Sự thật sau đồng vốn đầu tư Trung Quốc
Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã gây ra nhiều tai tiếng ở Kenya.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo từ ngày 9 đến 14-8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm hai nước châu Phi Kenya và Uganda và nước châu Á Ấn Độ.
Báo Trung Quốc tán tụng công ơn với Kenya
Nhân dịp này, Tân Hoa xã đã đăng bài viết với đầu đề “Trung Quốc là đối tác tin cậy cho phát triển cơ sở hạ tầng Kenya”. Báo khoe khoang khoảng 50 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Kenya về nhiều dự án cơ sở hạ tầng.
Báo dẫn lời vài chuyên gia địa phương ca tụng Trung Quốc là đối tác tin cậy của Kenya trong phát triển cơ sở hạ tầng. Ví dụ như chuyên gia Eric Mangunyi ở ĐH Công giáo Đông Phi tại Nairobi đánh giá: “Xây dựng đường sá, cầu cống, đường sắt là trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế Kenya. Đây là dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa Kenya và Trung Quốc”.
Tân Hoa xãmô tả ban đầu Trung Quốc chỉ tập trung vào các dự án đường bộ, sau đó vốn đầu tư Trung Quốc bắt đầu cung cấp cho các lĩnh vực khác như sản xuất điện, mạng lưới thủy lợi, vận tải đường sắt và nhà ở.
Đứng đầu là dự án xây dựng tuyến đường sắt trị giá 3,6 tỉ USD kéo dài từ TP cảng Mombasa đến biên giới Uganda. Dự án do Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đầu tư thực hiện và được xem như dự án lớn nhất từ khi Kenya độc lập vào năm 1963.
Dự án gồm tám tuyến ngầm đi qua vườn quốc gia Tsavo nổi tiếng thế giới và 98 cây cầu. Công ty Đường sắt Kenya cho biết dự án đã hoàn thành 75% và sẽ hoàn thành trước thời hạn một năm. Công ty sẽ bắt đầu nhập 60 đầu máy, 1.620 toa và 40 xe trung chuyển hành khách vào cuối năm nay.
Trung Quốc khoe khoang dự án xây dựng tuyến đường sắt sẽ đưa Kenya trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực, kinh tế Kenya sẽ được hưởng lợi như giảm chi phí vận tải và quan trọng là sử dụng hàng chục ngàn lao động địa phương.
Video đang HOT
Ngày 1-8, công nhân Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc tại công trình đường sắt ở Nakuru đòi tăng tiền công. Ảnh: NATION MEDIA GROUP
Sự thật sau tuyến đường sắt ở Kenya
Trang web kinh tế Quartz ngày 3-8 (giờ địa phương) đã vạch trần sự thật về dự án xây dựng đường sắt ở Kenya.
Ngày 2-8, người dân ở huyện Narok (đa số là người chăn nuôi thuộc bộ tộc Masai) cầm dao, gậy xông vào công trình xây dựng của Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc tấn công công nhân Trung Quốc và hô lên đòi quyền lợi.
Báo chí địa phương cho biết vụ ẩu đả đã làm 14 công nhân Trung Quốc bị thương, phải nhập viện. Phát biểu với đài truyền hình, người dân cho biết họ được nghe hứa hẹn sẽ có việc làm nhưng thật ra không có gì hết.
Một ngày trước vụ ẩu đả ở huyện Narok, công nhân Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc tại công trình đường sắt ở Nakuru đã sử dụng gậy gộc và đá phong tỏa giao thông.
Các công nhân đòi trả tiền công mỗi ngày 500 shilling (5 USD) thay vì chỉ lãnh được phân nửa như hiện nay. 250 shilling chỉ là tiền công bình quân của nhân công không có tay nghề.
Trang web Quartz ghi nhận chuyện kiện thưa về lương và điều kiện lao động trong các công ty Trung Quốc xây dựng đường sá, nhà cửa và cơ sở hạ tầng ở Kenya ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Một trong những điều người dân phản ứng nhất chính là các công ty Trung Quốc đã đưa nhân công Trung Quốc vào Kenya làm việc.
Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã hứa hẹn xây dựng tuyến đường sắt nối liền Nairobi-Mombasa và mạng lưới nối Mombasa với các chi nhánh ở Kampala (Uganda), Juba (Nam Sudan).
Hai năm sau khi bắt đầu thi công, Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc đã bị chỉ trích là sa thải công nhân vô cớ, “ nhập khẩu” nhân công Trung Quốc vào Kenya, lấy cắp nước của cộng đồng dân cư địa phương và bí mật lấy cát trên bãi biển Kenya làm vật liệu xây dựng.
Vung tiền mua chuộc các nước châu Phi
Ngày 4-8, trang web Quartz tiếp tục đăng bài viết với tiêu đề “Trung Quốc xây dựng tòa nhà Quốc hội mới ở Zimbabwe”.
Bài viết dẫn nguồn từ báo chí Zimbabwe đưa tin Trung Quốc đã hứa đầu tư 46 triệu USD xây dựng tòa nhà Quốc hội mới cho Zimbabwe trên khu đất nông nghiệp bên ngoài thủ đô Harare. Hồi tháng 6, dự án đã được trình cho Tổng thống Robert Mugabe.
Trung Quốc đã từng chi 25 triệu USD xây dựng tháp đôi tại thủ đô Kampala của Uganda vào năm 2011. Hiện nay tòa nhà này được dùng làm văn phòng của tổng thống và phó tổng thống.
Ngoài ra, Trung Quốc còn chi cho nhiều dự án khác ở châu Phi như nâng cấp tòa nhà Quốc hội ở Sierra Leone, nâng cấp phức hợp chính phủ và doanh trại không quân ở Zambia, xây dựng dinh tổng thống ở Mozambique, nhà hát quốc gia ở Ghana và nhiều sân vận động trên khắp châu Phi.
Hầu hết dự án cơ sở hạ tầng công cộng do Trung Quốc đầu tư ở châu Phi được đầu tư bằng vốn vay. Ngược lại, đối với các dự án xây dựng tòa nhà chính phủ, thông thường Trung Quốc biếu luôn làm quà. Đây là chuyện hiếm xảy ra trong viện trợ theo truyền thống của Trung Quốc.
Trụ sở mới của Liên minh châu Phi trị giá 200 triệu USD ở Addis Ababa được xây dựng vào năm 2012 là “món quà của Trung Quốc gửi cho châu Phi”. Trung Quốc cũng xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao để làm quà cho Rwanda, một trong các khoản viện trợ hiếm hoi Trung Quốc trao cho Rwanda nhằm tái thiết đất nước này sau thảm họa diệt chủng năm 1994.
Tại Zimbabwe, vì Tổng thống Robert Mugabe đã cầm quyền hơn 28 năm nay nên bị nhiều chỉ trích, do đó Trung Quốc cũng mang tiếng xấu theo. Phe đối lập đã tố cáo người Trung Quốc ăn cướp tài nguyên thiên nhiên của Zimbabwe, đồng thời hô hào trục xuất người Trung Quốc.
Trang web Quartz ghi nhận một trong những chiến lược ngoại giao lâu đời của Trung Quốc là giúp đỡ những nước châu Phi xây dựng các tòa nhà chính phủ. Trong những năm đầu khi Trung Quốc bắt đầu thâm nhập châu Phi, đầu tư xây dựng công sở là phương cách để Bắc Kinh thắt chặt quan hệ ngoại giao với đối tác mới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy xu hướng này đang tái lập nhưng lần này xuất phát từ yêu cầu của chính các nguyên thủ quốc gia châu Phi.
PH.QUỲNH
Theo PLO
Nhiều "ông lớn" điêu đứng vì biến động tỷ giá
Biến động của đồng Yên Nhật (JPY), USD trong thời gian qua khiến không ít doanh nghiệp lớn bị sụt giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ.
Tính từ đầu năm tới nay, đồng JPY đã tăng giá gần 10% và là đồng tiền tăng mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Một số chuyên gia tài chính cho rằng, đồng JPY nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng giá bởi mức 110 Yên/USD hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 99 Yên/USD của 5 năm trước. Điều đó có nghĩa, các doanh nghiệp Việt vay vốn Nhật có thể còn gặp khó khăn về tỷ giá JPY/VND.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã CK: PPC) gây bất ngờ với con số lỗ lên tới 157 tỷ đồng trong quý I.2016 mà nguyên nhân là do biến động tỷ giá JPY/VND trong kỳ.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng có lợi nhuận sau thuế rất khiêm tốn do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới hơn 660 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2015, Công ty ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 641,3 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 22,1 tỷ đồng, làm chi phí tài chính tăng gần 300 tỷ đồng.
Cũng bị sụt giảm lợi nhuận vì biến động của đồng JPY, tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT, cho biết vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khoản dự phòng tỷ giá 1.200 tỷ đồng không được ghi nhận vào giá bán điện. Tỷ giá đã ảnh hưởng lớn tới kết quả doanh nghiệp như trường hợp Phả Lại. Bà Thanh thừa nhận khoản đầu tư vào Nhiệt điện Quảng Ninh là không thực sự hiệu quả.
Biến động tỷ giá liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ cũng "thổi bay" 1.600 tỷ đồng lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Theo Vietnam Airlines, năm 2015, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 45,6 tỷ đồng, bằng 19,6% năm 2014, trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái 2.448,8 tỷ đồng.
Một "ông lớn" như Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), đơn vị phụ trách hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng chỉ có khoản lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 500 tỷ đồng, trong khi năm 2014 là 2.317 tỷ đồng.
Lý giải của công ty về lợi nhuận sụt giảm này cũng là do rủi ro tỷ giá từ các giao dịch mua, bán và vay bằng USD và các ngoại tệ khác.
Năm 2015, Viettel Global ghi nhận lỗ ròng từ tỷ giá hơn 600 tỷ đồng. Đặc biệt, tại thị trường châu Phi, Tổng công ty lỗ gần 2.600 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần con số năm 2014, một trong những nguyên nhân là đồng nội tệ của không ít quốc gia mà Viettel đầu tư giảm giá mạnh so với USD.
Theo_Dân việt
Thành phố nào có mức sống đắt đỏ nhất thế giới? 1. Hong Kong - Thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Nơi đây được coi là nền kinh tế tự do nhất thế giới, với hàng loạt chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho doanh nghiệp như thuế suất thấp, thủ tục hành chính đơn giản... Do dân số tăng nhanh, Hong Kong phải xây dựng cơ sở...