc thang.
Ông Huỳnh Văn Nén mất sức lao động hoàn toàn.
"Khi được trả tự do ông Nén bị mất sức lao động hoàn toàn, những việc lặt vặt trong nhà cũng không làm được, thứ hai do bệnh liên quan đến tâm thần ông Nén không chủ động những việc làm của mình. Cuộc sống của ông Nén phải có người chăm lo từ bữa ăn cho đến thuốc men" - ông Thận nói.
Ông Thận cho biết thêm, điều mong muốn nhất của ông Nén trong năm 2017 là việc giải quyết bồi thường oan sai được giải quyết nhanh chóng để ông Nén có tiền cũng như dành thời để lo điều trị bệnh tật.
3. Cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh): Chỉ cần mạnh khỏe
Cụ Trần Văn Thêm được TAND Tối cao tổ chức xin lỗi công khai vào tháng 8.2016, sau hơn 40 năm bị kết án tử hình oan sai. Sau buổi xin lỗi đó, ông Nguyễn Văn Hòa (Công ty luật Hòa Lợi, Hà Nội - người được cụ Thêm ủy quyền) đã gửi đơn cho TAND Tối cao yêu cầu bồi thường cho cụ Thêm 12 tỷ đồng.
Tuổi đã cao cụ Thêm chỉ mong việc bồi thường được giải quyết nhanh chóng.
Sau một số buổi làm việc, đến nay việc thương lượng bồi thường oan sai của cụ Thêm vẫn chưa có kết quả. Cụ Thêm cho biết, năm nay đã bước sang tuổi 82, chỉ mong giữ được sức khỏe và mong việc bồi thường oan sai được Nhà nước giải quyết dứt điểm trong năm 2017.
4. Ông Hàn Đức Long (Bắc Giang): Chờ lời xin lỗi công khai
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016. Ông Long cho biết, được trở về nhà trước hết ông dành thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho sức khỏe sau 11 năm tù oan.
Ông Hàn Đức Long đã nhờ luật sư tư vấn để thực hiện những dự đình trong năm 2017.
Điều mong muốn của ông Long trong năm 2017 là được cơ quan tiến hành tố tụng công khai xin lỗi. Trên cơ sở đó ông và luật sư sẽ tiến hành yêu cầu bồi thường oan sai, tiến hành tố cáo người đã vu khống cho ông cũng như những người có sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng khiến ông bị oan sai.
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016.
Theo Danviet
Người bị oan sai có yêu cầu mới được xin lỗi là vô lý! Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc VKSND Tối cao đặt ra vấn đề, khi phát hiện vụ việc oan sai, công khai xin lỗi là trách nhiệm phải làm, không thể phụ thuộc vào việc người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu. Bà Nguyễn Thị Thủy - Vụ...