Sự thật nghiệt ngã về nghịch tử “vô tình” sát hại mẹ
Đứng sau vành móng ngựa, Phước khai mình là đứa con ngoan, hiền, có hiếu chứ không phải ke thường say xỉn, đánh đập, chửi mắng mẹ. Phước bảo chỉ vì vô tình trong khi bồng mẹ vào giường đã khiến mẹ tử vong. Do đó, việc tòa án cấp sơ thẩm phạt gã án tử hình là quá nặng.
Thế nhưng, khi chúng tôi trở về địa phương tìm hiểu thì được hàng xóm, thậm chí ngay cả cô “vợ hờ” của Phước cũng vạch trần bộ mặt thật của gã…
Đứa con ác thú
Theo hồ sơ vụ án, Lê Văn Phước (SN 1967, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) từng có vợ và có hai đứa con chung. Tuy nhiên, do gã bê tha rượu chè, mỗi lần say lại chửi mắng, đánh đập nên vợ gã quyết định ly hôn. Sau đó, không lâu, gã tán tỉnh, rủ chị Nguyễn Thị Minh H. về chung sống như vợ chồng và ở chung với mẹ ruột là bà Lý Thị N..
Bà N. bị tai biến mạch máu não dẫn đến bại liệt toàn thân nên không thể đi lại được. Tất cả mọi sinh hoạt cá nhân, bà đều phải có người khác phụ giúp. Phước được chị gái cùng mẹ khác cha “nhờ” nuôi mẹ mỗi tháng 4 triệu đồng. Mặc dù vậy, gã không lo lắng, chăm sóc mẹ mà cứ mỗi lần có hơi men lại gây chuyện, thậm chí đánh đập bà cụ.
Khoảng 18h ngày 3/5/2013, sau khi đi uống rượu về nhà, thấy chị H. đang lau người và thay áo quần cho bà N., Phước vào phụ giúp. Thấy bà N. đi vệ sinh ra áo quần, Phước liền lớn tiếng chửi bới. Gã vừa lầm bầm vừa bảo chị H. cùng mình bế bà N. vào nhà vệ sinh để tắm rửa.
Bị con ruột chửi mắng, bà N. rất tức giận, cắn chặt hai hàm răng, không mở miệng cho Phước giúp đánh răng. Phước tiếp tục chửi và dùng hai tay đánh nhiều cái vào đầu và mặt bà N.. Phước lấy cây đũa, định cạy miệng mẹ ra. Chị H. thấy vậy vội can ngăn: “Mẹ già yếu rồi, anh đừng làm mạnh tay hay lớn tiếng như thế”. Không chút ngần ngại, gã quay sang chửi chị rồi dùng tay đánh. Chị H. sợ “chồng hờ” đánh nên bỏ đi ra khỏi nhà.
Phước làm vệ sinh và thay áo quần xong rồi bế đặt bà N. nằm ngửa lên chiếc phản gỗ là nơi bà vẫn thường nằm. Có vẻ như chưa hả cơn giận, gã còn tát vào mặt và dùng hai tay nắm hai chân của bà N. đẩy mạnh làm đầu bà bị đập vào tường gây rách da, chảy máu. Thấy vậy, Phước lau máu trên đầu cho bà N. rồi bỏ mặc bà, ra võng nằm một mình.
Khoảng 30 phut sau, chị H. về tới nhà thì Phước bảo chị H. vào chăm sóc me. Chị H. đi vào, thấy bà N. chảy máu ở đầu, trán, mặt bị sưng, thâm tím vội vàng hét lên kêu cứu. Mọi người chạy đến thì phát hiện bà N. đã tử vong. Ngay hôm đó, Phước bị công an xã Đại Phước bắt giữ.
Trần tình của “đứa con có hiếu”?
Cuối tháng 8/2014, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Phước về tội giết người. Ngay khi phiên tòa vừa khai mạc, gã lớn tiếng: “Tôi bị oan. Tất cả chỉ là vô tình. Cấp sơ thẩm tuyên mức án tử hình cho tôi là quá nặng”. Trả lời thẩm vấn, gã khai: “Tôi không phải là một thằng thường xuyên rượu chè, nhậu nhẹt như hồ sơ vụ án ghi. Tôi là một đứa con có hiếu. Điều này thể hiện ở chỗ, trước, tôi có công ăn việc làm, nhưng thấy mẹ ốm, muốn đền đáp công ơn dưỡng dục nên ở nhà chăm sóc”.
Phước cho rằng mình “bị oan”, chỉ vô tình khiến mẹ tử vong.
Không chỉ thế, gã còn khai: “Có lẽ, các vị trong HĐXX ngồi ở đây sẽ không cảm nhận hết được một đứa con phải chăm sóc mẹ bại liệt là như thế nào đâu. Hàng ngày, tôi phải túc trực bên giường. Chỉ cần thấy mẹ đi tiểu tiện hay đại tiện là phải thay áo quần, rửa ráy liền. Da thịt người già dễ bị tổn thương, nếu không làm vậy thì sẽ có nhiều điều không hay xảy ra”.
Im lặng một lát, Phước nói tiếp: “Mẹ tôi già rồi, bất kể chuyện gì cũng càm ràm, chửi mắng. Tôi là con, nhiều khi cũng tức giận, nhưng chẳng bao giờ làm gì sai trái. Thậm chí, tôi không dám lớn tiếng, sợ mẹ buồn. Thử hỏi, một đứa con có hiếu, làm sao nỡ lòng làm mẹ mình buồn?”.
Video đang HOT
Phước cho hay, hôm xảy ra vụ án, gã được người bà con mời ăn giỗ. Vì vui, gã uống khá nhiều. Khi về đến nhà, thấy “vợ hờ” đang vệ sinh cho mẹ thì cũng phụ giúp. “Trong lúc tắm rửa, vệ sinh cho mẹ, tôi bị mẹ cắn vào tay. Lúc này, tôi đang say rượu và bị cắn đau nên có tát lại mẹ hai cái. Khi vệ sinh xong, tôi bế mẹ đặt lên giường. Lúc tôi đẩy người mẹ, không may đầu va vào tường nên chảy máu. Tôi không ngờ vì vết thương này mà mẹ qua đời. Như vậy, mức án tử hình đối với tôi là nặng. Trong khi tôi chỉ là người vô tình gây thương tích cho mẹ dẫn đến chết người và lúc đó tôi không được tỉnh táo vì say rượu”, gã nói.
Mặc dù vậy, trong phiên tòa phúc thẩm, HĐXX cho rằng, hành vi của Phước gây ra là đặc biệt nguy hiểm, thể hiện là một đứa con bất hiếu, mất nhân tính, suy đồi đạo đức, không làm tròn đạo hiếu. Hành vi của bị cáo đã gây dư luận xấu và làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an ở địa phương.
Xét thấy hành vi của bị cáo không còn khả năng để giáo dục, cải tạo, do đó, HĐXX phúc thẩm quyết định bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình.
Đi tìm sự thật
Trước những lời “trần tình ai oán” của Phước, ngày 1/9, chúng tôi quyết định về địa phương để tìm hiểu sâu hơn vụ án. Thế nhưng, tất cả những người chúng tôi tiếp xúc đều bác bỏ lời khai của Phước trước tòa. Họ đều có cùng một ý kiến: “Phước bị tử hình là chính xác”.
Người dân tại đây cho biết, bà N. là người phụ nữ hiền lành, nhưng không may mắn trong chuyện hôn nhân. Bà có đến hai đời chồng, Phước là con của người chồng sau. Căn nhà Phước và bà N. đang ở là của chồng bà N. để lại. Khi còn sống, bà N. hay chăm sóc, giúp đỡ mọi người. Nghiệt ngã hơn, Phước cũng chính là đứa con bà yêu thương nhất.
Lúc trước, bà N. sống với người con gái ở TP.HCM. Cách đây chừng hai năm, bà bị tai biến mạch máu não, liệt toàn thân. Lúc này, bà có ý nguyện muốn được trở về quê để lỡ có “ra đi” cũng được gần gũi với ông bà và chồng. Dù thương mẹ nhưng người con gái nhận thấy ước nguyện này là chính đáng nên đồng ý.
Chị về Đồng Nai, hỏi ý kiến và nói với Phước: “Chị biết chăm sóc cho mẹ lúc bệnh tật là vất vả, khó nhọc. Tuy nhiên, bây giờ mẹ cũng không còn sống được bao năm. Thôi thì chị em mình cứ giúp mẹ thỏa ước nguyện của mẹ cũng như là đang báo hiếu”. Từ đó, bà N. được chuyển về quê sống và mỗi tháng, chị gái gửi về cho gã 4 triệu đồng để chăm sóc cho mẹ.
Trước khi mẹ về sống cùng, Phước không hề có công ăn việc làm, sống rất khó khăn. Từ khi mẹ về sống chung, lại có tiền của chị gái gửi về, gã tỏ ra huênh hoang, giàu có. Không chỉ thế, gã thường xuyên nhậu nhẹt bê tha, quậy phá làng xóm. Do đó, ngày 15/2/2012, gã bị công an xã xử phạt 600 nghìn đồng về hành vi gây rối trật tự công cộng. Đến ngày 18/4/2013, gã lại bị công an xã phạt 200 nghìn đồng vẫn vì hành vi cũ.
Tuy nhiên, điều mọi người bất bình là cứ hễ có hơi men, Phước lại về chửi mắng đánh đập mẹ và “vợ hờ”. “Thấy bà N. nằm một chỗ, chúng tôi rất thương nên thường sang thăm. Mỗi lần đến, chúng tôi lại thấy trên người bà xuất hiện thêm nhiều vết thâm, đen vì bị Phước hành hạ, đánh đập. Không ít lần, chúng tôi nhỏ nhẹ, khuyên nhủ nhưng lại bị gã quay lại chửi mắng vì cho rằng đó là chuyện riêng của mình”.
Một người khác lại cho hay: “Khi vụ án xảy ra, công an cũng khám nghiệm và phát hiện trên người bà N. có rất nhiều vết bầm tím. Cán bộ công an hỏi Phước ngay tại nhà thì gã khai là do mẹ già rồi nên thế. Tuy nhiên, chúng tôi thừa biết, đó là do hắn đánh đập mà ra”.
Bà N. thường xuyên bị con trai bạo hành
Chị H. cũng thừa nhận, Phước không công ăn việc làm, suốt ngày chỉ nhậu nhẹt. Mỗi khi có hơi men, gã lại chửi mắng đánh đập chị H. và bà N.. Chị H. cũng cho biết, bà N. là nạn nhân thường xuyên của Phước. Không tuần nào bà N. không bị gã đánh đập, chửi mắng. Chính vì thế, trên người bà có rất nhiều vết bầm tím. Sau khi vụ án xảy ra, chị cũng đã khai nhận toàn bộ những điều này với cơ quan công an.
THIÊN DI
Theo_Đời Sống Pháp Luật
BS ném xác: Máy địa bức xạ tìm xác như thế nào?
"Khi máy địa bức xạ đi vào vùng có từ trường phát ra từ xác chết, thì lập tức từ trường nó tác dụng lên dòng điện chạy qua bộ cảm biến của máy, khi đó máy sẽ báo tín hiệu là có xác chết ở dưới lòng sông".
Xác định được 40 vị trí xác người trên sông Hồng
Những ngày qua, nhiều nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mới dùng máy địa bức xạ từ thứ cấp để tìm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ vứt xác ở thẩm mỹ Cát Tường.
Qua hai ngày tìm kiếm chưa có kết quả, nhiều người dân đã đặt câu hỏi xung quanh thiết bị tìm kiếm này. Chúng tôi đã có trao đổi với Tiến sĩ Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ nước và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), người chế tạo ra máy địa bức xạ.
Tiến sĩ Vũ Văn Bằng, người chế tạo ra máy địa bức xạ
Tiến sĩ Bằng cho biết, xác chết luôn bức xạ ra trường điện từ, trong đó từ trường là rõ rệt nhất. Do vậy, ngay khi công tác ở nước ngoài về ông đã muốn sử dụng ngay chiếc máy bức xạ của mình để tìm kiếm nạn nhân Huyền. Máy địa bức xạ hoạt động dựa vào tương tác điện từ trong Vật lý. Máy địa bức xạ được hiểu nôm na là một thể dẫn điện và có dòng điện chạy qua bộ cảm biến. Khi máy đi vào vùng có từ trường phát ra từ xác chết thì lập tức từ trường nó tác dụng lên vật dẫn điện (bộ cảm biến của máy). Vật thể bị tác dụng sẽ chuyển động phát báo tín hiệu có xác người ở từng vị trí tìm kiếm.
"Đối với việc tìm kiếm chị Huyền, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tìm kiếm nêu trên. Qua hai ngày tìm kiếm chúng tôi đã phát hiện ra hơn 40 vị trí có xác người. Tuy nhiên, việc nhận biết đâu là xác chị Huyền thì máy không thể nhận biết được", Tiến sĩ Bằng nói.
Máy địa bức xạ được sử dụng để tìm kiếm thi thể chị H trên khu vực sông Hồng, gần cầu Thanh Trì, Hà Nội
Theo Tiến sĩ Bằng, cuộc tìm kiếm bằng máy địa bức xạ không giống như nhà ngoại cảm tìm thi thể, họ có thể xác định vị trí nạn nhân ngay ở một vị trí cụ thể nào đó. Còn đối với máy địa bức xạ, khi cho kết quả, vị trí rất rộng và nằm trong bối cảnh dưới nước. Cho nên điều kiện tìm kiếm phức tạp đòi hỏi phải có thời gian chứ không phải ngày một ngày hai mà tìm thấy xác.
Trong quá trình tìm kiếm, máy có thể báo tín hiệu có vị trí xác người ở dưới lòng sông, nhưng không rõ chính xác là người nào, thời kỳ nào. Vì vậy, sau khi gom các vị trí có xác người, đoàn sẽ lập bản đồ ngồi phân tích, tổng hợp số liệu để xem khả năng xác chết chị H nằm ở khoảng nào, nằm ở vị trị nào trong các vị trí đã tìm. Lúc ấy mới cho thợ lặn xuống tìm kiếm và khả năng tìm thấy sẽ cao hơn.
Máy đã từng tìm được nhiều hài cốt liệt sĩ
Chủ nhân máy địa bức xạ cho hay, năm 2003 ý tưởng về chiếc máy được hình thành, sau 2 năm chiếc máy được hoàn thiện. Kể từ đó đến nay, máy này đã tìm kiếm hơn 3.000 bộ hài cốt liệt sĩ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Riêng ở tỉnh Gia Lai, năm 2011, máy đã tìm và phát hiện ra một nghĩa địa có hơn 1.000 ngôi mộ liệt sĩ.
Trên sông nước, máy địa bức xạ đã tìm thành công 3 vụ mất xác. Năm 2010, ở Hà Tĩnh, đoàn đã tìm thấy lái xe và chiếc xe đổ trên sông Lam cách vị trí đổ 50m.
Năm 2011, một chiến sĩ công an ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc bị lũ cuốn trôi. Sau 19 ngày các nhà ngoại cảm vào tìm nhưng không ra. Thế nhưng, khi đoàn đưa máy địa bức xạ vào cuộc chỉ sau 2 ngày đã tìm ra xác.
Bộ cảm biến giống với ăng ten. Theo Tiến sĩ Bằng, khi bộ cảm biến này quay tức là ở vị trí gần đó có xác người dưới lòng sông
Cũng năm 2011, ở Tỉnh Hà Tĩnh, một cán bộ bên Bộ Tài nguyên và Môi trường xuống làm việc với tỉnh. Khi đi tắm ở bãi biển Thiên Cầm bị đuối nước, ông cũng đã vào cuộc và tìm thấy xác nạn nhân.
Nhiều độc giả theo dõi việc tìm kiếm thi thể chị Huyền đặt câu hỏi, giữa môi trường trên đất và dưới nước khác nhau. Vậy khi đưa máy địa bức xạ tìm ở dưới nước, dòng nước chảy xiết, độ sâu lớn, máy hoạt động có hiệu quả không?. Tiến sĩ Bằng nói rằng, cả hai môi trường đó không ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Huyền. Bởi vì bản chất từ trường không vụ thuộc vật liệu hay môi trường xung quanh.
"Đơn cử như từ trường trái đất nó bức xạ ra từ sâu trong lòng nhân của trái đất và nó đã đi qua tất cả tầng đất đá ra ngoài không gian nhưng nó không bị méo, không bị nhiễu, cản gì cả. Đấy là bản chất của từ trường. Cũng do vậy, hài cốt nằm trên cạn, dưới nước máy địa bức xạ vẫn phát hiện ra và không có bị nhiễu, bị ảnh hưởng" Tiến sĩ Bằng dẫn chứng.
Bản đồ vẽ những điểm phát hiện thấy xác ở dưới lòng sông 9 (những điểm màu đỏ)
Nhiều người cũng đặt câu hỏi giữa xác người và động vật có phổ phản xạ như nhau, việc tìm kiếm này sẽ dễ gây nhầm lẫn. Tiến sĩ Bằng lý giải, xương động vật có từ trường nhưng cực yếu, không giống như xác người. Như vậy, máy địa bức xạ sẽ ít khả năng bắt được từ trường từ xương động vật.
Máy địa bức xạ do Tiến sĩ Bằng nghiên cứu chế tạo vào năm 2005. Máy có hộp lưu giữ thông tin (gồm kết quả đo, vận hành, tín hiệu). Đi kèm với máy có bộ cảm biến bắt tín hiệu giống như cần ăng ten.
Bộ cảm biến này có nhiệm vụ bắt tín hiệu (từ trường phát ra từ xác người) chuyển về hộp lưu giữ thông tin. Máy sử dụng pin sạc. Máy có thể bắt được tín hiệu từ trường trong khoảng 200m trở lại.
Cơ sở khoa học để chế tạo ra chiếc máy, Tiến sĩ Bằng cho hay, để chế tạo ra máy này ông đã phải nghiên cứu bản chất của xác chết, hài cốt một thời gian rất lâu. Kết quả cho thấy những xác chết đó là vật chất mà vật chất thì nó luôn luôn bức xạ ra trường điện từ.
"Chỉ có điều là là trường điện từ trong xác chết nó quá yếu ít có máy móc nào đo được. Do vậy tôi phải nghĩ chế tạo ra cái máy địa bức xạ để có thể bắt được tín hiệu từ xác chết. Đã có hàng ngàn mộ liệt sĩ được tìm thành công từ máy móc này", Tiến sĩ Bằng nói.
Theo Khampha
Bị đánh chết khi đến công ty đón vợ Đến công ty đón vợ, anh Trực đã bị một nhóm người đuổi đánh đến chết. Chị Nhài, vợ anh Trực (áo đen) khóc ngất khi biết tin chồng tử vong. Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang điều tra vụ án mạng xảy ra tại công ty sản xuất mỹ phẩm ở KCN Phú Nghĩa đóng trên địa bàn. Vụ giết...