Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?
Lạc đà có phải là loài chim lớn nhất thế giới? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
(Ảnh: Michael R. Relly)
Dư luận đang xôn xao với thông tin lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được ghi trong một quyển sách khám phá khoa học dành cho trẻ em, trong khi đó theo hiểu biết chung của nhiều người, lạc đà lại không phải là một loài chim, cũng như không nằm trong bộ gia cầm mà là một loài động vật có vú.
(Theo Ojafr.ir)
Theo tìm hiểu, lạc đà là tên gọi hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Tất nhiên, chúng chẳng hề liên quan đến họ hàng nhà chim.
(Theo Wildbirdgallery)
Vậy loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Câu trả lời chính là đà điểu châu Phi. Đà điểu châu Phi, tên khoa học là Struthio camelus, là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, chi Struthio.
(Theo Parfaitimage)
Được mệnh danh là loài chim còn sống lớn nhất thế giới, đà điểu châu Phi khi trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 130kg, có con nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m, thực sự mới là một loài chim khổng lồ trên thế giới.
Video đang HOT
(Theo Commons)
Thú vị hơn, mặc dù chẳng liên quan đến lạc đà nhưng tên khoa học Struthio camelus của loài chim lớn nhất thế giới này lại bắt nguồn từ từ kamelos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lạc đà”. Chính vì vậy, chúng còn được gọi là “chim lạc đà”.
(Theo Commons)
Cũng có những điểm thú vị ở hai loài động vật này trùng hợp rất giống nhau. Cả lạc đà và đà điểu đều có một chiếc cổ dài, cơ bắp phát triển, khả năng chịu đựng nắng nóng khô hạn và lông mi rất dày, rậm để chắn nắng.
(Theo Nomad)
Cả hai loài động vật đều không thể bay, lạc đà thì đương nhiên không thể vì chúng không sở hữu bất cứ bộ phận cơ thể nào có thể giúp chúng thực hiện ước mơ bay lượn trên bầu trời. Đà điểu được xếp vào bộ chim chạy là có lý do của nó, cánh của chúng thoái hóa, tiêu biến nhỏ đi, không thể nâng cơ thể khổng lồ của nó bay lên mặt đất dù chỉ 1cm.
(Theo Theoallofs)
Bù lại đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc của chúng có thể lên đến 70km/h, thời gian tăng tốc không đáng kể. Lạc đà cũng không kém cạnh với vận tốc khoảng 65km/h và có thể duy trì liên tục vận tốc 40km/h.
(Theo Djringer)
Mặc dù vậy, theo các dẫn chứng khoa học, đà điểu mới là loài chim lớn nhất thế giới. Hơn nữa, đà điểu và lạc đà thực sự là hai loài riêng biệt, không có chung nhánh tiến hóa hay nguồn gốc tổ tiên.
(Theo Djringer)
Loài chim khổng lồ này sống theo từng nhóm 5-50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề.
(Ảnh Yann Kolbeinsson)
Đặc biệt là, đà điểu có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm nếu có điều kiện. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Khám phá quan niệm sai lầm về động vật bạn vẫn "tin sái cổ"
Những quan niệm về động vật này là hoàn toàn sai lầm, nhưng lâu nay con người vẫn 'tin sái cổ' cho rằng mình đúng, và thực tế sự thực lại hoàn toàn đối lập.
Miệng của chó là sạch hơn của con người. Điều đó là không đúng sự thật. Miệng của loài động vật này có chứa nhiều vi khuẩn tương đương như miệng của con người.
Thú có túi ôpôt có thể treo mình lơ lửng bằng đuôi. Phim hoạt hình thường cho thấy hình ảnh loài thú có túi ôpôt treo mình lơ lửng bằng đuôi và thậm chí ngủ theo cách đó khiến nhiều người tin "sái cổ". Nhưng thực tế một cái đuôi của thú có túi ôpôt không đủ mạnh để giữ nó trong thời gian hơn một phút.
Chim sẽ bỏ con sau khi chim con bị con người chạm vào. Truyền thuyết về loài chim này hoàn toàn sai lầm, cho rằng chim mẹ sẽ bỏ rơi con khi nó ngửi thấy mùi con người trên con chúng, nhưng thực tế các loài chim không thể ngửi thấy mùi gì nhiều do dây thần kinh khứu giác rất nhỏ.
Đà điểu gặp kẻ thù sẽ chúi đầu vào cát. Khám phá này không đúng, đà điểu là những con chim chạy rất nhanh, do đó khi gặp kẻ thù chúng chỉ cần chạy đi.
Bọ ngựa cầu nguyện nổi tiếng ăn thịt bạn tình, nhưng thực tế điều như vậy gần như không bao giờ được nhìn thấy trong tự nhiên.
Cá vàng là động vật có trí nhớ rất ngắn. Đó là quan niệm sai lầm vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá vàng có khả năng ghi nhớ các tuyến đường phức tạp, thậm chí ghi nhớ âm thanh.
Niềm tin dơi là động vật mù hoàn toàn sai lầm. Sự thật là loài dơi thường dựa vào tiếng vang để tìm hiểu về môi trường xung quanh, kết hợp với tín hiệu thị giác để xác định nơi chúng cần phải đi.
Mèo chỉ di chuyển được bằng cách đi bộ là không đúng. Thực tế, loài mèo có phản xạ thăng bằng cho phép nó có thể nhảy và di chuyển trong không trung dễ dàng. Con vật có nhiều khả năng hạ cánh một cách duyên dáng từ trên cao.
Một năm sống của người bằng 7 năm của chó. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi thực tế các giống chó khác nhau có thời gian sống khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được lý do tại sao, nhưng những con chó lớn có xu hướng tuổi thọ ngắn hơn những con ngoại hình nhỏ hơn.
Mời quý vị xem video: Sinh vật kỳ quái hình dáng như bộ não người
Lưu Thoa
Theo Kienthuc.net.vn/Dodo
Đàn báo săn chạy nước rút vồ gọn đà điểu Châu Phi với đôi chân dài chắc khỏe và tốc độ lên đến 70 km/h, đà điểu vẫn không thể thoát khỏi báo săn, loài thú chạy nhanh nhất trên cạn. Theo tienphong.vn