Sửa đổi tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Cụ thể, về tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tiêu chuẩn thứ 8 về bài báo khoa học. Theo đó, giáo sư phải có bài báo khoa học quy định tại các khoản 4,6,7 và điểm c khoản 9 Điều 5 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. Phó giáo sư có bài báo khoa học quy định tại các khoản 4,5,6 Điều 6 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. Bài báo khoa học trên là bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Đối với các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thay thế bằng các bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học uy tín của ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh (bài báo thay thế). Tổng số điểm của các bài báo thay thế cho mỗi bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín phải đạt 1,5 điểm trở lên và toàn bộ số điểm của các bài báo thay thế cho các bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín không được tính vào tổng số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu.
Video đang HOT
Đối với chức danh giáo sư, bài báo khoa học và bài báo thay thế được tính từ thời điểm sau khi ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
Đối với chức danh phó giáo sư, bài báo khoa học và bài báo thay thế được tính từ thời điểm sau khi ứng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Quy định trên có hiệu lực từ ngày 31/8/2020.
'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Do nhu cầu công nhận PGS, GS?
Hiện tượng thuê viết bài báo khoa học, xuất bản bài báo trên tập san khoa học dỏm... có thể xuất phát từ nhu cầu hoàn tất hồ sơ để được công nhận chức danh phó giáo sư, giáo sư.
Một buổi công bố quyết định công nhận giáo sư, phó giáo sư (Ảnh minh họa) - NGỌC THẮNG
Theo Giáo sư (GS) Nguyễn Văn Tuấn, ĐH Công nghệ Sydney (Úc), hiện tượng thuê viết bài báo khoa học, xuất bản bài báo trên tập san khoa học dỏm... ở Việt Nam mà Báo Thanh Niên nói đến có thể xuất phát từ nhu cầu hoàn tất hồ sơ để được công nhận chức danh phó GS, GS hiện nay.
Trong đợt phong PGS, GS vừa qua, đã có những quan ngại về vài ứng viên công bố nhiều bài báo khoa học chỉ trong vòng 1 năm, nhưng trước đó không thấy có công bố đáng kể.
"Tuy nhiên, xem lại nơi công bố thì toàn những tập san kém chất lượng, có khi tập san dỏm. Thế nhưng, Hội đồng giáo sư nhà nước có vẻ không chú ý đến chất lượng của tập san. Tôi tự hỏi rất có thể do ứng viên và thành viên hội đồng là đồng nghiệp nên có sự nể nang trong xét duyệt chăng?", GS Tuấn đặt vấn đề.
Cũng theo GS Tuấn, ở Úc không thể "lọt" những trường hợp như vậy. Lý do, GS là do trường ĐH bổ nhiệm. Trường ĐH có Hội đồng khoa học, lại có cả Hội đồng y đức. Khi muốn nghiên cứu gì, nhà khoa học phải thông qua Hội đồng y đức này. Khi được phê chuẩn thì nhà khoa học mới được nghiên cứu. Do đó, khó có trường hợp nhà khoa học thuê ai đó làm nghiên cứu.
GS Tuấn cho biết ở Việt Nam cũng có Hội đồng đạo đức cấp Bộ (như Bộ Y tế). Thường hội đồng này chỉ xét duyệt những dự án lớn, còn các dự án nhỏ thì hội đồng ở các trường hay bệnh viện phụ trách. Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Văn Tuấn, nếu người trong Hội đồng giáo sư nhà nước am hiểu về nghiên cứu khoa học và xuất bản khoa học thì việc đánh giá công bố khoa học sẽ tốt hơn.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ - thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, cho hay ông biết các nhóm viết thuê bài báo khoa học. Họ chủ yếu phục vụ những người có nhu cầu hoàn tất hồ sơ phong tặng PGS, GS. "Được bổ nhiệm PGS, GS thì số tiền tiết dạy cao lên, được ở lại thêm 5 năm so với tuổi hưu, được thăng tiến... nên nhiều người năng lực ngoại ngữ, năng lực thật về khoa học chuyên ngành không có nhưng không tiếc gì để bỏ tiền ra "chạy". Vì nhiều người cần nên có người cung cấp với các mức giá hẳn hoi", tiến sĩ Mai nhìn nhận.
Trao đổi thêm về vấn nạn này, GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: "Việc nghiên cứu của Việt Nam đi sau Trung Quốc, ngay cả những hoạt động phi khoa học này. Tuy nhiên, Trung Quốc thời gian qua làm rất quyết liệt, thậm chí khắc nghiệt với việc nghiên cứu khoa học dỏm. Ở Việt Nam, vấn đề mới nổi lên do báo chí nêu, nhưng cách ngăn ngừa thì vẫn còn loay hoay".
'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Góc khuất 'đau đớn' Nhiều chuyên gia cung cấp câu chuyện về góc khuất 'đau đớn' sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài 'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học. Hai tạp chí có tên gần giống nhau. Hình bên trên là tạp chí "dỏm", hình còn lại là tạp chí có chất lượng - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH Ngay sau khi Báo...