Sự thật về bức ảnh chụp ‘trăng máu’ gây xôn xao ở VN
Bức ảnh chụp “trăng máu” trong ngày 8/10 đã nhanh chóng gây sốt cộng đồng mạng VN. Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, tác giả đã chia sẻ cách anh thực hiện bức ảnh này.
Trong ngày 8/10, một bức ảnh chụp hiện tượng Nguyệt thực mô tả lại đường đi của “ mặt trăng máu” đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Bức ảnh này được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội cũng như gây ra những cuộc tranh luận về cách mà tác giả thực hiện bức ảnh này.
Bức ảnh gây tranh cãi của tác giả Du Chí Hùng.
Theo anh Du Chí Hùng, tác giả của bức ảnh chụp hiện tượng Nguyệt thực được chia sẻ nhiều trên Facebook, đây là tấm ảnh được ghép từ nhiều tấm ảnh chụp trăng khác nhau. Mỗi ảnh trăng được chụp riêng bằng ống kính tiêu cự lớn, sau đó lồng ghép vào cùng một bối cảnh.
Zing.vn đăng lại nguyên văn những chia sẻ của tác giả Du Chí Hùng để độc giả tham khảo thêm về kỹ thuật nhiếp ảnh này.
“Hôm qua vô tình làm tấm hình nguyệt thực, được các bạn chia sẻ và nhận xét, cũng như hỏi về cách thực hiện, tính hợp lý, thật hay ghép… nên mạo muội giải trình cho các bạn rõ, khỏi phải tranh luận với nhau mất vui chỉ vì 1 tấm ảnh.
1. Giải đáp thắc mắc:
- Đây là tấm ảnh ghép từ nhiều tấm ảnh được chụp.
- Tính khoa học: không được tính đến vì mình chỉ chọn hình nền nhẹ nhàng để làm nổi bật các chu kỳ nguyệt thực, cũng như quá trình đổi màu diễn ra. Bạn nào muốn có luôn tính khoa học (về thiên văn) thì có thể tham gia trao đổi ở Group Nhiếp Ảnh Thiên Văn, và tự làm cho mình 1 tấm ảnh như ý muốn.
- Thật hay giả: Tất cả là hình chụp thật, thay vì post vài chục tấm chỉ trăng không thì mình thấy nó nhàm chán, nên mình gom vô một tấm theo sở thích.
Video đang HOT
2. Bước chuẩn bị để thực hiện:
- Do mình đam mê chụp thiên văn, nên đã biết trước lịch xảy ra hiện tượng này và chuẩn bị để thực hiện. Đây là các mốc thời gian diễn ra theo giờ Việt Nam, mình cũng thông báo cho các bạn trong Group ở các múi giờ khác.
Tuy nhiên, thời tiết rất quan trọng cho thể loại này. Mình tham khảo dự báo thời tiết các nơi thì thấy ở Nam Bộ khó mà có cơ hội chụp được, từ Phú Yên, Quy Nhơn ra đến Đà Nẵng thì có khả năng, bỏ qua miền Bắc vì di chuyển xa quá.
3. Cách thức chụp:
- Tiền cảnh: Góc rộng hay normal hay hẹp tùy bạn chọn. Các bạn cứ chụp như 1 tấm ảnh bình thường lúc mặt trời vừa tắt nắng mà bạn thích, chụp sau hay chụp trước không quan trọng. Đúng hướng hay không do bạn quyết định. Với mình thì trăng là yếu tố chính của tấm hình, nên mình chú trọng vào nó nhiều hơn.
- Chụp trăng: Tele, khuyến cáo từ 200 mm, không cần khẩu to…. luôn theo dõi thời gian khi chụp trăng để biết các pha: bắt đầu, quá nửa, sắp toàn phần- toàn phần- bắt đầu hết toàn phần và chấm dứt.
Bắt đầu: Chụp thong thả, vì mặt trăng chỉ tối dần chứ chưa chuyển màu.
Quá nửa: Bắt đầu theo dõi và chụp thường xuyên hơn để ghi lại quá trình trăng chuẩn bị đổi màu.
Sắp toàn phần- toàn phần- bắt đầu hết toàn phần: Đây là thời điểm quan trọng nhất, hầu như mắt không rời khỏi máy vì: ánh sáng yếu, phải chụp ở tốc chậm, nên phải có tripod, chưa kể có thể có mây che làm trầm trọng hơn. Không thể chụp quá tốc 2 giây vì trăng di chuyển rất nhanh, hình nhòe.
Giai đoạn kết thúc: Chụp như lúc bắt đầu.
4. Ghép ảnh:
- Chọn các ảnh tiêu biểu, chất lượng tốt cho từng pha như trên. Chỉnh WB theo daylight (vì mặt trăng do ánh sáng mặt trời chiếu), bạn sẽ thấy hiện tượng đổi màu trăng mà không cần chỉnh gì thêm.
- Bố trí vị trí trăng theo sở thích, mình chọn hình vòng cung để bắt từ bờ Tây sang bờ Đông sông Hàn.
- Thêm file ảnh tiền cảnh với kích cỡ phù hợp.- Xử lý giảm noise, sharpen, contrast, color… theo ý muốn. Mình sử dụng Layer Blending để ghép, mode Lighten.
Đây là cách mình học và làm theo, có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề, các bạn tham khảo thêm”.
Theo Zing
'Mặt Trăng máu' xuất hiện trong ngày hôm nay (15/4)
Những người yêu thiên văn ở Australia đang rất trông đợi một hiện tượng kỳ thú "Mặt trăng máu" sẽ diễn ra vào ngày hôm nay 15/4.
Mặt Trăng máu xuất hiện trở lại
Những người yêu thiên văn ở Australia đang rất trông đợi một hiện tượng kỳ thú sẽ diễn ra vào ngày hôm nay15/4, sự xuất hiện của " Mặt trăng máu." Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào đường chân trời phía Đông để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần này khi mặt trời lặn.
Cung thiên văn Melbourne cho biết nguyệt thực sẽ xuất hiện toàn phần lúc 17h49 và duy trì trạng thái này đến trước 18h25, sau đó sẽ kết thúc lúc 19h3.
Do Cục khí tượng dự đoán sẽ có mưa rào rải rác và nhiều mây ở Brisbane và Sydney, Melbourne trở thành một trong những nơi có thể quan sát hiện tượng này thuận lợi nhất.
Người phát ngôn của Hội thiên văn ở Victoria, ông Perry Vlahos cho biết, Mặt Trăng sẽ bị che khuất bởi bóng của Trái Đất khiến cho ánh mặt trời không thể trực tiếp chiếu vào nó.
Hiện tượng này gọi là nguyệt thực, và đôi lúc khiến cho Mặt trăng có những màu sắc lạ từ vàng xám đục tới màu khói, da cam và đỏ. Những màu sắc này là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều, màu sắc của Mặt trăng càng đậm.
"Mặt Trăng sẽ có màu gì tùy thuộc vào lượng bụi trong khí quyển. Tôi không nói chắc được màu sắc của nó nhưng nếu màu càng đậm thì càng tốt. Nơi tốt nhất để quan sát hiện tượng này là một bãi biển hướng về phía đông, hoặc bất cứ nơi nào có tầm nhìn thoáng đãng về phía chân trời."
Ông Vlahos cho biết thêm rằng, mặc dù nguyệt thực toàn phần là hiện tượng phổ biến nhưng hiện tượng sẽ xảy ra ngày mai rất hiếm gặp vì Mặt Trăng sẽ hoàn toàn bị bóng của Trái Đất che khuất khi nó mọc lên vào đúng lúc hoàng hôn.
Hiện tượng thiên văn kỳ thú này cũng đã khiến nhiều nhóm tôn giáo tin rằng đây là dấu hiệu của ngày tận thế. Nhưng với các nhà khoa học, các học giả, những người vô thần và nhiều người khác, đây chỉ là một hiện tượng đáng được mong đợi, và cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục mà không bị ảnh hưởng gì.
Cũng giống như lời tiên đoán về ngày tận thế 22/12 của người Maya, đã gần 2 năm trôi qua kể từ đó đến nay Trái Đất vẫn chưa bị hủy diệt bởi bất cứ tai họa nào.
Theo Xahoi
Ngắm mặt trăng máu trên bầu trời Hà Nội Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mặt trăng máu được rất nhiều người yêu thiên văn, đặc biệt là giới trẻ háo hức đón chờ. Chiều tối qua, rất đông người đã tập trung tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội để được ngắm mặt trăng máu. Ngay từ đầu giờ chiều đã có khá nhiều người có mặt...