Sư tử biển xổng chuồng trong mưa lớn ở New York
Hôm 29/9, một con sư tử biển cái đã xổng chuồng trong Sở thú Công viên Trung tâm ở New York (Mỹ) sau khi mưa lớn khiến hồ bị ngập.
Mưa lớn gây lũ lụt khắp thành phố New York, gây ra tình trạng khẩn cấp và làm tê liệt giao thông công cộng ở phần lớn thành phố. Ảnh: AFP
Kênh CNN dẫn lời ông Jim Breheny, Phó chủ tịch điều hành Sở thú và Thủy cung thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, cho biết con sư tử biển này đã bơi ra khỏi hồ nước ngập và đi lang thang khắp khu vực xung quanh trước khi quay trở lại chuồng. Con sư tử biển này ở chung với hai con sư tử biển khác.
Nhân viên sở thú đã theo dõi “cuộc phiêu lưu” bất ngờ của con vật có vú này khi chờ nó quay trở lại.
Thông cáo cho biết mực nước trong bể của sư tử biển đã rút và tất cả các loài động vật đều được đưa vào khu vực được chỉ định.
Video đang HOT
“Không có nhân viên hay du khách nào gặp nguy hiểm. Con sư tử biển vẫn ở trong sở thú”, ông Breheny cho biết.
Sở thú Central Park là một phần của hệ thống công viên động vật hoang dã đô thị lớn nhất thế giới – bao gồm Sở thú Bronx, Sở thú Queens, Sở thú Công viên Prospect và Thủy cung New York.
Vào sáng ngày 30/9, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã đã đóng cửa cả 5 sở thú do thời tiết khắc nghiệt. Trận mưa kỷ lục đã gây ra tình trạng khẩn cấp ở New York và gây ngập lụt ở các tầng hầm, trường học và tàu điện ngầm.
“Chúng tôi đã đóng cửa 4 sở thú và thủy cung vào sáng nay để nhân viên có thể tập trung chăm sóc các loài động vật và bảo vệ cơ sở vật chất trong cơn bão. Nhân viên chăm sóc động vật sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trong suốt thời gian xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan”, ông Breheny nói.
Theo Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), sư tử biển California cùng giống với những con được nuôi trong Vườn thú Công viên Trung tâm, có nguồn gốc ở Bờ Tây.
Loài này được bảo vệ theo Đạo luật bảo vệ động vật có vú dưới biển. NOAA cho biết khi trưởng thành, sư tử biển cái có thể nặng tới 109 kg và dài tới 2 mét.
Hong Kong (Trung Quốc) nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa bão
Chiều 10/9, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã tổ chức họp báo với đại diện các ban ngành để thông báo về tiến độ công tác khắc phục hậu quả trận mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của bão Haikui gây ngập úng ở đặc khu này từ ngày 7 - 8/9.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 8/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký hành chính Trần Quốc Cơ cho biết sau nỗ lực của các cơ quan và lực lượng hữu quan, Hong Kong nhìn chung đã nối lại các hoạt động cơ bản, người dân đã có thể trở lại đi học và đi làm vào sáng 11/9. Tuy nhiên, vẫn còn 10 trường học bị hư hại do đó không thể tổ chức lớp học trực tiếp vào ngày 11/9. Trong trận mưa lớn vừa qua, tổng cộng 117 trường học đã chịu nhiều ảnh hưởng.
Sau trận mưa lớn gây ngập úng, Trưởng Đặc khu Lý Gia Siêu đã kích hoạt cơ chế huy động hàng trăm công chức xuống các quận ở khu vực phía Bắc và phía Nam để hỗ trợ công tác thu dọn. Ông Lý Gia Siêu cho biết nếu tình trạng ngập úng tái diễn, các ban ngành phải chạy đua với thời gian để cuộc sống của người dân sớm trở lại hoạt động bình thường, hạn chế tối đa những bất tiện đối với cuộc sống thường ngày của người dân.
Hiện tại, chính quyền đặc khu vẫn đang đẩy nhanh tốc độ sửa chữa khẩn cấp và hầu hết các con đường lớn đã được thông xe. Tính đến tối 9/9, Cục Đường bộ đã sửa chữa khoảng 80 tuyến đường bị hư hại do ngập úng, sụt lún đường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại 6 con đường vẫn phải đóng cửa. Về đường sắt, ngoại trừ một lối vào và ra ga tàu điện Wong Tai Sin, dịch vụ tàu điện trên các tuyến khác về cơ bản đã trở lại bình thường.
Ngày 9/9, chính quyền đã tiến hành kiểm tra các sườn dốc, cây cối và các tòa nhà cũ, nhằm mục đích kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao trong vòng vài ngày.
Trận mưa trong ngày 7 - 8/9 đã gây lở đất ở nhiều nơi, trong đó có bán đảo Redhill thuộc đảo Hong Kong và là nơi sinh sống của nhiều người nổi tiếng. Nhà chức trách cũng kêu gọi người dân tránh xa sườn đồi và gọi đến đường dây nóng của chính quyền càng sớm càng tốt trong trường hợp nguy hiểm do rủi ro vẫn tồn tại sau thời tiết khắc nghiệt.
Năm 2022, Cục Dịch vụ Thoát nước đã bắt đầu nghiên cứu cải thiện hệ thống thoát nước trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.
Hiện tại nhà chức trách đã tiếp nhận thông báo 5 trường hợp lở đất và người dân phải sơ tán với sự hỗ trợ của chính quyền.
Nguồn điện của 3.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng do trận mưa gây ngập úng đã được khôi phục. Tổng cộng 17 trung tâm tạm trú đã được mở kể từ ngày 7/9, với tổng số 456 người lưu trú. Ngoài ra, các đội chăm sóc sức khỏe đã đến một số quận để cung cấp các dịch vụ tình nguyện.
Thời tiết khắc nghiệt gây hỗn loạn ở Bắc và Nam Âu Nhiệt độ tăng cao cùng những cơn gió, bão đang gây cháy rừng và làm ngập lụt đường phố châu Âu vào mùa hè này. Một thành viên của đội chống cháy rừng dập lửa ở Capaci, gần Palermo, Sicily, miền nam nước Italy ngày 26/7/2023. Ảnh: LaPresse Ngày 7/8, lính cứu hỏa trên đảo Sardinia đã phải nỗ lực để kiểm soát...