Sự thật về loài cây có khả năng “đi bộ” duy nhất trên thế giới
Người dân cho biết cây có thể di chuyển 2 – 3 cm mỗi ngày hay 20m mỗi năm.
Socratea exorrhiza hay còn gọi là “Cây đi bộ”, là một loài cây cọ đặc biệt sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở các nước Trung và nam châu Mỹ như Ecuador. Chúng có một bộ rễ dài và khỏe, mọc ra ngoài thân cây và đâm thẳng xuống mặt đất, nhìn rất giống những chiếc xúc tu.
Socratea exorrhiza hay còn gọi là “Cây đi bộ”.
Theo người dân địa phương, sở dĩ người ta đặt cho cây cái tên “cây đi bộ” bởi chúng có thể di chuyển từ nơi bóng râm ra ánh sáng mặt trời bằng cách cắm rễ mới theo hướng nó muốn di chuyển, còn các rễ già sẽ từ từ bật lên, khô lại và mục đi. Quá trình này có thể kéo dài vài năm, nhưng cũng có người cho biết cây có thể “đi” được 2 hoặc 3cm mỗi ngày hay 20 mét mỗi năm.
Cây di chuyển bằng cách cắm rễ mới theo hướng nó muốn di chuyển, còn các rễ già sẽ từ từ bật lên, khô lại và mục đi.
Một số người cho biết cây có thể đi 2 – 3 cm mỗi ngày.
Tuy nhiên, nhà sinh vật học Gerardo Avalos, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững tại Atenas, Costa Rica cho rằng đây chỉ là truyền thuyết do người dân tạo ra nhằm thu hút khách du lịch. Ông đã nghiên cứu và chỉ ra rằng “cây đi bộ” không hề có khả năng di chuyển. Một vài rễ già ở cây có thể chết đi, tuy nhiên thân cây vẫn vững chắc tại vị trí ban đầu.
Các nhà khoa học chưa rõ về vai trò của những chiếc rễ mọc ra từ thân. Một số cho rằng chúng giúp cho cây vững chắc hơn, một số khác cho rằng chúng giúp cây mọc cao hơn mà không tăng đường kính thân cây. Những giả thuyết này đến nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Nhà sinh vật học Gerardo Avalos đưa ra nghiên cứu bác bỏ khả năng đi lại của loài cây này.
Theo Dân Việt
NASA công bố hình ảnh bông hoa đầu tiên nở trên trạm vũ trụ ISS
Thực vật tồn tại trong môi trường không trọng lực là một điều khó khăn và khi nó nở hoa lại càng trở thành điều kỳ diệu
Phi hành gia người Mỹ Scott Kelly đã công bố thông tin mang tính lịch sử lên trang Twitter của mình rằng một bông hoa thuộc loài cúc zinnia lần đầu tiên đã nở rộ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Thông tin được đăng tải kèm một hình ảnh bông hoa màu cam đang khoe sắc trong môi trường không trọng lực.
"Lần đầu tiên, một bông hoa cúc zinnia đã bung nở trong không gian", phi hành gia Kelly viết. Ông cũng nói thêm rằng có rất nhiều sự sống thực vật khác đang tồn tại trên trạm ISS.
Được biết, loài hoa cúc zinnia là một trong những loài cây được lựa chọn mang lên trồng trên trạm vũ trụ, bao gồm cả lúa mì, rau diếp nhưng chỉ có duy nhất loài hoa này nở trong không gian.
Bông hoa đầu tiên nở trong môi trường không trọng lực.
Theo các nhà khoa học của NASA, những loài cây này nằm trong dự án sự phát triển của thực vật trên trạm vũ trụ có tên "Veggie". Sau rau diếp, các nhà khoa học đã chọn cúc zinnia để tìm hiểu về sự phát triển của chúng trong môi trường không trọng lực.
Trước đó, trong tháng 12-2015, ông Kelly đã đăng tải bức hình cây cúc zinnia héo hon lá mốc, cuộn tròn lên trang Twitter nhưng chưa đầy tháng sau, loài cây này đã cho ra đời một bông hoa hiếm hoi.
Cúc zinnia nở hoa là thành công bước đầu trong dự án "Veggie" của NASA.
Phát biểu về thông tin mang tính lịch sử này, ông Trent Smith, người đứng đầu dự án "Veggie" cho biết: "Loài cúc Zinnia rất khác với loài cây khác như rau diếp. Nó nhạy cảm với môi trường và các đặc tính của ánh sáng. Nó cũng có thời gian sinh trưởng khá dài từ 60 đến 80 ngày".
Ông Smith cũng nói rằng chính vì các đặc điểm đó nên các nhà khoa học đã chọn cúc Zinnia để thử nghiệm, làm tiền đề cho việc trồng cà chua trên trạm vũ trụ sau này.
Thành công ban đầu của dự án "Veggie" không chỉ giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu việc trồng cây trong không gian mà còn nâng cao được tinh thần lạc quan của các phi hành gia trên ISS.
Theo An ninh thủ đô
Khó tin trước những cây cổ thụ mọc "lạ" trên thế giới Có cây giống thiếu nữ đang khiêu vũ, có cây lại như cánh cổng mở ra con đường mới... khiến người ta phải ngạc nhiên. Cây mọc tại Okinawa, Nhật Bản khiến nhiều người ngạc nhiên vì gốc cây hình dẹt và lượn sóng. Cây cổ thụ này được gọi là Octopus vì hình dáng giống hình con bạch tuộc. Gốc cây có...