Sửa đổi quy tắc cộng điểm với các đối tượng ưu tiên trong thi THPT quốc gia
Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến.
ảnh minh họa
Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 36 là vấn đề cộng điểm với các đối tượng ưu tiên trong thi THPT quốc gia được sửa đổi như sau:
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên như: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);
Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
Video đang HOT
Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
Bên cạnh đó còn cả người bị nhiễm chất độc hóa học và con của người bị nhiễm chất độc hóa học do hậu quả của chiến tranh; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật dẫn đến suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học.
Ngoài ra, ở khoản 6 điều 49, hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Theo Infonet
Dự kiến thay đổi quy định làm tròn điểm trong thi THPT quốc gia
Bộ GDĐT dự kiến sẽ thay đổi quy định làm tròn điểm thi trong bài thi tự luận.
ảnh minh họa
Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo lần 2 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25.1.2017.
Nổi bật trong dự thảo này là sửa đổi quy định về chấm bài thi tự luận. Theo đó, quy định cũ "Bài thi tự luận chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm" được thay đổi thành "Bài thi tự luận chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân".
Ngoài ra, đối tượng dự thi là thí sinh tự do còn cần phải đảm bảo điều kiện đã tốt nghiệp THCS. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng kí và dự thi kì kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng kí dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ cũng được thay đổi. Các trường có trách nhiệm thành lập đoàn cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi tại các Hội đồng thi theo điều động của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, kinh phí chi trả cho cán bộ, giảng viên được Bộ GDĐT đào tạo điều động về các địa phương tham gia tổ chức thi sẽ do địa phương chi trả thay vì do các trường đại học, cao đẳng chi trả như quy định trước kia.
Bô GDĐT sẽ lấy ý kiến góp ý đến ngày 20.2 trước khi ban hành quy định chính thức.
Trước đó, Bộ GDĐT cũng đã "chốt" phương án thi THPT quốc gia năm 2018. Theo Bộ GDĐT, sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong các năm 2018, 2019, 2020 sẽ được giữ ổn định như năm 2017.
Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.
Cuối tháng 1 vừa qua, Bộ GDĐT đã chính thức công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Bộ GDĐT cho biết việc giới thiệu đề thi tham khảo tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Theo Laodong.vn
Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia: Gần với thực tiễn Cuối tháng 1, Bộ GDĐT đã công bố Bộ đề thi tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bộ đề thi được xem như cẩm nang cho cả thầy và trò trong ôn tập, chuẩn bị cho thí sinh bước vào kỳ thi sắp tới. Một giờ học Trường THPT Uông Bí (Quảng Ninh). Với độ phân hóa cao, gắn liền...