Sự thật về quạt Nhật “chạy 10 năm mới hỏng”, “cháy hàng” mùa nắng nóng
Quạt Nhật có thực sự bền bỉ và làm mát hiệu quả như thiên hạ đồn đại? So với quạt điện đời mới, quạt nào bền hơn, dễ sửa hơn?
Sự thật về “quạt Nhật chạy 10 năm mới hỏng”
Mặc dù đã có tuổi đời khá lâu, song quạt Nhật nội địa vẫn rất được hoan nghênh tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, không chỉ quạt, mà nhiều đồ gia dụng khác của Nhật Bản như nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt,… cũng thường được đánh giá cao bởi độ bền, vật liệu sản xuất tốt, chất lượng cao.
Những mẫu quạt này thường được quảng cáo là có tuổi thọ lên đến 10 năm, thậm chí 20 – 30 năm nếu như bảo quản tốt. Tuy nhiên một số thợ sửa quạt cho biết quạt Nhật cũng chẳng xuất sắc hơn là bao so với các dòng quạt bình thường.
Chia sẻ từ ông Bền – một thợ sửa quạt ở Hải Phòng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, các mẫu quạt này vốn có độ bền rất tốt tại Nhật, thậm chí có những mẫu dùng được 10 năm. Tuy nhiên khi về tới Việt Nam, đa số quạt Nhật nội địa có độ bền kém hơn hẳn, chủ yếu do điều kiện khí hậu nước ta khác xa so với Nhật.
Hiểu một cách đơn giản, nước Nhật có một nửa là khí hậu ôn đới, nên người Nhật có tần suất dùng quạt ít hơn. Ngay cả khi trời nóng, người Nhật thường sẽ chuyển sang dùng điều hòa vì quạt đối với họ là những thiết bị khá “thô sơ”.
Tuy nhiên tại Việt Nam, do là điều kiện khí hậu chủ đạo là nhiệt đới ẩm, nên tần suất sử dụng thiết bị làm mát của người dân nước ta gần như là quanh năm, từ mùa đông tới mùa hạ. Do đa số các gia đình không có điều kiện để bật điều hòa quanh năm, nên quạt điện vẫn được xem là thiết bị làm mát chính.
Quạt Nhật nếu sử dụng với tần suất cao cũng sẽ gặp trục trặc và cần bảo dưỡng thường xuyên.
Video đang HOT
Chính vì vậy nên các mẫu quạt Nhật dù được đánh giá là rất bền, nhưng khi được sử dụng với tần suất cao cũng sẽ hay gặp trục trặc và cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Theo ông Bền, quạt Nhật nội địa tại Việt Nam thường chạy êm được khoảng 1 tháng là sẽ xuất hiện tiếng “leng keng”. Nguyên nhân là do quạt hết dầu, tạo ra độ nảy của cốt bạc trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, một số loại quạt của Fuji, Toshiba, Sanyo… thường hay bị hỏng tụ điện, mà linh kiện của những loại này thường không dễ kiếm.
Chi phí cao mà lại không quá bền, tại sao quạt Nhật vẫn thu hút người dùng Việt Nam?
“Sửa quạt Nhật nếu biết thì rất đơn giản. Không biết thì chỉ hơi phức tạp, nhưng vẫn nhàn hơn sửa quạt Việt Nam”. Đây là nhận định của nhiều thợ sửa quạt lâu năm trong nghề khi nói về quạt Nhật nội địa.
Các loại quạt này có thể làm khó được người không có kinh nghiệm. Tuy nhiên với những ai đã hiểu cơ chế hoạt động của nó sẽ cảm thấy vô cùng thích thú trước sự chính xác của từng chi tiết mà người Nhật đặt ra trên sản phẩm của họ.
Theo chia sẻ của anh Thanh – một tay chơi sưu tầm quạt Nhật cổ có tiếng tại Hà Nội, phần cơ khí của quạt Nhật nội địa có thiết kế gần như hoàn hảo. Do đó, quạt Nhật thường sở hữu khả năng làm mát vượt trội, kết cấu chắc chắn, vật liệu dày, ít bị han gỉ.
Đa số các mẫu quạt Nhật cũng sở hữu thiết kế khác lạ và có cơ chế tương đối phức tạp, tuy nhiên phần cơ của quạt, phần trục và các bánh răng đều được làm với độ chính xác tuyệt đối, giúp cho quạt tạo được sự cân bằng khi hoạt động.
Những ai từng dùng quạt Nhật đều cho rằng nó không bị bạt hơi như quạt Trung Quốc, đồng thời chạy rất êm, không gây tiếng ồn, ngay cả khi bám bụi sau một thời gian sử dụng. Chính bởi yếu tố này nên quạt Nhật cho tới nay vẫn được hỏi mua rất nhiều. Tại một số cửa hàng thậm chí không đủ quạt để bán.
“Về chức năng, quạt Nhật có thể không nhiều, nhưng về khả năng làm mát thì không hề thua kém, thậm chí khi dùng sẽ thích hơn vì quạt chạy êm và bền hơn rất nhiều”, một người thích sưu tầm quạt Nhật nội địa chia sẻ.
Quạt Nhật nội địa được ưa chuộng vì chạy rất êm, làm mát tốt, không bị bạt hơi.
Tại thời điểm hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được một chiếc quạt Nhật nội địa tại các cửa hàng bán đồ Nhật cũ với mức giá chỉ từ 1-2 triệu đồng. Tất nhiên sẽ có những loại đắt tiền hơn, nhưng hầu như sẽ không khác biệt quá nhiều về độ làm mát và chỉ mang lại ý nghĩa sưu tầm.
Khi mua quạt Nhật cũ, bạn nên xem kỹ lưỡng, chạy thử, và đặc biệt là tham khảo kỹ chính sách bảo hành của cửa hàng (thường là từ 6 tháng – 1 năm). Những cửa hàng này cũng thường sẽ tư vấn bạn nếu như có nhu cầu sửa chữa hoặc bảo hành, nên chúng ta cũng không cần quá lo lắng nếu chẳng may xảy ra hỏng hóc.
Vào mùa nắng nóng, khi bật điều hoà nhớ làm việc này đầu tiên
Vào mùa nắng nóng, trước khi bật điều hoà mọi người cần phải làm việc này đầu tiên để đảm bảo sức khoẻ và tiết kiệm điện.
Điều hoà hiện là đồ điện lạnh được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Thế nhưng, phần lớn mọi người chỉ bật điều hoà vào mùa hè nắng nóng, các mùa còn lại hầu như không mấy khi sử dụng.
Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Song, rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian dài không sử dụng (mùa đông và mùa xuân), điều hoà bị tích những lớp bụi rất dày. Tuy nhiên, thấy thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh người dùng vẫn không hề hay biết, do đó khi trời nắng nóng cứ thể bật điều hoà để làm mát sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bởi, khi bật điều hòa trở lại, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn tích trong điều hoà lâu ngày sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Vệ sinh lưới lọc và toàn bộ điều hoà là cần thiết để tránh gây bệnh về đường hô hấp cho người dùng, lại tiết kiệm điện
Đáng chú ý, ở phần màng lọc máy lạnh - bộ phận quan trọng thường được ví như "lá phổi xanh" vì có tác dụng thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn. Tuy vậy, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn sau thời gian ngừng hoạt động, khiến khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu đi rất nhiều.
Lúc này, màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy, việc quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy điều hoà không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Kéo theo, hoá đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Thế nên, các chuyên gia điện máy khuyến cáo, sau một thời gian dài không sử dụng, trước khi mở điều hoà trở lại, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh điều hoà, đặc biệt là bộ phần lưới lọc ở dàn lạnh. Công việc này có thể gọi thợ hoặc tự làm.
Để vệ sinh lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đem đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại. Cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.
Sau một thời gian dài không sử dụng, nếu cứ bật điều hòa trở lại mà không vệ sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
Tương tự, nếu có đủ đồ nghệ, người sử dụng cũng có thể tự vệ sinh toàn bộ máy điều hoà. Khi làm, cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,... Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các loại tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.
Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,... Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công mà không tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hơn.
Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.
"Cày cuốc" dưới nắng nóng gay gắt, shipper đạt doanh thu gấp đôi ngày thường Nhiều tài xế giao hàng đạt doanh thu lên tới gần 1 triệu đồng/ngày vì tích cực nhận đơn giao hàng thậm chí là rơi vào tình trạng quá tải trong những ngày nắng nóng gay gắt tại Hà Nội. Nhiệt độ tại Hà Nội trong những ngày gần đây bắt đầu tăng cao khiến nhu cầu mua hàng online của người dân...