Sự thật về số phận công chúa cuối cùng của nước Nga
Khi nghĩ về những nhân vật nổi tiếng của Nga trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ Vadimir Ilyich Lenin, Vladimir Putin,… sẽ xuất hiện trước tiên trong đầu bạn, chứ không phải là cô gái 17 tuổi Anastasia Romanov.
Công chúa Anastasia (trái) và kẻ mạo danh Anna Anderson.
Tuy nhiên, số phận của nữ công tước trẻ tuổi này đã ám ảnh tâm trí nhiều người dân Nga, sau cái chết bi thảm của cô.
Bị lưu đày
Anastasia Romanov ra đời vào ngày 18/6/1901, là con gái út của Sa hoàng Nicholas II, hoàng đế cuối cùng của nước Nga. Vương triều Romanov đã nắm quyền từ đầu những năm 1600, nhưng vào thời điểm Anastasia sinh ra, người dân Nga đã bắt đầu có thái độ coi thường chính phủ quý tộc này. Khi lớn lên, Anastasia vừa là thiên tài, vừa là kẻ nghịch ngợm; vừa gây rắc rối vừa truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Lúc đầu, Sa hoàng và hoàng hậu thất vọng vì đã sinh ra một cô con gái nữa, bởi họ mong muốn có một đứa con trai để làm người nối ngôi nên đối xử với cô có phần lạnh nhạt. Tuy nhiên, sau khi em trai cô, Alexei ra đời, họ bắt đầu yêu mến Anastasia. Cùng với các anh chị em của mình – ba chị gái và một em trai – Anastasia có tuổi thơ khá bình thường. Cô nhận được sự giáo dục sâu rộng về mặt tôn giáo và đọc viết tiếng Nga từ mẹ cùng một gia sư Thụy Sĩ, người đã nhận ra Anastasia là một đứa trẻ thông minh, hóm hỉnh.
Trong khoảng thời gian diễn ra Thế chiến I, căng thẳng ở Nga lên cao. Những người thuộc hoàng gia Romanov phải đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ chính người dân của họ. Nhân dân cho rằng, gia đình Romanov phải chịu trách nhiệm về những rắc rối về mặt quân sự và kinh tế của nước Nga. Với cuộc nội chiến ở Nga sắp diễn ra đến nơi, Nicholas II thừa nhận ông đã không chuẩn bị đầy đủ để lãnh đạo với tư cách là người cai trị trong tình huống này và tuyên bố từ bỏ ngai vàng. Sự thoái vị của ông đã được chấp nhận nhưng cả nhà ông bị quản thúc và bị đày đến dãy núi Ural. Tuy nhiên, người dân Nga vẫn phẫn nộ và căm thù đối với nhà Romanov, họ muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của hoàng gia trên đất nước này.
Nhà Romanov đã sống trong điều kiện cực kỳ gian khổ khi bị lưu đày. Họ phải chen chúc trong một ngôi nhà 5 phòng ở thành phố Yekaterinburg nhỏ bé. Anastasia và các anh chị em của cô không thể ra ngoài chạy nhảy, chơi đùa hay hít thở không khí trong lành vào ban ngày. Không lâu sau khi Nicholas II thoái vị, một nhóm mới xuất hiện: Những người Bolshevik. Mặc dù giành thắng lợi nhưng dường như họ cũng hiểu rằng ảnh hưởng của hoàng gia Romanov vẫn chưa hết. Ngoài ra, tại nơi lưu đày, những đứa trẻ nghịch ngợm của nhà Romanov thường xuyên thò đầu ra ngoài cửa sổ và không tuân theo mệnh lệnh của lính canh, khiến những người canh giữ sợ chúng tìm cách trốn thoát.
Vào đêm 16/7/1918, gia đình Romanov và những người hầu được đánh thức sau giấc ngủ yên tĩnh rồi bị đưa xuống tầng hầm. Tại đây, họ bị tuyên án tử hình. Và cuộc hành hình diễn ra ngay sau đó. Mặc dù vậy, sau sự kiện bi thảm này, nhiều người vẫn đặt vấn đề, liệu cả gia đình họ đều chết thảm, hay còn ai sống sót, đặc biệt là số phận của Anastasia và Alexei ra sao? Từ đây, câu chuyện của công chúa nước Nga từ một bi kịch trở thành bí ẩn lịch sử.
Kẻ mạo danh công chúa
Công chúa Anastasia Romanov.
Sau khi vụ hành hình nhà Romanov lan truyền ra ngoài, một số người cho rằng Anastasia và Alexei đã sống sót nhờ những món trang sức mà người mẹ may vào quần áo của chúng làm lệch hướng những viên đạn bắn vào. Từ những tin đồn này, không lâu sau đó, một số cô gái Nga đã tự nhận mình là nữ Công tước Anastasia. Hầu hết, trong số họ dường như đang dòm ngó khối tài sản kếch xù của nhà Romanov để lại.
Video đang HOT
Nổi tiếng nhất trong số những kẻ mạo danh trên là một cô gái Nga tên là Anna Anderson, từng gặp rắc rối trong cuộc sống, tìm cách tự tử và bị nhốt trong một viện tâm thần vài tháng trong năm 1920, sau khi nhảy từ một cây cầu xuống. Do vết sẹo trên cơ thể và thái độ hoang mang lo lắng của Anna, bệnh nhân và nhân viên bệnh viện bắt đầu lan truyền tin đồn rằng, Anna thực sự là Anastasia. Ban đầu Anna không muốn thừa nhận thông tin này, nhưng qua nhiều năm, cô gái bắt đầu mang ảo tưởng và chấp nhận vai diễn nàng công chúa Anastasia mất tích.
Sau khi xuất viện, Anna tìm được sự cứu giúp từ một số người quen cũ của nhà Romanov, họ đã cung cấp thức ăn, chỗ ở và tư vấn pháp lý cho cô. Dường như hiểu được tầm quan trọng của di sản hoàng gia, Anna liên tục có mặt ở tòa án để đòi hỏi quyền thừa kế tài sản của Romanov, nhất định cho rằng, mình may mắn thoát chết trong vụ hành quyết đau thương. Tuy nhiên, tòa án cuối cùng đã từ chối bất kỳ quyền thừa kế nào của Annado không có đủ cơ sở để chứng minh cô ta là Anastasia.
Năm 1984, Anna Anderson – người tự nhận là công chúa Anastasia, đã trút hơi thở cuối cùng ở Charlottesville, Virginia, Mỹ. Năm 1990, một ngôi mộ được khai quật, cho thấy 8 thi thể của các thành viên trong gia đình Romanov cùng những người hầu, nhưng trong số này không có thi thể của Anastasia và em trai cô. Thế là lại rộ lên tin đồn về sự sống sót của công chúa và hoàng tử cuối cùng của nước Nga. Tuy nhiên, vào năm 2007, một ngôi mộ khác đã được phát hiện gần đó và xét nghiệm pháp y xác nhận đó là thi thể của Anastasia và Alexei. Từ đây, câu chuyện về công chúa cuối cùng của nước Nga và những kẻ mạo danh nàng mới chấm dứt.
Anastasia Romanov không nhận được sự đối xử đặc biệt nào trong cuộc sống hoàng gia. Các anh chị em cô tắm nước lạnh cóng vào mùa đông, ngủ trên chiếc giường nhỏ và phải làm các công việc vặt xung quanh nơi ở. Tuy nhiên, họ vẫn là một nhóm gắn bó, tôn trọng và đối xử với nhau rất tốt. Thật không may, tuổi thơ của Anastasia bị rút ngắn ở tuổi 17, do cuộc chính biến chống lại gia đình Romanov.
Nô lệ Barbary: Những số phận da trắng bi thảm
Cho đến giờ, phương Tây vẫn hổ thẹn vì lịch sử buôn bán và lạm dụng nô lệ châu Phi. Từ thế kỷ XV - XIX, họ đẩy 12,8 triệu người da đen vào thảm cảnh sống không bằng chết khắp Âu - Mỹ.
Đối tượng mua nữ nô da trắng là giới quý tộc châu Phi và Trung Đông.
Song trong khoảng thời gian này, 1,25 triệu người da trắng cũng bị hải tặc Bắc Phi bắt bán khắp Lục Địa Đen. Số phận của họ bất hạnh không kém các nô lệ da màu.
Bắt cóc cả làng
Vào lúc 2 giờ sáng 20/6/1631, Baltimore - ngôi làng ven biển của Ireland (quốc gia ở châu Âu), đang êm ả chìm trong giấc ngủ sâu thì bất ngờ bị đột kích.
Dưới bờ biển, trên 200 thuyền hải tặc Barbary âm thầm đậu san sát. Nhóm cướp biển ôm súng hỏa mai, gậy sắt và đuốc tràn lên. Chúng ngang nhiên phá cửa, xông vào các ngôi nhà.
Toàn bộ 20 đàn ông, 33 phụ nữ, 54 trẻ em của Baltimore bị ép giải lên thuyền, không bao giờ có cơ hội quay trở lại.
Hải tặc Barbary là những tên cướp biển hoạt động trong khu vực bờ biển và ngoài khơi Bắc Phi. Địa bàn kiếm ăn chủ yếu của chúng là các cảng Salé, Rabat (Marocco), Algiers (Algeria), Tunis (Tunisia) và Tripoli (Libya). Tất cả các cảng này đều này nằm trên Bờ biển Barbary, nên các nhóm hải tặc ở đây được gọi chung là cướp biển Barbary.
Thuyền của hải tặc Barbary dùng nam nô da trắng làm "mái chèo sống".
Theo lịch sử Bắc Phi, hải tặc Barbary xuất hiện vào khoảng năm 710. Từ thế kỷ XIV trở về trước, chúng hoành hành ngoài khơi Barbary, tấn công, cướp bóc các thương thuyền.
Vào thế kỷ XV, châu Âu phát hiện ra châu Phi. Văn hóa Lục Địa Đen thời trung đại thịnh hành chế độ nô lệ. Nhiều cộng đồng ở đây trừng phạt thành viên mắc lỗi bằng cách tước đoạt tự do, nhân quyền. Những thương gia phương Tây tham lam lập tức nhìn thấy món hời lớn. Họ thu mua các nô lệ da màu, đưa lên thuyền chở về châu Âu, mở ra kỷ nguyên buôn bán nô lệ châu Phi.
Vốn dĩ, kỹ thuật đóng tàu thuyền đi biển của hải tặc Barbary rất lạc hậu. Vì thế, chúng chỉ có thể quanh quẩn bờ biển và ngoài khơi Barbary.
Châu Âu đã đem sự tân tiến đến, cải thiện hệ thống tàu thuyền cướp biển Bắc Phi. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, hải tặc Barbary cũngdễ dàng chinh phục Đại Tây Dương, cập bến bờ biển Địa Trung Hải (châu Âu).
Kết cục bất hạnh
Ấu nô da trắng thì bị bán cho Đế chế Ottoman, làm lính.
Trên thực tế, cướp biển Barbary tấn công mọi nạn nhân trong tầm mắt. Chúng không từ người già hay trẻ em, da đen hay da trắng, tín đồ Kito giáo hay Hồi giáo...
Bản thân hải tặc Barbary cũng không chỉ có người da đen, mà hỗn hợp đa chủng tộc, đa quốc gia, đa tôn giáo. Chúng chỉ có một điểm chung là đặt căn cứ ở Barbary.
Mục tiêu của hải tặc Barbary là cướp bóc. Mỗi khi tấn công thuyền bè, hải cảng hoặc ngôi làng nào, chúng vơ vét sạch sẽ. Giữa kỷ nguyên buôn bán nô lệ, con người cũng là một loại hàng hóa. Cướp biển Barbary bắt tất cả những ai chúng có thể, đem lên bờ biển Barbary bán lấy tiền. Người ta gọi các nạn nhân của chúng là nô lệ Barbary.
Người da trắng chỉ là một phần của nô lệ Barbary. Tuy nhiên, nô lệ Barbary vẫn được gọi là nô lệ da trắng, vì họ nổi bật trong thế giới người da đen.
Bên cạnh đó, tên gọi này còn tương ứng và thể hiện sự đối lập với nô lệ da đen trong thế giới người da trắng.
Các nạn nhân da trắng của hải tặc Barbary là thương gia, du khách (tới châu Phi bằng thuyền đi biển, cập bến Bắc Phi) và người dân sống trong các làng mạc, thị trấn ven biển Địa Trung Hải.
Ngay từ khi bị đẩy lên thuyền hải tặc, số phận nô lệ Barbary của họ bắt đầu. Đối với 107 cư dân của làng Baltimore, Ireland năm 1631, điểm đến mới là bến cảng Algiers.
Trên đường tới Barbary, các nô lệ da trắng chỉ được cho ăn uống cầm hơi. Sau thời gian dài bị xích, nhốt, bỏ đói và lênh đênh trên mặt biển, phần lớn họ trở nên hốc hác, ốm yếu. Một số người còn không sống sót hết hải trình, bị hải tặc ném xác xuống biển.
Vừa cập bến Barbary, họ bị lôi ngay lên bờ, lột sạch y phục, xích chân tay và đưa đến chợ nô lệ.
Tại chợ nô lệ, nam nô da trắng bị rao bán làm lao dịch. Số phận của họ là bị cưỡng bức lao động suốt đời. Thê thảm nhất là những ai bị biến thành "mái chèo sống". Thuyền của hải tặc thời này chạy nhờ buồm (hứng gió) và chèo (dùng sức người). Các "mái chèo sống" bị xích luôn vào gầm thuyền, phải kéo đẩy các cây chèo cật lực, liên tục. Chưa hết, họ còn phải ăn, ngủ, vệ sinh luôn tại chỗ.
Nữ nô lệ da trắng thì bị bán cho giới quý tộc châu Phi và Trung Đông làm hầu gái, vợ lẽ hoặc công cụ mua vui giải sầu. Các trẻ em cũng không được tha, bị xung vào "quân đoàn thiếu niên", chịu muôn vàn huấn luyện quân sự khắc nghiệt để trở thành lính của Đế chế Ottoman (Trung Đông).
Hành trình 400 năm
Khi lượng du khách châu Âu đến châu Phi ngày càng thấp vì sợ cướp biển Barbary, nhóm hải tặc này điên cuồng tấn công các ngôi làng ven bờ Địa Trung Hải. Dải bờ biển dài từ Tây Ban Nha đến Ý bị đột kích triền miên. Chỉ riêng ở bán đảo Iberia (Tây Nam châu Âu), ước tính có từ 100.000 - 250.000 người da trắng bị chúng bắt cóc.
Thế kỷ XVII - XVIII, hải tặc Barbary lộng hành khắp các bờ biển châu Âu. Ước tính đến năm 1780, chúng đã bắt cóc và biến 1,25 triệu người da trắng thành nô lệ. So với cướp biển từ Bắc Phi, lực lượng hải quân châu Âu áp đảo cả về quân số lẫn vũ khí.
Tuy nhiên khi thực chiến trên biển, họ lại thua nhiều hơn thắng. Cướp biển Barbary rất giỏi hải chiến và nhanh nhẹn. Chúng tấn công chớp nhoáng, rút lui cũng chớp nhoáng, khiến các hạm đội châu Âu bất lực.
Cuối thế kỷ XVII, các quốc gia châu Âu có chung bờ biển Địa Trung Hải phải hợp tác chống hải tặc Barbary. Họ bảo vệ gắt gao các thương thuyền, không cho cướp biển đến gần. Nhờ đó, hoạt động giao thương giữa Âu - Phi trở nên an toàn hơn.
Lượng người da đen bị buôn bán sang Âu - Mỹ cũng gia tăng chóng mặt. Trái lại, các làng mạc ven Địa Trung Hải vẫn bị bỏ bê, mặc cướp biển Barbary phá phách. Nhiều nơi ở châu Âu, dân biển phải bỏ làng chài, rút sâu vào đất liền lánh nạn.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, hải quân châu Âu mới hợp tác với hải quân Mỹ, đánh đuổi hải tặc Barbary. Hàng loạt các băng nhóm cướp biển Bắc Phi bị xé lẻ, xóa sổ. Dù vậy, những kẻ sống sót vẫn tiếp tục cướp bóc và bắt bán người da trắng.
Phải đến khi chế độ nô lệ được xóa bỏ trên phạm vi toàn thế giới (1911), hoạt động buôn bán người này mới chấm dứt. Khắp châu Phi và Trung Đông, các nô lệ Barbary còn sống được giải phóng. Kỷ nguyên nô lệ da trắng kết thúc cùng lúc với thời đại nô lệ da đen.
Ảnh hiếm gia đình Sa hoàng cuối cùng trước biến cố chết chóc Nicholas II là Sa hoàng cuối cùng ở Nga. Các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh về cuộc sống của ông cùng vợ con vào những năm 1915 - 1916 trước khi gặp biến cố chết chóc. Sa hoàng cuối cùng ở Nga Nicholas II cùng vợ con bị giết chết vào năm 1918. Trước đó, các nhiếp ảnh gia chụp...